CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. So sánh đặc điểm sinh sản của cá Ong bầu nuôi vỗ với các lọai thức ăn khác nhau.55 1. Cấu trúc tuổi thành thục của cá Ong bầu
3.4.1. Cấu trúc tuổi thành thục của cá Ong bầu
Xác định nhóm tuổi bước vào giai đoạn sinh sản là một chỉ tiêu quan trọng trong nuôi vỗ nhằm xác định lứa tuổi thành thục của cá đẻ cho chất lượng thành thục đạt tốt nhất. Kết quả nghiên cứu về cấu trúc tuổi cá thành thục trình bày trong bảng sau:
91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101
tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4
%
Tỉ lệ sống
ct1 ct2 ct3
Bảng 3.7. Cấu trúc tuổi cá thành thục khi bước vào giai đoạn IV
Tuổi CT1 CT2 CT3
n Tỉ lệ
thành thục (%)
n Tỉ lệ
thành thục (%)
N Tỉ lệ
thành thục (%)
2+ 0 0 1 5 1 5
3+ 1 5 2 10 3 15
4+ 2 10 3 15 4 20
Tỉ lệ thành thục
(%)
3 15 6 30 8 40
Chú thích: n là số mẫu tìm được ở giai đoạn 4. Tổng số mẫu mỗi công thức là 20 Dựa vào bảng 3.7 ta có thể nhận thấy cá được đưa vào nuôi vỗ đều có 2 tuổi trở lên so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hiền (2012) trên cá Ong hương, cá 1 tuổi không nhận thấy đạt được giai đoạn IV[8] cá ở 3CT phát hiện thành thục đều nằm ở nhóm tuổi từ 2+ đến 4+ , không phát hiện cá ở nhóm tuổi 5+ . Ở CT1 không ghi nhận thấy cá thành thục ở nhóm tuổi 2+ , ở nhóm tuổi 3+ số cá thành thục đạt 5% , trong khi đó cá ở giai đoạn 4+ ở CT1 có tỉ lệ cao nhất với hơn 10%, tỉ lệ cá thành thục ở CT1 đạt 15%. Ở CT2 tỉ lệ cá thành thục ghi nhận ở cả 3 nhóm tuổi, ở nhóm tuổi 2+ tỉ lệ cá thành thục đạt 5%, ở tuổi 3+ đạt 10%, và 4+ đạt 15%, tỉ lệ thành thục ở CT2 đạt 30%, cao hơn so với CT1. Ở CT3 tỉ lệ cá thành thục ghi nhận ở cả 3 nhóm tuổi, nhóm tuổi 2+ đạt 5%, 3+ 15% và 4+ 20%, và tỉ lệ cá thành thục ở CT3 đạt cao nhất 40%. Có thể thấy qua 3 CT cá ở CT3 cho tỉ lệ thành thục cao nhất so với 2 CT còn lại, ngoài ra tỉ lệ cá thành thục ở các nhóm tuổi từ 2+ đến 4+ đa dạng hơn so với 2CT còn lại. Điều này có thể hiểu việc sử dụng thức ăn công nghiệp đã ảnh hưởng đến độ tuổi thành thục làm tăng tỉ lệ cá thành thục ở độ tuổi sớm hơn so với việc chỉ sử dụng thức ăn cá tạp
Hình 3.12. Cấu trúc tuổi của cá khi bước vào giai đoạn IV 3.4.2. Khối lượng thành thục sinh dục và tỉ lệ đực cái
Theo Dương Thị Nga (2009), tuổi và khối lượng thành thục của cá tùy thuộc vào đặc tính sinh trưởng của từng loài khác nhau (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thanh Thủy)[4]. Khối lượng thành thục của cá Ong bầu thành thục bước vào giai đoạn IV được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Khối lượng thành thục sinh dục (g) và tỉ lệ đực cái
CT1 CT2 CT3
Đực Cái Đực Cái Đực Cái
n 1 2 2 4 3 5
Tỉ lệ thành thục (%)
5 10 10 20 15 25
𝑥̅ ± δ 57 ± 0 66 ± 2,82 59,5 ± 4,94 72,2 ± 7,93 58,6 ± 2,08 68,2 ± 5,76
Chú thích: n là số mẫu tìm được ở giai đoạn 4, Tổng số mẫu mỗi công thức là 20 𝑥̅ : giá trị trung bình, δ là độ lệch chuẩn.
Ở bảng 3.8, ta thấy khối lượng cá thành thục ở cả 3 CT khối lượng cá cái thành thục luôn lớn hơn cá đực, cá thành thục ở CT2 đạt cao nhất là 59,5 (g), tiếp theo là CT3 đạt 58,6 (g), và thấp nhất ở CT3 là 57 (g), trong khi đó khối lượng cá cái thành thục đạt cao nhất ở CT2 là 72,2 (g), CT3 đạt 68,2 (g), và ở CT3 là 66 (g). Khối lượng
0
1 1
1
2
3
2
3
4
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5
CT1 CT2 CT3
Cấu trúc tuổi
2+
3+
4+
cá cái cho kết quả cao hơn so với cá đực điều này tương đồng với một số kết quả nghiên cứu về họ cá Ong như Ong căng, Ong bốn sọc, cá Nâu, cá rô biển...[18,8,4,12,15]. Qua kết quả về khối lượng thành thục giữa các CT có thể thấy khối lượng thành thục cao nhất ở CT2, tuy nhiên tỉ lệ thành thục lại chỉ đạt 30%, trong khi đó cá ở CT3 có khối lượng thành thục cao thứ 2 nhưng tỉ lệ thành thục lại đạt hiệu quả cao nhất đạt 40%, điều này có thể giải thích việc cá sử dụng thức ăn công nghiệp đã có tác động đến khả năng thành thục của cá hay khẩu phần ăn với đầy đủ các chất dinh dưỡng, thức ăn bổ sung đã có tác động đến khả năng thành thục của cá ở nghiệm thức này, qua đó làm giảm khối lượng thành thục, giảm thời gian nuôi, giảm chi phí nuôi, đẩy nhanh hiệu quả thành thục.
Tỷ lệ đực, cái là một trong những đặc tính sinh học của đàn cá đẻ. Theo lý thuyết tỷ lệ đực : cái thường là 1 : 1. Nhưng trên thực tế tỷ lệ đực : cái của bầy đàn cá trong tự nhiên luôn có sự thay đổi và thay đổi một cách có quy luật dẫn đến sự chênh lệch giữa cá thể đực và cái trong quần đàn[4]. Kết quả phân tích tỉ lệ cá thành thục ở giai đoạn IV trong quá trình kiểm tra ở các CT ghi nhận kết quả lần lượt CT1 đạt tỉ lệ 0,5 : 1, CT2 đạt 0,5: 1, CT3 đạt 0,6 : 1. Qua kết quả có thể thấy tỉ lệ đực cái ở CT1 và CT2 có sự biến động, hệ số biến động thấp nhất ở CT3, việc tỉ lệ đực cái có hệ số biến động quá lớn cũng có ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản khi tỉ lệ đực cái quá chênh lệch, dẫn đến số lượng cá bố mẹ không đồng đều. Qua 3CT có thể thấy việc sử dụng thức ăn công nghiệp làm giảm hệ số biến động tỉ lệ đực cái, qua đó đảm bảo chất lượng cá tham gia sinh sản. Kết quả nghiên cứu về tỉ lệ đực cái tương đồng với kết quả về tỉ lệ đực cái của cá Ong Căng, Ong bốn sọc, cá Nâu, cá rô biển [18,8,4,12]
3.4.3. Đặc điểm tổ chức tế bào học và hình thái bên ngoài cá Ong bầu thành thục.
Thời điểm phát dục của cá được đưa ra khi cá tiến vào giai đoạn IV bằng kiểm tra bằng hình dáng bên ngoài và kiểm tra tế bào học. Theo sơ đồ xác định độ chín của tuyến sinh dục của Kixelevits thì một số đặc điểm của giai đoạn IV được mô tả như sau:
Các tuyến sinh dục hầu như đạt đến mức phát triển cao nhất. Buồng trứng rất lớn và chiếm khoảng 2/3 xoang bụng. Hạt trứng lớn, vàng nhạt và khi ấn có trứng chảy ra. Khi cắt buồng trứng và nạo bằng kéo, trứng rời ra từng cái một. Tinh sào màu trắng, chứa đầy sẹ, rất dễ chẩy ra khi ấn tay vào bụng cá. Nếu cắt ngang tinh sào, các mép của nó tròn lại ngay, ở chỗ cắt có dịch nhờn chảy ra. [9].
Qua quan sát có thể đưa ra một số nhận định cảm quan về hình dáng cá Ong bầu khi thành thục như sau:
Cá cái khi thành thục: Cơ thể dày, bụng căng tròn, sáng bóng, thành bụng mỏng và mềm, lỗ sinh dục đỏ tấy, kiểm tra vuốt trứng có thể thấy trứng chảy ra ngoài, kiểm
tra bên trong nhận thấy buồng trứng khá to, thấy rõ, có màu vàng nhạt và dễ nhận thấy khi mở nắp bụng.
Cá đực khi thành thục: Cơ thể thuôn dài, bụng lép, khi ấn vào bụng có sẹ chảy ra. Khi tiến hành mổ quan sát bên trong nhận thấy tinh sào màu trắng sữa. Cắt ngang qua tinh sào thấy dịch chảy ra
Nghiên cứu về tổ chức tế bào học của cá Ong bầu:
Cá cái: Noãn bào xuất hiện các tế bào ở thời kỳ chín, chiếm kích thước tối đa và nhân lệch về phía cực động vật.
Cá đực: Đối với tinh sào, quan sát dưới kính hiển vi quang học, có thể thấy các tinh trùng đã thành thục có kích thước nhỏ.
Hình 3.13 . Lát cắt mẫu tế bào sinh dục cái ở giai đoạn IV (ở thị kính 10x)
Hình 3.14. Lát cắt mẫu tế bào sinh dục đực ở giai đoạn IV (ở thị kính 10x)
Thời điểm phát dục của cá được đưa ra khi cá đạt giai đoạn IV. Theo kết quả phân tích mẫu tại thời điểm kiểm tra có thể thấy cá tỉ lệ cá phát dục ở các CT ghi nhận các kết quả sau CT1 đạt 15%, CT2 đạt 30%, CT3 đạt 40%. Tại thời điểm kiểm tra là tháng 5 ghi nhận kết quả cao nhất ở CT3 là 40% và thấp nhất ở CT1 đạt 15%