Giải pháp góp phần ổn định, nâng cao đời sống của người dân sau thu hồi đất

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân ở một số dự án tạo quỹ đất tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Giải pháp góp phần ổn định, nâng cao đời sống của người dân sau thu hồi đất

Trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB thực hiện các dự án Tạo quỹ đất, cần bám sát chính sách thu hồi đất, giải quyết việc làm cho lao động sau thu hồi đất phải được xác định rõ trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Đến năm nào, bao nhiêu hộ dân sẽ bị thu hồi và những loại đất nào sẽ bị thu hồi, cuộc sống của người dân có đất bị thu hồi sẽ ra sao, vấn đề việc làm, tái định cư cần được làm rõ trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.

Phải có sự gắn kết giữa các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển khu công nghiệp, với chiến lược đào tạo ngành nghề để chuẩn bị một đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu của việc chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất.

Việc chuẩn bị này phải đi trước một bước, phải được thông báo rộng rãi để người lao động có đất bị thu hồi chuẩn bị nghề nghiệp phù hợp với các doanh nghiệp sẽ tổ chức sản xuất kinh doanh trên mảnh đất mà họ chuyển giao.

Cần xây dựng chiến lược mang tính kịp thời cũng như lâu dài về đào tạo việc làm cho người lao động sau thu hồi gắn với chiến lược của thời kỳ CNH – HĐH, đặc biệt quan tâm đến nhóm hộ bị thu hồi trên 70% diện tích đất. Các cấp chính cơ sở cần nắm rõ thực trạng lao động, việc làm ở những khu vực có đất nông nghiệp bị thu hồi, từ đó đề xuất kế hoạch đào tạo nghề cho lao động tại địa phương mình. Kế hoạch đào tạo của xã, huyện phải được xây dựng chi tiết, trên cơ sở phân loại lao động, độ tuổi, sức khoẻ,…mức độ đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Từ đó Tỉnh, thành phố sẽ có đề án, chương trình phát triển nguồn nhân lực dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để tạo việc làm cho người lao động.

Thực hiện đầy đủ các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để bảo đảm quyền lợi của người dân bị di dời giải tỏa; bố trí tái định cư với diện tích phân lô phù hợp, tạo điều kiện cho hộ dân sớm ổn định cuộc sống và có điều kiện chuyển đổi nghề phù hợp.

Tháo gỡ cơ bản các vướng mắc tại chính quyền cơ sở trong việc xác nhận nguồn gốc sử dụng đất của hộ dân để đẩy nhanh tiến độ lập phương án bồi thường GPMB.

Kiên quyết tổ chức cưỡng chế kịp thời các trường hợp đã nhiều lần vận động thuyết phục nhưng vẫn chây ỳ, cố tình không thực hiện giao trả mặt bằng theo quy định nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Nhà nước cần chú trọng sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất, coi trọng vấn đề chuyển đổi nghề, hoặc hỗ trợ thích đáng để cải tạo đất nơi tái định cư để họ có thu nhập tốt hơn. Cụ thể, cần thận trọng cân nhắc khi thu hồi đất, hỗ trợ có thu nhập từ nghề mới ít nhất theo mức ổn định như cũ, đến khi nào người dân đảm bảo mức thu

nhập ổn định mới ngừng hỗ trợ, không chỉ hỗ trợ một lần như hiện nay, đồng thời tách các chính sách an sinh ra khỏi chính sách giá đền bù đất.

Ngoài ra, cần tăng cường, kiểm tra, giám sát bằng kênh độc lập việc thu hồi giao đất để đảm bảo việc thực thi đúng pháp luật của đội ngũ quản lý đất đai. Một trong những kênh đó chính là người nông dân, bởi họ cần được tham khảo ý kiến trước khi thu hồi đất và giám sát trong quá trình qua các thông tin công khai về giá, thủ tục, quy trình…

3.4.2. Giải pháp ổn định sinh kế

Để ổn định và cải thiện đời sống cho người dân, huyện Bố Trạch cần có những giải pháp thiết thực để phát triển các nguồn lực, ổn định sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư.

3.4.2.1. Định hướng

Để đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp:

- Cần có chính sách chuyển đổi ngành nghề phù hợp với trình độ và điều kiện của người dân, tổ chức những lớp tập huấn, đào tạo nghề cho những người dân bị thu hồi đất.

- Phát triển thương mại dịch vụ (cho thuê nhà, buôn bán nhỏ, mở quán ăn, quán nước, dịch vụ nông nghiệp...)

- Tiếp tục canh tác trên phần diện tích đất nông nghiệp còn lại, tránh gây lãng phí nguồn đất vốn đã khan hiếm. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, chợ, nước sạch...) để giúp cải thiện các nguồn vốn sinh kế của người dân.

- Khuyến khích hộ dân tham gia các cuộc họp bàn, trao đổi ý kiến để bổ sung thêm những thông tin bổ ích.

- Có các chính sách cụ thể để giải quyết việc làm cho những người dân bị thu hồi đất.

3.4.2.2. Giải pháp cụ thể

Một nền sản xuất xã hội có ba yếu tố đầu vào cơ bản là lao động, vốn và đất đai (bao gồm cả nguồn tài nguyên thiên nhiên). Các yếu tố đầu vào này được xác định như các nguồn vốn bảo đảm sự phát triển bền vững cho nền sản xuất xã hội. Tác động của quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi các yếu tố này. Vì vậy, cần có những giải pháp để điều chỉnh sự thay đổi các nguồn vốn theo hướng có lợi, đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân.

Các giải pháp đều phát triển theo hướng từ nguồn vốn tự nhiên sẽ tạo ra nguồn vốn tài chính, nguồn vốn tài chính tạo ra nguồn vốn vật chất và là cơ sở phát triển

nguồn vốn xã hội; đồng thời, phải quan tâm phát triển nguồn vốn con người, từ đó nguồn vốn con người lại tiếp tục tạo ra những nguồn vốn khác.

a) Giải pháp về nguồn vốn tự nhiên

Đối với người dân bị thu hồi đất để thực hiện các dự án Tạo quỹ đất, hầu hết người dân đều chuyển từ hoạt động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Những hộ dân còn diện tích đất canh tác thì sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh. Nên đưa những mô hình kinh tế nông nghiệp phù hợp với địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Các hộ dân bị thu hồi toàn bộ diện tích đất thì phải có các chính sách cụ thể nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân.

Về lâu dài, huyện cần phải rà soát, khai thác triệt để những diện tích đất chưa sử dụng hoặc cải tạo, chuyển đổi những phần diện tích đất sử dụng không đạt hiệu quả kinh tế; từ đó tạo ra một nguồn tư liệu sản xuất mới, tiềm năng, giúp người dân bị thu hồi đất có quỹ đất để canh tác. Ví dụ quỹ đất rừng của các nông, lâm trường có thể giao khoán về cho các hộ gia đình sau thu hồi đất để họ canh tác, tạo thu nhập ổn định cuộc sống.

b) Giải pháp về nguồn vốn con người

Yêu cầu cấp thiết nhất vẫn là về nguồn lực con người. Cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp đô thị.

Cần phải có các chính sách cụ thể để chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể như phân theo: Trình độ văn hóa, độ tuổi, giới tính...Phải khảo sát, thống kê số lượng, căn cứ vào năng lực hiện có mà định hướng được nguồn sinh kế mới. Bên cạnh những lao động có khả năng thích ứng nhanh với bối cảnh thu đô thị hóa, vẫn còn nhiều lao động (trên 40 tuổi) gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là số lao động này có trình độ chuyên môn thấp, thiếu kinh nghiệm, thiếu nguồn lực và lý do tuổi tác. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có những chính sách ưu tiên và đặc thù nhằm đảm bảo được sinh kế của nhóm lao động này sau khi thu hồi phần lớn đất nông nghiệp.

Đối với những hộ sau khi thu hồi đất mà còn diện tích canh tác thì tiếp tục sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh hóa, áp dụng các kỹ thuật canh tác mới để nâng cao hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp. Còn những hộ bị thu hồi toàn bộ thì có cơ chế, chính sách để có định hướng ngành nghề phù hợp, hướng dẫn sử dụng nguồn tiền để đầu tư vào con người sao cho hiệu quả.

Một số các giải pháp cụ thể như:

- Định kỳ tổ chức các buổi tập huấn về áp dụng kỹ thuật canh tác, các giống cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích để người dân có thêm kiến thức.

- Thường xuyên có biện pháp tuyên truyền cho người dân hiểu rõ tầm quan trọng của đầu tư con người. Tổ chức các lớp định hướng, hướng nghiệp cho người dân

cần chuyển đổi việc làm. Các ngành nghề mới khi đưa ra phổ biến cho người dân cần theo sát quy hoạch phát triển của địa phương trong tương lai, giúp người dân nhận thức rõ lợi hại và khả năng phát triển. Bên cạnh đó giới thiệu các điển hình chuyển đổi nghề nghiệp thành công trên địa bàn.

- Cần có những chính sách và cơ chế riêng cho những người lao động lớn tuổi.

Đây là bộ phận khó tiếp cận được với nguồn sinh kế mới, vì vậy, phải có những chính sách hỗ trợ riêng đối với họ; đồng thời, phải có định hướng nghề nghiệp phù hợp.

- Đối với người dân bị thu hồi đất, cần chủ động trong vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp, nhất là đối với lao động trẻ tuổi, cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc có nghề nghiệp trong cuộc đời, cần có thái độ học nghề nghiêm túc, cầu thị để có nghề tốt, ổn định cuộc sống và làm giàu chính đáng.

-Về sử dụng nguồn tiền bồi thường, ưu tiên sử dụng vào mục đích sản xuất, gửi tiết kiệm ngân hàng và học nghề để tìm kiếm việc làm, nhằm đảm bảo ổn định đời sống lâu dài.

c) Giải pháp về nguồn vốn xã hội

Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân như: điện, đường, giáo dục, y tế, thủy nông... Phát triển hệ thống có sở dạy nghề tại chỗ như trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. Tăng cường liên kết công tác đào tạo nghề giữa các trường dạy nghề trung cấp, cao đẳng với cấp xã, thậm chí tới cấp thôn. Có sự liên hệ, phối hợp giữa các cơ sở sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo nghề để tạo đầu ra cho lao động sau khi học nghề.

Bên cạnh đời sống vật chất thì đời sống tinh thần cũng là điều cần thiết không thể thiếu. Huyện cần phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí cho người lao động sau giờ làm việc mệt nhọc để người lao động.

Có biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho người dân. Khuyến khích hợp tác trong sản xuất và thị trường như tăng cường mối liên kết giữa các hộ, các cơ sở kinh doanh, sản xuất nông hộ trong toàn huyện cũng như mối liên kết giữa các huyện, thành phố của tỉnh. Bên cạnh đó, cần để người dân tiếp cận các hình thức bảo hiểm trong nông nghiệp để người nông dân yên tâm trong sản xuất, phát triển kế sinh nhai.

d) Giải pháp về nguồn vốn tài chính

Nguồn vốn tài chính của các hộ gia đình trước khi thu hồi đất vốn không phải cao, sau khi thu hồi đất dù nhận được một khoản tiền lớn từ bồi thường, hỗ trợ GPMB tuy nhiên do không có kiến thức và tầm nhìn về quản lý tài chính nên nguồn vốn nói trên không phát huy được hiệu quả.

Để nâng cao nguồn vốn tài chính cho bộ phận dân cư sau thu hồi đất, cần có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để người dân biết tiết kiệm, sử dụng đồng tiền làm nguồn vốn đầu tư hiệu quả, tránh hoang phí, mua sắm tràn lan dẫn tới kháng kiệt. Định

hướng cho người dân tìm kiếm các công việc phù hợp, nhằm ổn định nguồn thu nhập lâu dài.

Gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong địa phương với hộ nông dân bằng cách doanh nghiệp ưu tiên cho hộ gia đình bị thu hồi đất vào làm việc hoặc cho hộ dân đóng góp cổ phần trong doanh nghiệp. Nhu vậy, hộ nông dân có thể hưởng lợi ích lâu dài từ việc kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó có thể đảm bảo hơn cho cuộc sống của họ.

Có các biện pháp giúp người dân nắm được các kiến thưc về quản lý tài chính. Đa dạng hóa các loại hình hỗ trợ tín dụng cho người dân; mở rộng hoạt động tín dụng cho hộ dân nghèo, về số lượng tiền vay, thủ tục và thời hạn vay. Giúp người dân tiếp cận được các phương pháp tiết kiệm, khoản tín dụng ưu đãi để đầu tư sản xuất kinh doanh.

Cần có những phương pháp sử dụng tiền bồi thường một cách hữu ích như: đầu tư tiết kiệm, mua sắm những thiết bị cần thiết để phục vụ cho việc làm mới, đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài chính “tăng thêm”.

e) Giải pháp về nguồn vốn vật chất

Đa phần người dân khi nhận một số tiền đền bù lớn đều nghĩ tới việc sử dụng cho mục đích sinh hoạt, bởi vì đó là mong mỏi từ lâu của họ. Tuy nhiên việc sử dụng quá hoang phí vào xây sửa nhà, mua xe hay các phương tiện phục vụ đời sống khác làm cho họ tiêu hết tiền một cánh nhanh chóng. Ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế lâu dài.

Cần có biện pháp tuyên truyền, vận động để người dân sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ khi Nhà Nước thu hồi đất, hạn chế việc dùng nguồn vốn này để xây dựng, sửa sang nhà cửa, mua sắm tài sản sinh hoạt đắt tiền. Thay vào đó, khuyến khích người dân mạnh dạn hợp tác, đầu tư phương tiện sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân ở một số dự án tạo quỹ đất tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)