Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hổ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vc kinh tế nông nghip

Bng 3.2. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản (theo giá hiện hành) giai đoạn 2014 - 2018

Chỉ tiêu Năm 2014

(Tr.đồng)

Năm 2015 (Tr.đồng)

Năm 2016 (Tr.đồng)

Năm 2017 (Tr.đồng)

Năm 2018 (Tr.đồng)

1. Nông nghiệp 924.408 1.324.350 1.239.428 1.184.222 1.207.189 - Trồng trọt 661.005 893.377 887.096 767.639 759.311

- Chăn nuôi 232.172 362.378 298.325 359.172 379.343

- Dịch vụ 31.231 68.595 54.007 57.411 68.535

2. Lâm nghiệp 63.015 130.243 96.026 141.400 110.470

- Trồng và nuôi rừng 15.837 25.836 22.926 24.651 22.411 - Khai thác rừng và lâm sản 45.033 94.121 68.625 107.817 74.970 - Dịch vụ và lâm nghiệp

khác 2.145 10.286 4.295 8.932 13.089

3. Thuỷ sản 144.571 219.688 173.480 262.342 336.555

- Nuôi trồng 89.798 146.900 91.020 169.388 230.537

- Khai thác 54.773 72.788 82.460 92.945 106.018

Nguồn: UBND huyện Vĩnh Linh Qua bảng số liệu trên cho thấy, giá trị sản xuất qua các năm của khu vực kinh tế nông nghiệp tăng trưởng bền vững.

Ngành nông nghiệp

Sản lượng cây công nghiệp như cao su không ổn định với 6.551 tấn năm 2014, 7.505 tấn năm 2015, năm 2016 là 7.415 tấn; năm 2017 là 5.733,8 tấn, năm 2018 là 6.578 tấn, nguyên nhân năm 2017 giảm sản lượng do một số diện tích bị bão làm gảy đổ, đến năm 2018 sản lượng tăng lên vì một số diện tích trồng mới được đưa vào khai thác và phục hồi diện tích cao su bị gãy đổ.

Cây hồ tiêu là một thế mạnh trong sản xuất hàng hóa của vùng Đông Vĩnh Linh, năm 2014 là 840,8 tấn, tăng trưởng mạnh qua các năm và đến năm 2018 đạt 1.213 tấn tiêu khô, phục vụ cho sinh hoạt và xuất khẩu qua các nước Châu Âu, Châu Á và Mỹ.

Sản lượng cây lương thực có hạt chủ yếu năm 2014 là 31.753,2 tấn, năm 2018 là 34.481,1 tấn, năng suất lúa đạt 45,6 tạ/ha năm 2014 và 49,55 tạ/ha năm 2018, sản lượng lương thực bình quân đầu người là 374kg/người năm 2014; năm 2018 là 388,51kg/người.

Bên cạnh đó, một số loại cây lấy bột như sắn, khoai có năng suất, sản lượng tăng đáng kể, sản lượng khoai lang năm 2014 đat 4.044,30 tấn, năm 2018 là 3.803 tấn;

sản lượng sắn năm 2014 là 17.712,4 tấn, năm 2018 là 24.691 tấn.

Chăn nuôi cũng có bước tăng trưởng tốt qua các năm, đàn trâu bò năm 2018 đạt 4.455 con trâu và 10.315 con bò; đàn lợn đạt 44.879 con. Lượng gia cầm năm 2018 có tổng đàn là 411.000 con.

Ngành lâm nghiệp

Lâm ngiệp là một trong những thế mạnh của vùng Tây Vĩnh Linh, với diện tích chiếm 54 % tổng diện tích tự nhiên. Những năm qua, công tác quản lý và bảo vệ, trồng rừng được quan tâm đặc biệt, sản lượng gỗ được khai thác từ rừng trồng sản xuất tăng ổn định qua các năm, năm 2015 là 35.010 m3, đến năm 2018 sản lượng gỗ là 63.000 m3.

Ngành thuỷ sản

Sản lượng thủy sản tăng qua các năm qua các hình thức nuôi trồng và khai thác tự nhiên. Năm 2018 sản lượng khai thác đạt 2.668 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 2.280 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 là 144,57 tỷ, năm 2018 đạt 336,55 tỷ.

b. Khu vc sn xut công nghip

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 là 121.76 tỷ, năm 2018 là 230,94 tỷ; số cở sản xuất công nghiệp cá thể năm 2014 là 929 cơ sở, tăng đều qua các năm đến năm 2018 là 993 cơ sở.

Các cơ sở công nghiệp - TTCN phân bố rộng khắp từ miền biển đến miền núi, bám sát nhu cầu tại chỗ của từng địa phương, tuy nhiên sức cạnh tranh từng cơ sở chưa cao, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, khó cạnh tranh ra thị trường.

Việc phát triển đa dạng ngành nghề, những ngành nghề mạnh nhất là cơ khí, may mặc, mộc dân dụng, khai thác vật liệu xây dựng, xay xát lúa, chế biến hải sản, nước đá...Về công nghệ phổ biến vẫn đang là công nghệ phổ thông, trình độ thấp, về tổ chức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình.

c. Khu vc kinh tế dch v

Trong những năm qua ngành thương mại - dịch vụ phát triển phong phú và đa dạng, bao gồm: Thương mại thuần tuý, dịch vụ du lịch nghỉ mát, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ngân hàng, tín dụng, tài chính, bưu điện, giao thông vận tải, dịch vụ nông - lâm - ngư nghiệp.

- Các cụm, điểm và trục thương mại dịch vụ hình thành chủ yếu tập trung theo một trục Tây Bắc - Đông Nam từ thị trấn Bến Quan qua thị trấn Hồ Xá đến Cửa Tùng.

Ở đó tập trung 6 chợ rõ nét nhất trong 10 chợ của toàn huyện với đủ các loại hình thương mại nhà nước, đại lý và tư thương cùng với nhiều ngành nghề dịch vụ phong phú và đa dạng; ở các vùng khác thương mại và dịch vụ cũng phát triển, làng xã nào cũng có một cụm nhỏ hay một bộ phận dân cư khoảng 5% số hộ làm thương mại dịch vụ, trong đó các cụm thương mại đáng kể như: Hương Nam (Vĩnh Kim), Thuỷ Trung (Vĩnh Trung), Thái Lai (Vĩnh Thái), Chợ Đàng (Vĩnh Thành), Tiên An (Vĩnh Sơn), Lâm Đặng (Vĩnh Lâm), Ga Tạm (Vĩnh Thuỷ), Sa Lung (Vĩnh Long), Tứ Chính (Vĩnh Tú), Đông Rú Lịnh (Kim, Hiền, Thạch).

- Riêng mô hình dịch vụ tắm biển, nghỉ mát, du lịch Cửa Tùng - Vịnh Mốc đã thể hiện những đặc trưng riêng có và tồn tại bền vững nhờ có tiếng vang từ rất sớm và đến nay vẫn giữ được cảnh quan địa lý, môi trường trong sạch và sản vật phong phú nhưng còn thiếu một cấu trúc dịch vụ khép kín, đầy đủ như hệ thống nước máy, thể thao, vườn hoa cây cảnh, dịch vụ nghệ thuật, loại hình văn hoá dân gian phi vật thể...Tuy nhiên, khi có kè chắn sóng, chắn cát Cửa Tùng, bãi tắm Cửa Tùng đã bị lấn sâu vào đất liền đang có nguy cơ biển lấn và bãi tắm Cửa Tùng bị phá vỡ.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển giao thông

Hệ thống giao thông huyện Vĩnh Linh phong phú và đa dạng, bao gồm tuyến đường sắt đi qua huyện dài 18 km với 2 ga Sa Lung và Tiên An; trạm dừng tàu Vĩnh Thuỷ, đường sông dài 37,4 km từ Cửa Tùng lên thị trấn Bến Quan và hệ thống đường bộ dày đặc, đặc biệt là tuyến đường Hồ Chí Minh phía Tây Nam đi qua thị trấn Bến

Quan; Quốc lộ 1 đi qua trung tâm huyện. Hệ thống giao thông được quy hoạch tương đối hợp lý và sử dụng hiệu quả cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong đó:

- Hệ thống quốc lộ có 2 tuyến đều theo hướng Bắc Nam: Tuyến Quốc lộ 1 dài 18km, năm 2004 quốc lộ 1A đã được nâng cấp đoạn qua thị trấn Hồ Xá với tổng mức đầu tư giai đoạn đầu: 26 tỷ với quy mô mặt đường 24m, vỉa hè 2 bên tuyến 12m, chiều dài: 3.369m; tuyến đường Hồ Chí Minh dài 18 km được thảm bê tông nhựa; tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông dài 22 km đã thảm nhựa và nắn thẳng.

- Hệ thống tỉnh lộ: Có 4 tuyến đường với tổng chiều dài 80,4 km, toàn bộ mặt đường nhựa, không có mặt đường cấp phối, gồm: ĐT.571 dài 39,7km, ĐT.572 dài 16km, ĐT.573ab dài 15,1km, ĐT.574 dài 9,6km.

- Hệ thống đường nội thị, đường liên xã, liên thôn dày đặc có tổng chiều dài 725 km. Những năm qua đã được huyện, các xã, các HTX, các đơn vị kinh tế chú trọng đầu tư và phát động toàn dân làm đường đã có hơn 60 km thảm nhựa, 556 km đường cấp phối và 100 km đường đất. Tổng vốn đầu tư cho hệ thống đường này trong giai đoạn hơn 40 tỷ đồng.

3.1.2.3. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Linh a. Những thuận lợi, lợi thế

- Vĩnh Linh nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế, khoa học và công nghệ trong tỉnh và cả nước, có tuyến quốc lộ 1A, tuyến đường sắt (Bắc Nam) chạy qua,

- Có bờ biển dài khoảng 25 km, có cửa sông quan trọng là Cửa Tùng, có ngư trường rộng lớn, nguồn lợi hải sản phong phú; có cửa biển, cảng cá cho phép phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Tài nguyên đất đai và với các tiểu vùng khí hậu đặc thù cho phép để phát triển nhiều loại cây trồng; đặc biệt có quỹ đất bazan tương đối lớn rất thuận lợi để phát triển ổn định cây công nghiệp dài ngày như: Cao su, hồ tiêu, ...

- Tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú, tuy không có trữ lượng lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt vật liệu xây dựng, titan, ...

- Với nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng kết hợp danh lam thắng cảnh (biển, rừng), ... tạo cho huyện phát triển một số loại hình du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, tham quan văn hóa - lịch sử...

b. Những khó khăn, hạn chế

- Khí hậu khắc nghiệt là nơi hội tụ nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết, khí hậu: lũ, lụt, bão, hạn hán, cát bay, nhiễm mặn, gió khô nóng... đã gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

- Địa hình phức tạp và chia cắt, gây khó khăn trong việc đầu tư thâm canh, cải tạo đồng ruộng và bố trí cơ sở hạ tầng, chất lượng đất nhiều khu vực xấu.

- Chiến tranh vẫn còn để lại những hậu quả rất nặng nề đối với con người và môi trường sinh thái trên địa bàn huyện; gây khó khăn trong đầu tư phát triển cũng như thiệt hại cho người, tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hổ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)