Biến động các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và phát triển của cá ong bầu rhynchopelates oxyrhynchus (temminck schlegel, 1842) giai đoạn nuôi vỗ tại thừa thiên huế (Trang 37 - 43)

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Biến động các yếu tố môi trường

Chất lượng nước đóng vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, sự sống sót, sinh trưởng và phát triển, sinh sản của động vật dưới nước nói chung phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, DO… Đây là những thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Khi các yếu tố môi trường này nằm trong khoảng giới hạn thích hợp thì động vật thủy sản nói chung và cá nói riêng sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

Kiểm soát các yếu tố môi trường là một trong những việc quan trọng không thể thiếu trong quá trình nuôi cá. Điều kiện cần thiết cho một lồng nuôi có thể đạt hiệu quả đó là môi trường nước phải phù hợp với điều kiện của cá nuôi. Sự thay đổi đột ngột của một yếu tố môi trường có thể làm thay đổi các yếu tố khác. Môi trường xấu cá sinh trưởng chậm và nếu vượt quá sức chịu đựng thì sẽ gây sốc, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả và ảnh hưởng tới quá trình nuôi vỗ của cá. Các lồng nuôi trong 3 công thức được chuẩn bị giống nhau về các yếu tố như thể tích, độ sâu, nguồn nước… cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, chế độ chăm sóc quản lí như nhau đối với tất cả các lồng nuôi. Lịch trình theo dõi, kiểm soát môi trường phụ thuộc vào từng yếu tố nhất định. Các yếu tố quan trọng và có mức độ biến động lớn như nhiệt độ, DO, pH được đo 2 lần ngày trong suốt quá trình nuôi. Kết quả theo dõi môi trường được tổng hợp theo từng yếu tố và có những biến động khác nhau, qua bảng ta thấy điều kiện môi trường nuôi vỗ cá Ong bầu tương đương với thông số môi trường một số đối tượng nuôi vỗ cá biển khác.

Bảng 3.1. Biến động một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

STT Yếu tố theo dõi Giá trị

Min max 𝐱 ̅± δ

1 Nhiệt độ (oC) Sáng 17 29 23,40 ± 3,0

Chiều 18 31 24,82 ± 3,24

2 DO (mg/l) Sáng 4 5,5 4,62 ± 0,55

Chiều 4,5 7 5,98± 0,67

3 pH Sáng 7,5 8,5 7,90 ± 0,26

Chiều 7,4 8,6 8,04 ± 0,26

4 NH3 (mg/l) 0 1 0,45 ± 0,18

5 Độ kiềm (mg/l) 80 105 87,95 ± 6,78

6 Độ mặn (‰) 5 30 18,78 ± 6,97

Ghi chú: 𝑥̅ , δ, min, max lần lượt là giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất.

3.1.1.Nhiệt độ

Cá Ong bầu là động vật biến nhiệt, nhiệt độ của cơ thể thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật nói chung và cá Ong bầu nói riêng.

Hoạt động tiêu hóa của động vật biến nhiệt thay đổi rất lớn khi nhiệt độ thay đổi.

Khi nhiệt độ nước tăng trong ngưỡng thích hợp thì cá có khuynh hướng tăng quá trình tiêu hóa và quá trình trao đổi chất, dẫn đến tăng lượng thức ăn sử dụng.

Nhiệt độ môi trường nước phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như nhiệt độ không khí, quá trình nội sinh nhiệt của từng thủy vực thông qua một loạt các phản ứng sinh lý, sinh hóa của thủy vật đó. Ngoài nguồn cung cấp nhiệt chính từ năng lượng bức xạ mặt trời, quá trình phân hủy và chuyển hóa vật chất, chu trình sinh trưởng và phát triển của động vật, thực vật phù du cũng góp một phần nhiệt đáng kể vào nhiệt độ trong các thủy vực [19].

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 02/2016 – 05/2016. Kéo dài 120 ngày.

Trong thời gian này, thời tiết có một số biến đổi bất thường nên ảnh hưởng đến nhiệt độ của các công thức thí nghiệm. Nhiệt độ nước đo 2 lần/ngày. Buổi sáng đo lúc 7h00 và buổi chiều đo lúc 14h00.

Qua bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ trung bình nước dao động từ 23,40oC-24,82oC, như vậy mức nhiệt này vẫn nằm trong ngưỡng phát triển bình thường của cá. Nhiệt độ nước trung bình buổi sáng thấp hơn buổi chiều tại thời điểm đo buổi sáng (7-8 giờ) và buổi chiều (14 - 15 giờ). Dao động nhiệt độ trong ngày không quá lớn, không vượt quá 5oC và không gây ra tình trạng sốc nhiệt gây chết đối với cá nuôi vỗ. Sự biến động của nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm được biểu diễn ở hình 3.1

Hình 3.1. Biến động của nhiệt độ nước trong quá trình thí nghiệm

0 5 10 15 20 25 30 35

15 30 45 60 75 90 105 120

Nhiệt độ (oC)

sáng (oC) chiều (oC)

Từ hình 3.1 cho thấy, nhiệt độ nước trong quá trình thí nghiệm có sự biến động khá lớn giảm và tăng theo thời gian nuôi. Trong 30 ngày đầu nhiệt độ nước dao động (20oC – 25oC), tuy nhiên trong 15 ngày tiếp theo nhiệt độ nước giảm dần (từ 19,1oC).

Trong khoảng thời gian còn lại nhiệt độ nước tăng dần lên, cao nhất đạt 29,2 oC.

Mặc dù nhiệt độ có sự biến động khá lớn nhưng do các lần lặp lại của các công thức thí nghiệm được tiến hành trong cùng một thời gian nên cùng chịu sự tác động như nhau bởi các yếu tố môi trường (cụ thể là nhiệt độ).

Nhìn chung, nhiệt độ trong suốt quá trình thí nghiệm tương đối ổn định và không có sự khác nhau giữa các lô thí nghiệm.

3.1.2.pH

pH là yếu tố môi trường quan trọng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá, pH được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng môi trường nước do sự biến động của pH. Sự thay đổi của pH kéo theo những chỉ tiêu khác cũng thay đổi.

Sự thay đổi bất thường của pH cũng có thể gây những tác hại cho sự sinh trưởng và phát triển của cá [21]. pH được theo dõi 2 lần hằng ngày từ đầu thí nghiệm cho đến lúc kết thúc thí nghiệm.

Hình 3.2. Biến động của pH trong quá trình thí nghiệm

Kết quả tổng hợp số liệu thu được trong quá trình thí nghiệm được thể hiện ở hình 3.2 cho thấy, trong khu vực lồng nuôi pH có sự biến động không lớn, chỉ số giao động pH trong khoảng 7,5 – 8,6 trung bình đạt 7,9 vào buổi sáng và 8,04 vào buổi chiểu, sự chênh lệch pH tại hai thời điểm trong ngày là không đáng kể .

Trong suốt quá trình thí nghiệm, chỉ số pH có xu hướng tăng dần theo thời gian nuôi và sự chênh lệch pH buổi sáng buổi chiều ngày càng lớn. Điều này hoàn toàn phù

7,3 7,4 7,5 7,6 7,7 7,8 7,9 8 8,1 8,2 8,3 8,4

15 30 45 60 75 90 105 120

pH

sáng chiều

hợp so với lý thuyết, trong suốt quá trình nuôi lượng phân thải và mùn bả hữu cơ ngày càng tăng lên, tạo điều kiện cho rong tảo phát triển, quá trình hô hấp và quang hợp của chúng là nguyên nhân chính làm tăng pH và sự chênh lệch pH giữa sáng và chiều.

3.1.3.Oxy hòa tan (DO)

Tất cả các quá trình sống của sinh vật (trừ sinh vật kị khí) được đảm bảo bởi sự trao đổi năng lượng, mà đối với sinh vật, oxy là chất chất duy nhất không thể thiếu trong quá trình này. Oxy trong nước là yếu tố giới hạn, hàm lượng oxy thường xuyên không ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố[19]. Khi hàm lượng oxy giảm thấp sẽ làm cho cá hoạt động yếu, lượng thức ăn sử dụng giảm, thậm chí làm cho chúng ngạt thở, nổi đầu và chết. Một lồng nuôi ở hệ thống nuôi vỗ thì việc duy trì hàm lượng oxy thích hợp là rất cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển tốt của cá. Oxy được đo 2 lần/ngày nhằm theo dõi, đánh giá khả năng hô hấp, tình trạng sức khỏe và việc sử dụng thức ăn của cá.

Hình 3.3. Biến động oxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm

Trong thời gian thí nghiệm, hàm lượng DO luôn nằm trong ngưỡng thích hợp, thấp nhất là 4 mg/l và cao nhất 7 mg/l DO, trung bình đạt vào buổi sáng 4,62 mg/l và vào buổi chiều 5,98 mg/l. Vị trí đặt lồng gần khu vật cửa biển nên phụ thuộc vào chế độ thủy triều, gió nên hàm lượng oxy luôn ở mức đảm bảo cho cá phát triển. Cá sống ở khu vật cửa biển nên hàm lượng oxy hòa tan cao không ảnh hưởng đến sự sai khác của thí nghiệm.

0 1 2 3 4 5 6 7

15 30 45 60 75 90 105 120

DO (mg/l)

sáng (mg/l) chiều (mg/l)

3.1.4.NH3

NH3 là sản phầm hữu cơ của quá trình trao đổi chất của vi sinh vật và sự phân hủy các vật chất hữu cơ như sản phẩm thải của vật nuôi, thức ăn dư thừa, theo Downing và Markins (1975) (trích dẫn bởi boyd) [30], thì dạng amon không ion hóa NH3 là chất độc đối với thủy sinh vật, còn dạng amon ion hóa NH4 không độc là một nhân tố có lợi cho tảo. Khả năng chịu đựng của thủy sinh vật đối với NH3 thay đổi tùy loài, theo điều kiện sinh lý và những nhân tố của môi trường. Nồng độ gây chết của NH3 đối với thủy sinh vật dao động trong khoảng 0,5 – 1 (mg/l). Trong môi trường nước, nồng độ NH3 ít khi vượt quá 2 - 3 (mg/l), nồng độ NH3 thích hợp cho các ao nuôi cá dao động không quá 1 mg/l[19].

Ammonia (NH3) trong các thủy vực được cung cấp từ quá trình phân hủy các protein, xác bã động thực vật phù du, sản phẩm bài tiết của động vật hay từ phân bón vô cơ, hữu cơ. Trong nước, ammonia tồn tại dưới hai dạng ammonia tự do (NH3) và ion (NH4+) trong trạng thái cân bằng phụ thuộc vào pH và nhiệt độ.

Khi pH tăng, NH3 tự do tăng so với NH4+. Nhiệt độ nước tăng cũng làm tăng tỉ lệ NH3 nhưng ảnh hưởng của nhiệt độ ít hơn của pH. Và trong hầu hết các thủy vực nhiệt độ dao động không quá lớn, nên trong nuôi trồng thủy sản việc đánh giá mức độ độc của khí amoni có liên quan trực tiếp đến pH của nước.

NH3 là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng đối với thủy sinh vật. NH3 là khí độc đối với thủy sinh vật còn ion NH4+ không độc và nồng độ NH3 gây độc đối với cá là 0,6-2,0 ppm (Downing và Markins, 1975; trích dẫn bởi Boyd, 1990)[28].

Hình 3.4. Biến động của NH3 trong quá trình thí nghiệm

0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6

15 30 45 60 75 90 105 120

NH3 (MG/L)

Ngày nuôi

NH3

Từ hình 3.4 cho thấy NH3 trong quá trình thí nghiệm có sự biến động không đáng kể luôn nằm trong ngưỡng thích hợp, thấp nhất 0 mg/l và cao nhất 1 mg/l.

NH3 trung bình đạt 0,45 mg/l nằm trong ngưỡng thích hợp của cá.

3.1.5.Độ kiềm

Độ kiềm tổng của nước biến động trong khoảng rất rộng, được quyết định bởi cấu trúc địa chất liên quan đến nguồn nước sử dụng.

Độ kiềm trong nước ít có tác động trực tiếp đến đời sống của các loài thủy động vật mà tác động lên các yếu tố có liên quan và ảnh hưởng đến trạng thái của ao hồ, ví dụ: sự phát triển của thủy thực vật (tảo). Yếu tố tác động gián tiếp chính có thể kể ra là: ảnh hưởng tới pH, ảnh hưởng tới sinh trưởng của thủy thực vật và đặc tính của kim loại nặng trong nước.

Hình 3.5. Biến động của độ kiềm trong quá trình thí nghiệm

Từ hình 3.5 cho thấy độ kiềm trong quá trình thí nghiệm có sự biến động không đáng kể luôn nằm trong ngưỡng thích hợp thấp nhất 80 mg/l và cao nhất 105 mg/l. Độ kiềm trung bình đạt 87,9 mg/l, nằm trong ngưỡng thích hợp của cá.

3.1.6.Độ mặn

R.A.Cox đã định nghĩa độ mặn là tổng lượng (tính theo gam) các chất hòa tan chứa trong 1kg nước biển, độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa áp suất thẩm thấu của thủy sinh vật. Các thay đổi độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của thủy sinh vật đều gây ra phản ứng sốc của cơ thể làm giảm khả năng đề kháng của đối tượng nuôi [19].

75 80 85 90 95 100

15 30 45 60 75 90 105 120

Độ kiềm (mg/l)

Ngày nuôi

Độ kiềm

Độ mặn là một trong những nhân tố môi trường quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của cá, các yếu tố môi trường nước ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cá. Cá hẹp muối có khả năng chịu đựng độ muối hẹp trong môi trường nước biển hoặc nước ngọt. Cá rộng muối chịu đựng tốt hơn với môi trường sống có sự chênh lệch độ muối cao.

Hình 3.6. Biến động của độ mặn trong quá trình thí nghiệm

Từ hình 3.6 cho thấy độ mặn trong quá trình thí nghiệm dao động khá lớn. nằm trong ngưỡng thấp nhất 5‰ và cao nhất 30‰. Độ mặn trung bình đạt 18,78‰ nằm trong giới hạn cho phép của cá.

Váo thời điểm tháng đầu tiên thí nghiệm, thời gian này mưa ở Huế khá nhiều, kết hợp nước ngọt từ đập Thảo Long xả nước nên độ mặn tại khu vực nuôi khá thấp, giai đoạn từ 30 ngày trở đi bước vào mùa nắng nên độ mặn tăng lên đáng kể, kết hợp với thời điểm khô hạn nên đập Thảo Long hạn chế xả nước độ mặn tăng lên, giao động 20 - 25‰. Biến động độ mặn phù hợp với ngưỡng phát triển của cá.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và phát triển của cá ong bầu rhynchopelates oxyrhynchus (temminck schlegel, 1842) giai đoạn nuôi vỗ tại thừa thiên huế (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)