CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
3.3.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại 02 dự án nghiên cứu
Với phương án bồi thường của hai dự án trên đã thu hồi được một diện tích đất đáng kể phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện Vĩnh Linh nói riêng và của toàn tỉnh Quảng Trị nói chung. Tổng diện tích thu hồi theo quyết định được phê duyệt của hai dự án là 535.715,1 m2. Tính đến thời điểm hiện nay, phương án bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất của cả hai dự án trên thực tế đã hoàn tất, đã giải phóng mặt bằng và giao đất trên thực địa cho chủ đầu tư và dự án được tiến hành thuận lợi.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của 02 dự án còn vấp phải một số vướng mắc. Để làm rõ những vướng mắc trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực tế các hộ dân thuộc đối tượng bị thu hồi đất tại 02 dự án đang nghiên cứu để làm rõ vấn đề nêu trên. Kết quả thu được như sau:
3.3.3.1. Về công tác bồi thường
Bảng 3.19. Quan điểm của người dân vùng dự án về xác định đất và giá bồi thường đất, tài sản trên đất
Tên dự án
Số hộ điều
tra
Xác định đất và tài sản trên đất
Giá bồi thường
Đất Tài sản trên đất
Đồng ý Không đồng ý
Đồng ý, thỏa đáng
Không Đồng ý
Đồng ý, thỏa đáng
Không đồng ý
Dự án Hệ thống
tưới La Ngà
30 24 6 19 11 25 5
100% 80,00 20,00 63,33 36,67 83,33 16,67
Dự án Mạch 2 đường dây 220 kv Đồng Hới – Đông Hà
30 17 13 27 3 28 2
100% 56,66 43,34 90,00 10,00 93,33 6,67
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Qua bảng 3.19 cho thấy, quan điểm của người dân chưa hoàn toàn đồng ý về việc xác định đất và giá bồi thường đất cũng như về giá bồi thường. Cụ thể:
- Đối với Dự án Mạch 2 đường dây 220 kv Đồng Hới – Đông Hà có 13 hộ (chiếm 43,34%) không đồng tình về việc xác định đất và tài sản trên đất. Vì người dân cho rằng khi thu hồi đất, diện tích thu hồi thì được xác định thỏa đáng nhưng đối với diện tích nằm trong hành lang an toàn đường điện mặc dù không thu hồi thì họ cũng khó sử dụng hiệu quả, thậm chí khi sử dụng đất đó họ cho rằng vì nguy hiểm đến tính mạng cho nên diện tích đó sẽ bỏ hoang và phải coi như bị thu hồi.
Tuy nhiên, về giá bồi thường về đất và tài sản trên đất thì ở dự án này đa số (trên 90%) người dân đồng ý về giá bồi thường. Nguyên nhân là do việc áp dụng giá cụ thể của Hội đồng bồi thường theo Quyết định của UBND khi thu hồi đất nên giá đất đã được xác định gần với giá thị trường.
- Đối với dự án Dự án Hệ thống tưới La Ngà thuộc Dự án thành phần cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị thì khi xác định đất và tài sản trên đất có 80% người dân đồng ý. Tuy nhiên, trong quá trình áp giá bồi thường thì người dân lại không đồng ý với số lượng rất lớn ý kiến (11 ý kiến chiếm 36,67 % đối với giá đất và 16,67% đối với giá tài sản trên đất). Nguyên nhân là do khi xác định giá bồi thường Hội đồng bồi thường đã áp dụng Bảng giá đất do UBND tỉnh Quảng Trị xác định 05 năm một lần khi áp giá. Sự chênh lệch giữa bảng giá và giá thị trường đã làm cho quá trình thực hiện rất khó tạo sự đồng thuận của người dân.
3.3.3.2. Về công tác hỗ trợ
a. Đối với Dự án Hệ thống tưới La Ngà thuộc Dự án thành phần cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị
Đối với dự án này sau khi xác định các đối tượng thu hồi thì Hội đồng bồi thường đã xác định hỗ trợ ổn định đời sống; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn.
- Về hỗ trợ ổn định đời sống:
+ Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở;
trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.
Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng.
+ Việc xác định tỷ lệ phần trăm (%) diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng để tính hỗ trợ theo quy định tại Điểm a Khoản này được thực hiện theo nguyên tắc như sau:
+ Được xác định theo quyết định thu hồi đất của UBND cấp có thẩm quyền đối với từng dự án, không cộng dồn diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi của các quyết định trước đó trừ trường hợp quy định tại Tiết b2 Điểm này.
+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp thu hồi nhiều lần mà mỗi lần dưới 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được cộng dồn diện tích đất thu hồi trong các quyết định thu hồi đất trước đó và được hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất khi đảm bảo đủ điều kiện về diện tích quy định tại Điểm a Khoản này.
+ Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu quy định tại các Điểm a và b Khoản này được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
- Về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm:
Hỗ trợ bằng tiền bằng 3 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bản giá đất của tỉnh đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi.
Diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định của UBND tỉnh tại khu vực đó.
- Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn:
Trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ; mức hỗ trợ cao nhất bằng 50% mức giá bồi thường của đất cùng vị trí tại khu vực; tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách Nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn và chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
b. Đối với Dự án Mạch 2 đường dây 220 kv Đồng Hới – Đông Hà
Đối với dự án này sau khi xác định các đối tượng thu hồi thì Hội đồng bồi thường đã xác định hỗ trợ cây, hoa màu trên đất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
- Về hỗ trợ cây, hoa màu trên đất:
Đối với trường hợp trên cùng diện tích đất có trồng nhiều loại cây với mật độ khác nhau thì bồi thường cho một loại cây có giá trị cao nhất; các loại cây còn lại được hỗ trợ bằng 50% theo đơn giá bồi thường quy định cho loại cây đó
- Về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm:
Hỗ trợ bằng tiền bằng 3 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của tỉnh đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi.
Diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định của UBND tỉnh tại khu vực đó.
Trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ tại 02 dự án khi hỗ trợ đều áp dụng hình thức quy đổi tiền mặt. Tuy nhiên, vì có sự khác biệt về đối tượng tài sản thu hồi nên quá trình hỗ trợ cũng áp dụng khác nhau. Từ đó, mặc dù áp dụng cùng một chính sách nhưng ý kiến của người dân về mức hỗ trợ cũng khác nhau. Cụ thể:
Bảng 3.20. Quan điểm của người dân vùng dự án về hỗ trợ khi thu hồi đất
Tên dự án Số hộ
điều tra Đồng ý Không đồng ý
Dự án Hệ thống tưới La Ngà 30 28 2
100% 93,33 6,67
Dự án Mạch 2 đường dây 220 kv Đồng Hới – Đông Hà
30 23 7
100% 76,66 32,34
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Qua bảng 3.20 cho thấy, đa số người dân đồng tình với mức hỗ trợ khi thu hồi đất. tuy nhiên đối với dự án Mạch 2 đường dây 220 kv Đồng Hới – Đông Hà thì vẫn có 32,34% ý kiến khi được khảo sát vẫn cho rằng mức hỗ trợ chưa hợp lý. Nguyên nhân là do phần diện tích nằm trong hành lang an toàn đường dây điện chạy qua hiện tại họ trồng cây cao su, tràm hiệu quả kinh tế rất cao. Nhưng khi bị giới hạn về hành lang an toàn điện họ chỉ biết lựa chọn trồng các loại cây ngắn ngày với độ cao thấp như dứa, sắn..,hiệu quả kinh tế không cao mà lại manh mún nên mong muốn của họ là được hỗ trợ nhiều hơn để đảm bảo đời sống sau khi thu hồi đất.
3.3.3.3. Quan điểm của người dân trước và sau khi bồi thường, hỗ trợ
Việc giải tỏa các hộ bị ảnh hưởng của các dự án là phù hợp với quy hoạch của huyện và Tỉnh, bên cạnh đó được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, nhằm trả lại mặt bằng để xây dựng các dự án đầu tư phát triển kinh tế của huyện, góp phần giải quyết việc làm cho người dân đồng thời đem lại nền kinh tế ngày một đi lên cho huyện và tỉnh. Tuy nhiên qua điều tra thực tế thấy rằng việc thu hồi đất đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống người dân. Qua điều tra ngẫu nhiên 60 hộ ở 2 dự án cho thấy sự ảnh hưởng lớn đến các mặt sau:
Bảng 3.21. Quan điểm của người dân trước và sau khi bồi thường, hỗ trợ
ĐVT: Hộ
Tên dự án
Số lao động trong hộ Thu nhập của hộ Cơ sở hạ tầng từ khi có dự án
Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ
Có việc làm mới
Giữ nguyên nghề cũ
Công việc không thường xuyên hay thất thường
Cao
hơn Như cũ Thấp hơn
Tốt
hơn Như cũ Thấp hơn
Xây dựng nhà hoặc mua sắm đồ dùng
Kinh doanh
Học hành
Dự án Hệ thống tưới La Ngà
0 28 2 3 27 0 26 4 0 25 2 3
Dự án Mạch 2 đường dây 220 kv Đồng Hới – Đông Hà
0 30 0 1 26 3 0 30 0 30 0 0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Qua bảng 3.21 tổng hợp ý kiến của người dân bị ảnh hưởng của hai dự án cho thấy các hộ vẫn giữ nguyên nghề nghiệp sau khi bị ảnh hưởng của hai dự án. Từ đó các hộ bị ảnh hưởng sau khi nhận tiền bồi thường về tài sản cũng như về đất chủ sử dụng chủ yếu vào mục đích sửa chữa nhà, mua sắm đồ đùng như: xe máy, tủ lạnh, tivi,… và làm vốn kinh doanh với nguồn thu nhập vẫn giữ nguyên như cũ. Bên cạnh đó thì vẫn có 3 hộ gia đình của Dự án Mạch 2 đường dây 220 kv Đồng Hới – Đông Hà lại có nguồn thu nhập thấp hơn trước khi bị thu hồi đất do phần đất nông nghiệp bị thu hồi và phần nằm trong hành lang an toàn lưới điện sản xuất không hiệu quả.
Ngoài ra, từ khi có Dự án Hệ thống tưới La Ngà cơ sở hạ tầng ở nơi đây cải thiện đáng kể, có đường nhựa, các dịch vụ phục vụ du lịch làm thay đổi cảnh quan ở khu vực này và trong tương lai.
3.3.3.4. Một số kiến nghị đối với phương án bồi thường, hỗ trợ
Bảng 3.22. Tổng hợp một số kiến nghị của người dân khu vực 02 dự án
STT Nội dung kiến nghị
1 Hội đồng bồi thường cần xác định đúng giá trị tài sản trên đất, trong quá trình kiểm kê vẫn còn thiếu sót.
2 Trong quá trình đo đạc sai diện tích đất
3 Giá bồi thường đất quá thấp so với giá trị trường cùng thời điểm 4 Giá trị của tài sản trên đất khi bồi thường còn thấp
5 Đề nghị Nhà nước quan tâm hơn về việc làm của người dân sau khi thu hồi đất như đào tạo việc làm, dạy nghề mới,…
6 Đề nghị đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, sản xuất.
7 Đề nghị bổ sung gia đình có công để tăng mức hỗ trợ.
8 Tăng mức hỗ trợ đối với hộ dân thuộc diện hộ nghèo 9 Cho vay vốn ưu đãi để người dân đầu tư sản xuất
10 Tại sao trên cùng 1 thửa đất, cùng 01 tài sản nhưng giá trị bồi thường lại khác nhau?
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Có thể nói rằng thực tế giá đất bồi thường vẫn còn thấp so với giá đất trên thị trường dẫn đến người dân khi bị thu hồi đất mặc dù được bồi thường nhưng không đảm bảo trong việc một khu đất tương tự. Việc đo đạc, tính toán áp giá đền bù không chính xác, điều chỉnh nhiều lần làm mất lòng tin của nhân dân. Một số hộ gia đình có ý kiến về việc kiểm kê tài sản, cây cối hoa màu. Thực tế kiểm tra cho thấy ý kiến của các hộ là có cơ sở, đơn vị tổ chức bồi thường phải thực hiện kiểm kê bổ sung và điều chỉnh phương án đảm bảo đúng theo quy định cho các hộ.
Nhìn chung, người dân có đất ít nhiều bị thiệt thòi, song với mong muốn xã hội ngày càng phát triển hơn, địa phương có nhiều khởi sắc hơn thì mọi người đều đồng tình ủng hộ, chấp hành đúng mọi chủ trương đề ra.