CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Vĩnh Linh nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Trị.
Toạ độ: Địa lý ở vào khoảng 16o53’ đến 17o10’ vĩ độ Bắc.
Từ 106o 42’ đến 107o 07’ kinh độ Đông.
Giới hạn ranh giới hành chính.
Phía Bắc giáp huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.
Phía Tây giáp huyện Hướng Hoá.
Phía Nam giáp huyện Gio Linh.
Phía Đông giáp Biển Đông.
Tổng diện tích tự nhiên: 61.915,81 ha
Vị trí trên Quốc lộ 1A cách Hà Nội 552 Km về phía Nam và cách Đông Hà 30 Km về phía Bắc.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Linh
⃰ Các đơn vị hành chính trực thuộc
Huyện Vĩnh Linh gồm 19 xã và 03 thị trấn
Bảng 3.1. Các đơn vị hành chính trực thuộc Huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị STT Xã, thị trấn Diện tích tự nhiên (ha) Cơ cấu (%)
1 Thị trấn Hồ Xá 736,78 1,19
2 Thị trấn Cửa Tùng 490.95 0,79
3 Thị trấn Bến Quan 420.90 0,68
4 Xã Vĩnh Chấp 5461.40 8,82
5 Xã Vĩnh Giang 915.33 1,48
6 Xã Vĩnh Hà 16.406,30 26,50
7 Xã Vĩnh Hiền 675,94 1,09
8 Xã Vĩnh Hòa 1.506,52 2,43
9 Xã Vĩnh Khê 2.426,46 3,92
10 Xã Vĩnh Kim 1.235,43 2,00
11 Xã Vĩnh Lâm 1.364,33 2,20
12 Xã Vĩnh Long 2.798,07 4,52
13 Xã Vĩnh Nam 935,45 1,51
14 Xã Vĩnh Ô 8.594,43 13,88
15 Xã Vĩnh Sơn 4.126,49 6,66
16 Xã Vĩnh Thạch 1.047,05 1,69
17 Xã Vĩnh Thái 1.448,29 2,34
18 Xã Vĩnh Thành 1.062,27 1,72
19 Xã Vĩnh Thuỷ 4.883,41 7,89
20 Xã Vĩnh Trung 1.369,61 2,21
21 Xã Vĩnh Tú 3.454,08 5.58
22 Xã Vĩnh Tân 559.30 0,90
(Nguồn: UBND huyện Vĩnh Linh)
3.1.1.2. Địa hình
Nhìn tổng quát, địa hình Vĩnh Linh có hình lòng máng dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam. Từ điểm cực Tây là Động Châu, cao 1.250m với những dãy núi kế tiếp lô nhô đến trung và hạ lưu sông Sa Lung bằng phẳng và thấp trũng, rồi nhô cao phía Đông bằng các thoải của Macma Bazan và cồn cát trắng. Hình thái địa hình này là yếu tố thuận lợi cho việc bố trí các công trình giao thông, điện, thông tin liên lạc theo hướng Bắc Nam nhưng cách trở và không thuận lợi theo hướng Đông Tây. Vùng trung và hạ lưu sông Sa Lung quá thấp trũng nên nước mặn vào sâu trong đất liền, lại là nơi tập trung các dòng chảy lớn khi mùa mưa lũ nên việc chống nhiễm mặn nguồn nước, nhiễm mặn ruộng đất và xây dựng các công trình giao thông, điện, thông tin liên lạc, kho tàng, nhà ở vượt lũ... cần có mức chi phí cao hơn mức chi phí bình quân. Vùng núi cao phía Tây với độ chia cắt sâu, độ dốc lớn đã làm cho xã Vĩnh Ô trở thành vùng xa xôi hẻo lánh.
3.1.1.3. Khí hậu
- Có 2 mùa rõ rệt:
+ Từ tháng 9 đến tháng 3 là mùa mưa và lạnh, lượng mưa từ 1.200mm đến 4.000mm, biên độ từ 8o đến 30oc, vận tốc gió bình quân từ 6.5 đến 7.8m/s. Khi có trung tâm bão lớn đi qua có thể lên đến 42 m/s .
+ Từ tháng 4 đến tháng 8 là mùa khô và nóng, tổng lượng mưa từ 200 đến 700 mm, nhiệt độ từ 18o đến 39oc, vận tốc gió từ 6 đến 8m/s.
- Nhiệt độ trung bình năm là 24.9oc lượng mưa 2.608mm độ ẩm 80.8%. Đặc trưng nổi bật là tính thất thường, tính khác biệt đối nghịch nhau giữa 2 mùa.
- Quảng Trị nói chung và Vĩnh Linh nói riêng có nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt, trong đó đáng chú ý là thiên tai liên tục xảy ra như bão và áp thấp nhiệt đới kèm theo gió mạnh và mưa lớn gây lũ lụt; gió mùa Tây Nam khô nóng gây hạn hán ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống con người.
+ Bão: Là dạng nhiễu động mạnh mẽ nhất và có thể gây tác hại trên diện rộng.
Vĩnh Linh hàng năm chịu ảnh hưởng của gió bão rất lớn; theo số liệu thống kê, tính trung bình mỗi năm có từ 1 - 3 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào bờ biển Vĩnh Linh, bão có thể xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 10. Tác hại chủ yếu của bão là gây gió mạnh, mưa lớn, lũ lụt.. làm đổ cây cối, nhà cửa, cơ sở hạ tầng, gây hiện tượng lũ lụt, chia cắt cục bộ. Nhằm hạn chế tác hại của bão, huyện Vĩnh Linh đã trồng rừng phòng hộ dọc bờ biển nhằm cố định các vùng cát và giảm tốc độ gió; xây các công trình, nhà ở kiên cố.
+ Lũ lụt và xói lở: Địa hình Vĩnh Linh dốc từ Tây xuống Đông, nằm trong lưu vực sông Bến Hải có chiều dài 59 km; do các con sông ngắn, lưu vực hẹp, tốc độ chảy lớn và độ che phủ thảm thực vật thấp nên khi có mưa lớn ở thượng nguồn, hay mưa trên diện rộng thường gây ra lũ, lụt nhiều vùng, gây sạt lở và bồi lấp diện tích canh tác nông nghiệp.
Mặc khác, bờ biển dài và gấp khúc nên thường bị xói lở ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. Những năm qua Vĩnh Linh đã tăng cường công tác bảo vệ rừng, trồng rừng và tái sinh rừng đầu nguồn để hạn chế lũ lụt và xói lở.
+ Hạn hán: Vĩnh Linh chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam, số ngày khô nóng thường kéo dài từ 45 - 50 ngày, nhiệt độ tối cao tuyệt đối lớn hơn 35oc, độ ẩm không khí thấp tuyệt đối nhỏ hơn 65%. Hiện tượng khô nóng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống. Để hạn chế tác hại của hạn hán, Vĩnh Linh đã đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho 2 thị trấn, hệ thống thuỷ lợi, trồng rừng tăng độ che phủ rừng, trồng cây xanh ở các thị trấn, thị tứ.
3.1.1.4. Thuỷ văn
Hệ thống sông ngòi huyện Vĩnh Linh tương đối đơn giản, có hệ thống sông chính là sông Bến Hải - sông Sa Lung và sông Hồ Xá.
Sông Bến Hải nằm ở phía nam huyện là ranh giới giữa huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh, sông bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn đổ ra biển tại Cửa Tùng có diện tích lưu vực 963 km2.
Sông Sa Lung là một nhánh cấp 1 của sông Bến Hải chảy qua trung tâm huyện, chia diện tích đất canh tác của huyện ra làm 2 vùng: Bắc và nam sông Sa Lung, độ dốc các sông này tương đối nhỏ. Diện tích lưu vực tính đến cửa ra Hiền Lương là 362,8 km2, dòng chảy phân bổ không đều, nước tập trung vào các tháng 10, 11, 12 và gây ra lũ, mùa khô dòng chảy kiệt thường, xuất hiện vào các tháng 7,8 hàng năm.