CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian, địa điểm và phương tiện
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.8 Khảo sát ảnh hưởng của tinh dầu sả và tinh dầu tỏi lên sự gây hại của sâu đục trái cây có múi
Thí nghiệm 1: Khảo sát tốc độ bay hơi của tinh dầu sả và tinh dầu tỏi ở điều kiện vườn bưởi thí nghiệm
Mục tiêu: Nhằm đánh giá tốc độ bay hơi của tinh dầu sả và tinh dâu tỏi với các loại vật liệu chứa khác nhau để áp dụng phòng trừ sâu đục trái bưởi ở điều kiện ngoài đồng một cách hiệu quả.
Thời gian: Từ tháng 01/2018 đến tháng 08/2018.
Địa điểm: Vườn bưởi chuyên canh có diện tích 15.000 m2 tại xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng (Hình 3.6).
49
Cách bố trí: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức (Bảng 3.7), 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức là 1 túi PE (polyethylene) hoặc 1 ống Eppendorf (dung tích 1,5 ml) đựng 1,4 g tinh dầu sả hoặc tinh dầu tỏi (Hình 3.5). Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức là một cây bưởi Năm roi đang cho trái.
.
Hình 3.5. Tinh dầu sả và tinh dầu tỏi được chứa trong tuýp Eppendorf và túi PE để làm chất quấy rối
Bảng 3.7: Các nghiệm thức trong thí nghiệm đánh giá hiệu quả của chất quấy rối đối với sâu đục trái cây có múi Citripestis sagitiferella.
Nghiệm thức
Mô tả
Vật liệu chứa Chất quấy rối
1 Ống Eppendorf Tinh dầu sả
2 PE thường Tinh dầu sả
3 PE zipper Tinh dầu sả
4 Ống Eppendorf Tinh dầu tỏi
5 PE thường Tinh dầu tỏi
6 PE zipper Tinh dầu tỏi
Chỉ tiêu ghi nhận: Khối lượng của chất gây nhiễu được cân mỗi ngày cho đến 16 ngày sau khi treo.
50
NHÀ
KHỐI 1
MƯƠNG
KHỐI 2
MƯƠNG
KHỐI 3
NT1 NT5 NT3
7 m
NT2 NT4 NT5
NT3 NT2 NT1
NT4 NT3 NT6
NT5 NT6 NT4
NT6 NT1 NT2
ĐƯỜNG ĐÊ BAO
Ghi chú: NT: Nghiệm thức
Hình 3.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát hiệu quả của tinh dầu sả và tinh dầu tỏi ở điều kiện ngoài đồng (Kế Sách, Sóc Trăng tháng 1/2016)
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của tinh dầu sả và tinh dầu tỏi lên sự gây hại của sâu đục trái cây bưởi
Mục tiêu: Đánh giá hiệu lực của tinh dầu tỏi và tinh dầu sả chanh trong phòng trừ sâu đục trái bưởi
Thời gian: Từ tháng 01/2018 đến tháng 08/2018.
Địa điểm: Vườn bưởi chuyên canh có diện tích 15.000 m2 tại xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng cùng vườn bưởi ở thí nghiệm 1, nhưng ở vị trí khác.
Cách bố trí: Theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Tất cả các nghiệm thức xử lý và đối chứng đều không phun thuốc trừ sâu.
Trên các cây bưởi thí nghiệm, trước khi treo chất quấy rối, tiến hành kiểm tra, ghi nhận và loại bỏ toàn bộ trái có trứng sâu và trái bị sâu đục. Chất quấy rối
15m
15m
51
(Hình 3.5) được cân và ghi nhận khối lượng ngay trước khi được treo ở giữa tán lá của cây bưởi vào buổi chiều mát và được thay mới 14 ngày/lần.
Bảng 3.8 Các nghiệm thức trong thí nghiệm Nghiệm
thức
Mô tả
Vật liệu chứa Chất quấy rối
1 Ống Eppendorf Tinh dầu sả
2 PE thường Tinh dầu sả
3 PE zipper Tinh dầu sả
4 Ống Eppendorf Tinh dầu tỏi
5 PE thường Tinh dầu tỏi
6 PE zipper Tinh dầu tỏi
7 Đối chứng (không treo chất quấy rối)
Chỉ tiêu ghi nhận: Ghi nhận tỷ lệ trái bị hại trên cây ở các thời điểm 7, 14, 21, 28, 35, 42 ngày sau khi treo chất gây nhiễu. Trái có trứng ngài và trái bị sâu đục trên cây bưởi thí nghiệm được loại bỏ, ngay sau khi ghi nhận chỉ tiêu.
Hiệu quả phòng trừ được tính theo công thức:
HQ (%) x 100
52
NHÀ
ĐƯỜNG ĐÊ BAO
KHỐI 1
MƯƠNG
KHỐI 2
MƯƠNG
KHỐI 3
NT1 NT4 NT7
7m
NT2 NT6 NT5
NT3 NT2 NT1
NT4 NT7 NT4
NT5 NT3 NT6
NT6 NT1 NT2
NT7 NT5 NT3
RẠCH
Hình 3.7 Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát hiệu quả của tinh dầu sả ở điều kiện diện rộng (Thời gian thực hiện: Tháng 1- 8/2016)
Thí nghiệm 3: Ứng dụng tinh dầu sả để quản lý Citripestis sagitiferella trên vườn bưởi
Mục tiêu: Thí nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của tinh dầu sả đối với việc phòng trị sâu đục trái bưởi Citripestis sagitiferella ở điều kiện diện rộng, từ đó làm cơ sở để có biện pháp quản lý loài sâu hại này một cách an toàn và bền vững với môi trường.
Thời gian: Từ tháng 04 đến tháng 08 năm 2018.
Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí trên các vườn trồng chuyên bưởi Năm roi tại ấp Kinh Giữa, xã Kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và ấp An Bình, Thị trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Các vườn có cùng độ tuổi 7 năm tuổi đang cho trái có diện tích vườn là >5.000 m2.
15m
53
Cách bố trí: Thí nghiệm sẽ được bố trí theo hình thức so sánh kiểu thực nghiệm trên diện rộng (trial plots) gồm 4 nghiệm thức. Mỗi nghiệm thức là một vườn bưởi đang mang trái có diện tích 5.000 m2, sự lặp lại được thực hiện trên lô thí nghiệm của mỗi nghiệm thức. Để tránh sự ảnh hưởng qua lại, các lô thí nghiệm sẽ được cách ly ở khoảng cách ≥300 m (Vang et al., 2011).
Bảng 3.9 Các nghiệm thức trong thí nghiệm đánh giá mật độ treo túi tinh dầu trong phòng trừ sâu đục trái cây có múi Citripestis sagitiferella.
Nghiệm thức
Mô tả
Mật độ treo (túi/1.000 m2)
1 10
2 20
3 Xử lý thuốc theo nông dân (đối chứng dương) 4 Không xử lý thuốc (đối chứng âm)
Túi tinh dầu được treo trên vườn vào thời điểm trái được 4 tuần tuổi (đường kính >5 cm). Tinh dầu được thay mới 4 tuần/lần. Trên 1 vụ trái tương ứng 3-4 lần thay túi tinh dầu. Dùng dây màu đỏ đánh dấu cây bưởi được chọn và dây màu xanh lá đánh dấu phát hoa hình thành trên cây bưởi được chọn ở thời điểm đặt bẫy. Ghi nhận tỷ lệ trái bị sâu đục trên toàn bộ số trái hình thành từ phát hoa có đánh dấu trên các cây bưởi được chọn.
Chỉ tiêu ghi nhận:
- Trên mỗi lô thí nghiệm chọn 25 cây bưởi ở 5 vị trí chéo góc, trong đó chọn 4 cây bưởi cho mỗi điểm ở 4 vị trí xung quanh và cây bưởi cho điểm ở vị trí trung tâm. Tỷ lệ trái bị đục (TLTBĐ) được tính theo công thức:
TLTBĐ (%) x 100