CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của cá Ong bầu ở các nghiệm thức
3.2.3. Tăng trưởng về chiều dài
Bên cạnh tăng trưởng về khối lượng, chỉ tiêu tăng trưởng chiều dài cũng được dùng để đánh giá sinh trưởng của cá thí nghiệm. Cá tăng trưởng tuân theo tương quan tỷ lệ thuận giữa chiều dài và khối lượng thân, tại nhiều thời điểm khác nhau thì tỷ lệ này có sự thay đổi.
Kết quả tăng trường về chiều dài của cá Ong bầu qua các giai đoạn được trình bày ở bảng 3.4 và hình 3.9
Bảng 3.4. Chiều dài trung bình của cá thí nghiệm qua các đợt theo dõi (cm)
Cá đực Cá cái
Ngày nuôi
CT1 𝑥̅ ± δ
CT2 𝑥̅ ± δ
CT3 𝑥̅ ± δ
CT1 𝑥̅ ± δ
CT2 𝑥̅ ± δ
CT3 𝑥̅ ± δ 0 12,84 ± 0,03 12,84 ± 0,03 12,84 ± 0,03 13,25 ± 0,03 13,25 ± 0,03 13,25 ± 0,03 30 13,58 ± 0,04a 13,55 ± 0,07a 13,54 ± 0,04a 14,45 ± 0,05a 14,44 ± 0,01a 14,40 ± 0,01a 60 14,12 ± 0,02a 14,14 ± 0,04a 14,11 ± 0,03a 15,28 ± 0,02a 15,29 ± 0,02a 15,22 ± 0,03a 90 14,45 ± 0,01a 14,62 ± 0,02b 14,58 ± 0,02b 15,78 ± 0,03a 16,00 ± 0,05b 15,91 ± 0,03b 120 14,73 ± 0,02a 14,99 ± 0,04b 14,92 ± 0,02b 16,04 ± 0,07a 16,48 ± 0,05b 16,39 ± 0,04b
Ghi chú: các giá trị trên bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn các giá trị trên cùng hàng có các kí tự a,b,c khác nhau sai khác (p<0,05).
Kết quả trình bày ở bảng và hình cho thấy chiều dài của cá ở các công thức thí nghiệm tăng dần theo thời gian. Sau 120 ngày nuôi, chiều dài trung bình của cá đạt cao nhất từ CT2, tiếp đến CT3 và thấp nhất là CT1.
+ Tăng trưởng chiều dài cá đực.
Vào thời điểm bắt đầu thả cá, chiều dài trung bình của cá ở các công thức thí nghiệm là như nhau đạt 12,84 (cm). Trong 30 ngày đầu thí nghiệm, chiều dài cá ở các CT không có sự sai khác về mặt thống kê (p>0,05). Trong đó cá ở CT1 (100% thức ăn cá tạp) cho chiều dài trung bình lớn nhất 13,58 cm/con tiếp đến là cá ở CT2 (50% thức ăn cá tạp +50% thức ăn công nghiệp) cho chiều dài 13,55 cm/con và cho chiều dài trung bình thấp nhất là cá ở CT3 (100% thức ăn công nghiệp) cho chiều dài 13,54 cm/con. Có thể thấy thức ăn giai đoạn này chưa ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều dài của cá.
Lần kiểm tra tiếp theo ngày thứ 60 tăng trưởng về chiều dài lần lượt như sau: cá ở CT2 cho tăng trưởng về chiều dài lớn nhất 14,14 cm/con, cá ở CT1 đạt 14,12 cm/con và cho chiều dài thấp nhất là cá ở CT3 là 14,11 cm/con. Kết quả phân tích phương sai cho thấy không có sự sai khác về mặt thống kê giữa chiều dài trung bình của cá ở CT1 và CT2 và CT3 (p>0,05). Có thể nhận thấy giai đoạn này thức ăn đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của cả 3CT, khi CT2 có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tuy nhiên không có sự sai khác về mặt thống kê (p>0,05).
Sau 90 ngày chiều dài trung bình của cá ở CT2 cao nhất 14,62 cm/con, tiếp theo là CT3 đạt 14,58 cm/con cuối cùng là CT1 có chiều dài trung bình thấp nhất 14,45 cm/con. Kết quả phân tích phương sai cho thấy có sự sai khác về mặt thống kê giữa chiều dài trung bình của cá ở CT1 với CT2 và CT3 (p<0,05), tuy nhiên giữa CT2 và CT3 lại không có sự sai khác về mặt thống kê. Có thể thấy ở giai đoạn này thức ăn đã có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ tăng trưởng về chiều dài.
Giai đoạn 120 ngày nuôi, cá ở CT2 cho chiều dài cao nhất đạt 14,99 cm/con, tiếp theo là CT3 đạt 14,92 cm/con, và thấp nhất là ở CT3 đạt 14,73 cm/con. So sánh về sai khác nhận thấy giữa CT1 và CT2, CT3 có sự sai khác về mặt thống kê (p<0,05), tuy nhiên giữa CT2 và CT3 không có sự sai khác về mặt thống kê. Ở giai đoạn này cá tăng trưởng khá chậm, có thể cá đã bắt đầu thành thục ở giai đoạn này nên cá tập trung năng lượng cho tinh sào phát triển.
Qua quá trình theo dõi về chiều dài. Có thể thấy việc thay thế các loại thức ăn khác nhau thì ảnh hưởng đến phát triển chiều dài của cá. Nếu thay thế 100% thức ăn cá tạp bằng 50% thức ăn công nghiệp + 50% thức ăn cá tạp thì kết quả cho thấy có sự tăng trưởng về chiều dài rỏ rệt.
+ Tăng trưởng chiều dài cá cái.
Trong 30 ngày đầu thí nghiệm, chiều dài cá ở các CT không có sự sai khác về mặt thống kê (p>0,05). Trong đó cá ở CT1 (100% thức ăn cá tạp) cho chiều dài trung bình lớn nhất 14,45 cm/con tiếp đến là cá ở CT2 (50% thức ăn cá tạp +50% thức ăn công nghiệp) cho chiều dài 14,44 cm/con và cho chiều dài trung bình thấp nhất là cá ở CT3 (100% thức ăn công nghiệp) cho chiều dài 14,40 cm/con. Có thể thấy việc sử dụng các loại thức ăn khác nhau chưa ảnh hưởng đến tăng trưởng của các CT.
Lần kiểm tra tiếp theo ngày thứ 60 tăng trưởng về chiều dài đã có sự thay đổi lần lượt như sau: cá ở CT2 cho tăng trưởng về chiều dài lớn nhất 15,29 cm/con cá ở CT1 đạt 15,28 cm/con và cho chiều dài thấp nhất là cá ở CT3 đạt 15,22 cm/con. Kết quả phân tích phương sai cho thấy không có sự sai khác về mặt thống kê giữa chiều dài trung bình của cá ở CT1, CT2, CT3 (p>0,05), ở giai đoạn này thức ăn vẫn chưa có tác động đến tăng trưởng giữa các CT khác nhau.
Sau 90 ngày chiều dài trung bình của cá ở CT2 cao nhất 16,00 cm/con, tiếp theo là CT3 đạt 15,91 cm/con, cuối cùng là CT3 có chiều dài trung bình thấp nhất 15,78 cm/con. Kết quả phân tích phương sai cho thấy có sự sai khác về mặt thống kê giữa chiều dài trung bình của cá ở CT1 và CT2, CT3 (p<0,05). Tuy nhiên giữa CT2 và CT3 lại không có sự sai khác, điều này có thể nhận thấy cá ở giai đoạn này đã hấp thu tốt thức ăn công nghiệp và cá tạp nên không có sự sai khác về mặt thống kê với CT3 và có tăng trưởng cao nhất.
Giai đoạn 120 ngày nuôi, cá ở CT2 cho chiều dài cao nhất đạt 16,48 cm/con, tiếp theo là CT3 đạt 16,39 cm/con, và thấp nhất là ở CT1 đạt 16,04 cm/con. So sánh về sai khác nhận thấy giữa CT1 và CT2, CT3 có sự sai khác về mặt thống kê (p<0,05), giữa CT2 và CT3 không có sự sai khác về mặt thống kê.
Qua quá trình theo dõi về chiều dài. Có thể thấy việc thay thế các loại thức ăn khác nhau thì ảnh hưởng đến phát triển chiều dài của cá. Có thể nhận thấy tăng trưởng ở CT2 cho tăng trưởng cao nhất đạt 16,48 cm/con, CT3 đạt 16,39 cm/con, CT1 đạt thấp nhất chỉ 16,04 cm/con. So sánh với tăng trưởng chiều dài của cá đực thì nhận thấy chỉ số chiều dài của cá cái cao hơn so với cá đực, kết quả tương đồng với một số kết quả nghiên cứu về kích thước thành thục của cá cái thường cao hơn cá đực.