CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của cá Ong bầu ở các nghiệm thức
3.2.4. Tốc độ tăng trưởng chiều dài cá theo ngày (cm/con/ngày)
Chiều dài trung bình của cá khi bắt đầu thả nuôi ở các công thức thí nghiệm là như nhau. Tuy nhiên qua thời gian nuôi, chiều dài của cá đã có sự thay đổi, chính sự thay đổi này cho thấy các loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng chiều dài cá Ong bầu.
Sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng của cá thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.5 dưới đây.
+ Tốc độ tăng trưởng chiều dài cá đực
Kết quả trình bày ở bảng 3.5 và hình 3.10 cho thấy, tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá đực trong thí nghiệm giảm dần theo thời gian. Ở 30 ngày của thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng chiều dài cá ở CT1 (100% thức ăn cá tạp) cao nhất đạt 0,024 cm/con/ngày, tiếp theo là CT2 (khẩu phần chứa 50% thức ăn cá tạp + 50% thức ăn công nghiệp) và cá ở CT3 (khẩu phần chứa 100% thức ăn công nghiệp) cùng đạt 0,023 cm/con/. Kết quả phân tích phương sai cho thấy không có sự sai khác về tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá giữa CT1, CT2, CT3 (p>0,05). Điều này có thể hiểu tác động của thức ăn đến tốc độ sinh trưởng của cá. Trong 120 ngày thì giai đoạn 30 ngày đầu cá tăng trưởng nhanh nhất có thể hiểu cá đánh bắt từ tự nhiên nên khi được cung cấp đầy đủ thức ăn cá đã tiếp nhận và có hiệu quả về tăng trưởng tốt.
Ở lần kiểm tra tiếp theo ngày thứ 60, cá ở CT2 có tốc độ tăng trưởng chiều dài cao nhất 0,019 cm/con/ngày, kế đến là CT2 và CT3 đều đạt 0,018 cm/con/ngày. Kết quả phân tích phương sai cho thấy không có sự sai khác về mặt thống kê giữa tốc độ tăng trưởng chiều dài cá ở CT1, CT2, CT3 (p>0,05). Có thể nhận thấy cá đã quen với việc sử dụng thức ăn nên tốc độ tăng trưởng ở CT2 cho tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Tốc độ tăng trưởng ở giai đoạn 90 ngày ghi nhận lần lượt ở CT1, CT2, CT3 như sau 0,010; 0,016; 0,015 cm/con/ngày. So sánh về ý nghĩa thống kê cho thấy có sự sai khác giữa CT1 với CT2, CT3 (p<0,05). Ở giai đọan này có thể nhận thấy cá sử dụng 50% thức ăn công nghiệp + 50% thức ăn cá tạp cho tốc độ tăng trưởng cao nhất, có thể thấy tốc độ tăng trưởng giai đoạn này khá chậm nên khả năng cá đang chuyển hóa năng lượng tập trung vào tinh sào.
Cho đến kết thúc thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng chiều dài cá ở CT1, CT2 và CT3 đạt 0,009: 0,012: 0,011 cm/con/ngày. Kết quả phân tích phương sai cho thấy có sự sai khác về mặt thống kê giữa tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá ở CT1 và CT2, CT3 (p<0,05). Có thể nhận định cá lúc này đã tập trung hoàn toàn năng lượng cho việc phát triển tinh sào kết hợp với giảm lượng thức ăn nên cá tăng trưởng khá chậm.
+ Tốc độ tăng trưởng chiều dài cá cái.
Ở 30 ngày của thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng chiều dài ở cá cái ở CT1 (100%
thức ăn cá tạp) cao nhất đạt 0,040 cm/con/ngày, tiếp theo là CT2 (khẩu phần chứa 50%
thức ăn cá tạp + 50% thức ăn công nghiệp) đạt 0,039 cm/con/ngày, cá ở CT3 (khẩu phần chứa 100% thức ăn công nghiệp) có tốc độ tăng trưởng chiều dài thấp nhất đạt 0,038 cm/con ngày. Kết quả phân tích phương sai cho thấy không có sự sai khác về tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá giữa CT1, CT2, CT3 (p>0,05). Điều này có thể hiểu tác động của các loại thức ăn đến tốc độ sinh trưởng của cá. Trong 30 ngày đầu cá tăng trưởng nhanh nhất có thể hiểu cá đánh bắt từ tự nhiên nên khi được cung cấp đầy đủ thức ăn cá thích nghi với loại thức ăn mới và cho tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 120 ngày nuôi.
Ở lần kiểm tra tiếp theo ngày thứ 60 có sự thay đổi tốc độ tăng trưởng cá ở CT1 có tốc độ tăng trưởng chiều dài cao nhất 0,028 cm/con/ngày, kế đến là CT2 và CT3 lần lượt đạt 0,027 cm/con/ngày. Kết quả phân tích phương sai cho thấy không có sự sai khác về mặt thống kê giữa tốc độ tăng trưởng chiều dài cá ở CT1, CT2, CT3 (p>0,05).
Có thể nhận thấy cá đã quen với việc sử dụng thức ăn nên tốc độ tăng trưởng giai đoạn này chậm lại tuy nhiên không có sự sai khác về mặt thống kê (p>0,05).
Tốc độ tăng trưởng ở giai đoạn 90 ngày ghi nhận lần lượt ở CT1, CT2, CT3 như sau 0,016; 0,023; 0,023 cm/con/ngày. So sánh về ý nghĩa thống kê cho thấy sự sai khác giữa CT1 và CT2, CT3 (p<0,05). Ở giai đọan này có thể nhận thấy cá sử dụng 50% thức ăn công nghiệp + 50% thức ăn cá tạp cho tốc độ tăng trưởng cao nhất, có thể thấy cá đã dần tiếp thu và chuyển hóa thức ăn tốt, tuy nhiên về mặt thống kê lại không có cho thấy sự sai khác giữa CT2 và CT3 (p>0,05), có thể thấy tốc độ tăng trưởng giai đoạn này khá chậm nên khả năng cá đang chuyển hóa năng lượng tập trung vào buồng trứng.
Bảng 3.5: Tốc độ tăng trưởng chiều dài theo ngày (cm/con/ ngày)
Ngày nuôi
Cá đực Cá cái
CT1 𝑥̅ ± δ
CT2 𝑥̅ ± δ
CT3 𝑥̅ ± δ
CT1 𝑥̅ ± δ
CT2 𝑥̅ ± δ
CT3 𝑥̅ ± δ
30 0,024 ± 0,0013a 0,023 ± 0,0025a 0,023 ± 0,0013a 0,040 ± 0,0016a 0,039 ± 0,0005a 0,038 ± 0,0005a 60 0,018 ± 0,0012a 0,019 ± 0,0026a 0,018 ± 0,0012a 0,027 ± 0,0020a 0,028 ± 0,0006a 0,027 ± 0,0013a 90 0,010 ± 0,0011a 0,016 ± 0,0010b 0,015 ± 0,0005b 0,016 ± 0,0016a 0,023 ± 0,0010b 0,023 ± 0,0019b 120 0,009 ± 0,0010a 0,012 ± 0,0008b 0,011 ± 0,005b 0,008 ± 0,0016a 0,015 ± 0,0009b 0,015 ± 0,0006b
Ghi chú: các giá trị trên bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn các giá trị trên cùng hàng có các kí tự a,b,c khác nhau sai khác (p<0,05).
Cho đến kết thúc thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng chiều dài cá ở CT1, CT2 và CT3 là 0,008: 0,015: 0,015 cm/con/ngày. Kết quả phân tích phương sai cho thấy có sự sai khác về mặt thống kê giữa tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá ở CT1 và CT2, CT3 (p<0,05). Có thể nhận định cá lúc này đã tập trung hoàn toàn năng lượng cho việc phát triển tinh sào kết hợp với giảm lượng thức ăn nên cá tăng trưởng chậm.
Hình 3.10. Tốc độ tăng trưởng chiều dài theo ngày