Sự bay hơi của tinh dầu sả và tinh dầu tỏi trong các vật liệu chứa khác nhau ở điều kiện ngoài đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu pheromone giới tính của sâu đục trái bưởi citripestis sagittiferella moorexác định cấu trúc hoá học, tổng hợp và đánh giá hiệu quả ngoài đồng (Trang 114 - 118)

4.2 Đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng gây hại của sâu đục trái bưởi

4.6.1 Sự bay hơi của tinh dầu sả và tinh dầu tỏi trong các vật liệu chứa khác nhau ở điều kiện ngoài đồng

Thí nghiệm được bố trí trên vườn bưởi tại Kế Sách, Sóc Trăng theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên nhằm đánh giá hiệu quả của các chất quấy rối là tinh dầu sả chanh và tinh dầu tỏi ở điều kiện ngoài đồng. Kết quả cho thấy tinh dầu sả và tinh dầu tỏi có khả năng làm giảm tỷ lệ gây hại của sâu đục trái bưởi trong điều kiện ngoài đồng.

Kết quả trình bày trong Bảng 4.14 cho thấy khối lượng bay hơi/ngày của tinh dầu sả là cao hơn so với tinh dầu tỏi. Trong đó, sự bay hơi ở bọc PE zipper (0,051 g/ngày đối với tinh dầu tỏi và 0,072 g/ngày đối với tinh dầu sả) là gần như tương tự với bọc PE (0,055 g/ngày đối với tinh dầu tỏi và 0,077 g/ngày đối với tinh dầu sả). Khối lượng bay hơi của tinh dầu tỏi và tinh dầu sả ở vật liệu chứa là ống Eppendorf là thấp (0,008 g/ngày đối với tinh dầu tỏi và 0,011 g/ngày đối với tinh dầu sả) hơn có ý nghĩa so với công thức bọc PE zipper. Qua đó, cho thấy khối lượng bay hơi phụ thuộc vào vật liệu chứa.

Bảng 4.14 Khối lượng bay hơi của tinh dầu tỏi và tinh dầu sả ở các vật liệu chứa khác nhau. (Thời gian thực hiện: Tháng 1/2018 – 8/2018)

Vật liệu Khối lượng ban đầu (g)

Khối lượng mất đi (g/ngày)*

Tinh dầu tỏi Tinh dầu sả

Bọc PE zipper 1,4 g 0,051a 0,072a

Bọc PE thường 1,4 g 0,055a 0,077a

Ống Eppendorf 1,4 g 0,008b 0,011b

CV (%) 4,84 3,44

* Giá trị trong cùng một cột có cùng một chữ cái theo sau không khác biệt ý nghĩa 1% theo phép thử DUNCAN

97

Diễn biến tốc độ bay hơi của tinh dầu sả và tinh dầu tỏi được trình bày ở Hình 4.23 cho thấy khối lượng bay hơi của chất quấy rối tăng dần theo thời gian thí nghiệm ở cả ba vật liệu chứa. Trong đó, bọc PE zipper có khối lượng bay hơi nhiều nhất, tiếp đến là bọc PE thường và sau cùng là ống Eppendorf. Mặt khác, đường biểu diễn thể hiện gần như là đường thẳng qua các thời gian ghi nhận chỉ tiêu cho thấy tốc độ bay hơi (g/ngày) của tinh dầu sả và tinh dầu tỏi ở các vật liệu chứa là tương đối ổn định.

Hình 4.23 Diễn biến khối lượng mất đi tích lũy của tinh dầu tỏi và tinh dầu sả ở các vật liệu chứa theo thời gian. (Thời gian thực hiện: Tháng 1/2018 – 8/2018)

98

Hình 4.24. Tương quan giữa tốc độ bay hơi của tinh dầu sả và tinh dầu tỏi với tỷ lệ trái bị Citripestis sagitiferella gây hại trên vườn bưởi Năm roi. (Thời gian thực hiện: Tháng

1/2017 – 8/2018)

4.6.2 Hiệu quả của một số chất quấy rối đối với sâu đục trái bưởi Citripestis sagitiferella ở điều kiện ngoài đồng

Hiệu quả của một số chất quấy rối đối với sâu đục trái bưởi Citripestis sagitiferella ở điều kiện ngoài đồng được xác định dựa trên tỉ lệ trái bưởi bị hại ở từng nghiệm thức xử lý. Kết quả trình bày trong Bảng 4.15 cho thấy tỉ lệ trái bị hại ở các nghiệm thức xử lý tinh dầu tỏi và tinh dầu sả (từ 0,7÷3,5%) là thấp hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng không xử lý (trung bình 5,4%), chứng tỏ mùi từ tinh dầu tỏi và tinh dầu sả có ảnh hưởng đến sự đẻ trứng của ngài làm giảm sự gây hại của chúng. Ở thời điểm 2 tuần sau khi treo, công thức tinh dầu tỏi đựng trong bọc PE thường có tỷ lệ trái bị hại (0,7%) là thấp nhất trong số các công thức. Tuy nhiên, từ các thời điểm 4 và 6 tuần sau khi treo, tỷ lệ trái bị hại giữa các công thức tinh dầu tỏi và dầu sả là không khác biệt ý nghĩa. Giữa các loại vật liệu chứa thì công thức tuýp Eppendorf có tỷ lệ trái bị hại tương đương với bọc PE thường, nhưng thấp hơn có ý nghĩa so với bọc PE zipper, trong khi trái bị hại ở công thức bọc PE thường và bọc PE zipper không có sự khác biệt có ý nghĩa (Bảng 4.15).

Giữa các loại vật liệu chứa thì bọc PE (2,1÷2,2% đối với tinh dầu tỏi và 1,8÷2,8% đối với tinh dầu sả) cho hiệu quả cao hơn so với ống Eppendorf (tỉ lệ gây hại trung bình 3,3% đối với tinh dầu tỏi và 3,4% đối với dầu sả). Như vậy, tốc độ bay hơi ≤0,011 g/ngày cho hiệu quả quấy rối thấp hơn so với tốc độ bay hơi từ 0,72÷0,77 g/ngày (Bảng 4.14).

99

Bảng 4.15 Tỉ lệ trái bị hại trên vườn thí nghiệm sử dụng tinh dầu sả và tinh dầu tỏi phòng trừ sâu đục trái bưởi Citripestis sagitiferella tại Sóc Trăng. (Thời gian thực hiện:

Tháng 1/2018 – 8/2018) Nghiệm thức Chất quấy

rối (1,4g)

Số trái quan

sát

Tỉ lệ (%) trái bị hại ở các tuần sau khi treo

Hiệu quả trung bình (%) 2 tuần 4 tuần 6 tuần

Ống Eppendorf Tinh dầu tỏi 269 3,3±0,6 b 3,1±1,5 b 3,5±0,6 b 38,9b Bọc PE thường Tinh dầu tỏi 256 0,7±0,6 d 2,9±0,9 bc 3,0±1,4 b 59,3bc Bọc PE zipper Tinh dầu tỏi 239 2,0±0,6 c 1,8±1,0 bc 2,4±1,1 b 61,1bc Ống Eppendorf Tinh dầu sả 311 4,0±0,3 b 3,1±0,4 b 3,1±0,6 b 37,0b Bọc PE thường Tinh dầu sả 229 3,4±0,7 b 1,7±1,7 bc 3,4±0,3 b 48,2bc Bọc PE zipper Tinh dầu sả 286 2,1±0,6 c 1,3±1,1 c 1,9±0,3 b 66,7c

Đối chứng - 258 5,3±0,5 a 5,5±0,4 a 5,4±1,1 a 0a

CV (%) 19,60 53,19 26,94 23,08

Mức ý nghĩa ** * * **

Giá trị trong cùng một cột có cùng một chữ cái theo sau không khác biệt ý nghĩa theo phép thử DUNCAN.* Khác biệt ở mức ý nghĩa 5 %; ** Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của tinh dầu sả và tinh dầu tỏi lên sự gây hại của sâu đục trái cho thấy tinh dầu sả và tinh dầu tỏi có hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ trái bị đục (Bảng 4.15). Do tinh dầu sả và tinh dầu tỏi được áp dụng theo hình thức tác động bằng mùi (đựng trong các vật liệu chứa) và trái bưởi được kiểm tra hoàn toàn không bị sâu đục trái xâm nhiễm (những trái có mang trứng sâu và bị đục đã bị loại bỏ) trước khi xử lý, nên ảnh hưởng của tinh dầu sả và tinh dầu tỏi là trên hoạt động sinh sản của thành trùng Citripestis safittiferella. Hiệu quả ảnh hưởng của tinh dầu sả lên sự tìm ký chủ và đẻ trứng của ngài cái đã được ghi nhận trên các loài sâu hại cây trồng phổ biến ở ĐBSCL như sâu đục củ khoai lang Nacoleia sp. (Nguyễn Thị Hồng Lĩnh và ctv., 2016;

Nguyễn Minh Luân, 2015) và sâu kéo màng hại cải Hellular undalis (Trần Thanh Thy và ctv., 2016). Các loài ghi nhận trên, bao gồm Citripestis sagitiferella, đều thuộc tổng họ Pyraloidae, bộ cánh vảy (Lepidoptera).

Hiệu quả làm giảm tỷ lệ trái bị đục dao động trung bình từ 37% đến 67%

trong điều kiện ngoài đồng, tùy thuộc vào vật liệu chứa để phóng thích mùi của tinh dầu sả và tinh dầu tỏi (Bảng 4.15). Mặc dù tỷ lệ trái bị hại ở công thức dùng ống Eppendorf là không khác biệt với công thức bọc PE thường và nghiệm thức bọc PE thường không khác biệt so với công thức bọc PE zipper. Tuy nhiên, tỷ lệ trái bị hại ở công thức ống Eppendorf là cao hơn có ý nghĩa so với công thức bọc PE zipper cho thấy hiệu quả có xu hướng giảm dần từ bọc PE zipper > bọc PE

100

thường > ống Eppendorf. Điều này có thể do ảnh hưởng bởi tốc độ bay hơi của tinh dầu sả và tinh dầu tỏi ở các vật liệu chứa. Tốc độ bay hơi ở công thức Eppendorf là thấp hơn so với công thức bọc PE zipper và bọc PE thường (Bảng 4.14). Thêm vào đó, xu hướng tỷ lệ trái bị hại giảm dần từ công thức bọc PE zipper đến ống Eppendorf cho thấy khi tốc độ bay hơi của tinh dầu sả và tinh dầu tỏi tăng thì tỷ lệ trái bị hại giảm, hay hiệu quả phòng trừ tăng. Phân tích tương quan giữa tốc độ bay hơi và tỷ lệ trái bị hại cho hệ số tương quan chặt với r = 0,81 (Hình 4.24) chứng tỏ tiềm năng gia tăng hiệu quả phòng trừ bằng cách cải tiến vật liệu chứa để làm gia tăng tốc độ bay hơi của tinh dầu sả và tinh dầu tỏi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu pheromone giới tính của sâu đục trái bưởi citripestis sagittiferella moorexác định cấu trúc hoá học, tổng hợp và đánh giá hiệu quả ngoài đồng (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)