Biện pháp phòng trị sâu đục trái bưởi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu pheromone giới tính của sâu đục trái bưởi citripestis sagittiferella moorexác định cấu trúc hoá học, tổng hợp và đánh giá hiệu quả ngoài đồng (Trang 76 - 87)

Về biện pháp phòng trừ sâu đục trái bưởi, tất cả các nông dân và vườn được điều tra đều sử dụng thuốc hóa học. Kết quả ghi nhận cho thấy 100% nông hộ được phỏng vấn đã áp dụng biện pháp phun thuốc trừ sâu để phòng trị sâu đục trái.

Trong đó trung bình 86,67% nông hộ áp dụng biện pháp phun ngừa, chỉ 12,2%

nông hộ phun thuốc trừ sâu khi thấy trái bị sâu hại với khoảng cách giữa các lần phun là 7÷10 ngày (71,89%). (Bảng 4.4). Kết quả này tương đối trùng khớp với điều tra của Vũ Bá Quan (2014) (1) cho thấy đại đa số là các hoạt chất hóa học được sử dụng trong phòng trừ Citripestis sagitiferella, các hoạt chất sinh học chiếm tỷ lệ rất thấp. Khảo sát của Phạm Tấn Hảo và Lê Quốc Điền (2016) cũng cho thấy có tới 95% hộ nông dân khảo sát đã sử dụng thuốc hóa học trong việc phòng trị sâu đục trái bưởi. Do sự gây hại xảy ra bên trong trái, nên khi thấy được triệu chứng gây hại thì trái đã bị hư và hiệu quả của thuốc không còn, vì vậy nông dân chủ yếu phun thuốc trừ sâu để ngừa sâu đục trái cây có múi. Mặt khác, cũng do sự gây hại bên trong nên nông dân khó xác định hiệu quả của thuốc dẫn đến viêc nông dân phun thuốc với tần suất 7 ÷ 10 ngày/lần trong suốt thời gian cây mang trái, kết quả này cũng khá trùng khớp với điều tra của Vũ Bá Quan và ctv.

(2014) (1) cho rằng nông dân thường phun thuốc với số lần phun khoảng 2-4 lần/tháng.Khoảng cách giữa các lần phun có sự khác biệt giữa các địa bàn điều tra.

Tại Vĩnh Long, tỷ lệ nông hộ phun thuốc định kỳ 7 ngày/lần chiếm tỷ lệ khá cao

59

với 75%, còn tại Sóc trăng tỷ lệ này chỉ là 3,7% và Hậu Giang là 21,43%. Đa số nông dân ở địa bàn Hậu Giang và Sóc Trăng phun ngừa định kỳ 10 ngày/lần và

>15 ngày/lần. Trong khi đó tỷ lệ nông hộ ở Vĩnh Long phun thuốc >15 ngày/lần chỉ chiếm 4,17%. Điều này có thể do tại địa bàn Vĩnh Long, cụ thể là ở xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh bưởi Năm roi được trồng chuyên với mức độ thâm canh cao. Phần lớn nông hộ (66,67%) cho rằng sâu đục trái bưởi là đối tượng dễ phòng trị. Các loại thuốc hóa học được nông dân sử dụng để phòng trị sâu đục trái gồm Yamida 10WP (Imidacloprid), Dragon 585EC (Cypermethrin + Chlorpyriphos Ethyl), Ascend 20SP (Acetamiprid), Fentox 25EC (Fenvalerate + Dimethoate), Vitashield 40 EC (Chlorpyriphos), Vibasu 10GR (Diazinon).

Bảng 4.4 Biện pháp phòng trị sâu đục trái bưởi của nông hộ. (Thời gian thực hiện:

Tháng 11/2017 – 11/2018)

Thông tin ghi nhận Tỷ lệ nông hộ (%)

Vĩnh Long Hậu Giang Sóc Trăng Trung bình

Có phòng trị 100 100 100 100

Sâu đục trái bưởi là đối tượng

- Dễ phòng trị 76,67 63,34 60 66,67

- Khó phòng trị 23,33 36,66 40 33,33

Biện pháp phòng trị

- Phun thuốc BVTV 100 100 100 100

Thời điểm phun thuốc

- Phun ngừa 76,67 93,34 90 86,67

- Thấy trái bị hại 20 6,66 10 12,22

- Tỷ lệ cao 3,33 0 0 1,11

Khoảng cách giữa các lần phun (ngày/lần)

- 7 75 21,43 3,7 33,38

- 10 20,83 42,86 51,86 38,51

- >15 4,17 35,71 44,44 28,11

4.1.5 Tỉ lệ gây hại và diễn biến gây hại của sâu đục trái bưởi Citripestis sagitiferella 4.1.5.1 Tỉ lệ gây hại của Citripestis sagitiferella trên bưởi

Sâu đục trái tấn công trên bưởi ở các giai đoạn khác nhau của trái và giai đoạn trái 4-5 cm là giai đoạn trái bị tấn công nhiều nhất. Kết quả khảo sát sự gây hại của sâu đục trái trên bưởi được trình bày ở Bảng 4.5 cho thấy tất cả các vườn bưởi khảo sát gồm 90 vườn, 1.350 cây đều bị sâu đục trái gây hại với mức độ gây hại ở các giai đoạn trái khác nhau là khác nhau và tùy từng địa bàn. Tỷ lệ trái bưởi bị đục là từ 2,28%÷3,63%. Trong đó, địa bàn Sóc Trăng bị sâu đục trái gây hại nặng nhất với tỉ lệ 3,63%, kế đến là Hậu Giang (2,74%) và sau cùng là Vĩnh Long (2,28%). Theo ghi nhận của nhiều nông dân thì có thể do vườn trồng xen nhiều loại cây tạo điều kiện rậm rạp thích hợp cho sâu phát triển và gây khó khăn trong việc phun thuốc mà sâu gây hại nặng hơn các vườn chuyên canh. Mặt khác, do ở các vườn bưởi chuyên canh ở Vĩnh Long phun thuốc hóa học để ngừa sâu

60

đục trái bưởi thường xuyên hơn nên tỉ lệ gây hại ít hơn các địa bàn còn lại. Vườn bưởi trồng chuyên canh thường có chế độ chăm sóc hợp lý hơn về phân bón, tưới nước, bồi bùn… nên việc phòng trừ thường có hiệu quả cao hơn vườn trồng xen (Vũ Bá Quan và ctv., 2014) (1).

Bảng 4.5 Tỷ lệ trái bị hại (%) theo đường kính trái trên các vườn khảo sát. (Thời gian thực hiện: Tháng 11/2017 – 11/2018)

Kích thước trái

Vĩnh Long Hậu Giang Sóc Trăng

Tổng số trái

Số trái bị hại

Tỉ lệ

%

Tổng số trái

Số trái bị hại

Tỉ lệ

%

Tổng số trái

Số trái bị hại

Tỉ lệ

%

- <5cm 5.361 68 1,26 8.151 169 2,07 5.533 141 2,54 - 5-10cm 7.267 194 2,66 7.776 261 3,36 7.779 353 4,53 - >10cm 10.812 273 2,52 8.369 236 2,81 11.627 413 3,55 Tổng 23.440 535 2,28 24.296 666 2,74 24.939 907 3,63

Bảng 4.5 cho thấy trái có đường kính 5÷10 cm có tỉ lệ bị hại trung bình là 3,52%, trong tỉ lệ này ở trái có đường kính <5 cm là 1,96% và >10 cm là 2,96%.

Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2015); Lương Thị Duyên và ctv. (2015), sâu có thể gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của trái từ rất sớm sau đậu trái đến trái cận thu hoạch. Kết quả khảo sát cho thấy giai đoạn trái có đường kính từ 5÷10 cm (khoảng 1,5÷3 tháng sau khi đậu trái) là mẫn cảm đối với sâu đục trái so với các giai đoạn phát triển khác của trái. Điều này có thể giai đoạn trái có đường kính 5÷10 cm phần thịt trái hình thành khá nhiều, trong khi các múi bưởi cũng khô và ít nước nên sâu thích tấn công hơn (Hình 4.1). Mặt khác, ở giai đoạn trái gần thu hoạch các nhà vườn thường quan tâm nhiều hơn nên sẽ phun thuốc kỹ do đó tỉ lệ gây hại ở giai đoạn trái này giảm đi. Kết quả này cũng khá trùng khớp với nghiên cứu của Vũ Bá Quan và ctv. (2014) cho rằng giai đoạn trái khoảng 1-2 tháng tuổi là giai đoạn trái bị gây hại nặng nhất.

Hình 4.1 Phần bên trong trái bưởi ở 3 giai đoạn khác nhau . (Thời gian thực hiện: Tháng 11/2017 – 11/2018)

61

4.1.5.2 Diễn biến tỉ lệ gây hại của sâu đục trái Citripestis sagitiferella trên các vườn bưởi

A. Diễn biến tỉ lệ gây hại của sâu đục trái bưởi Citripestis sagitiferella tại thành phố Cần Thơ và huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

a) Tổng quan

Nhìn chung, tỷ lệ gây hại của sâu đục trái bưởi cao hơn vào mùa nắng và tương đối thấp hơn vào mùa mưa và diễn tiến tùy thuộc các yếu tố địa điểm, kỹ thuật canh tác... Một cách tổng quát, kết quả khảo sát ở Hình 4.2 cho thấy diễn biến tỉ lệ của sâu đục trái trên ba địa điểm khảo sát với 3 cách canh tác khác nhau tại thành phố Cần Thơ và huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, thấy được sự khác biệt rõ rệt giữa ba địa điểm.

Tỉ lệ gây hại của sâu đục trái tại 3 vườn đều dưới 25% và tỉ lệ trái bị hại tăng giảm không ổn định, ở 3 vườn đều có tỉ lệ trái bị hại cao từ cuối tháng 12/2017 đến đầu tháng 6/2018, cao nhất từ cuối tháng 12/2017 đến cuối tháng 2/2018 và tỉ lệ thấp từ đầu tháng 6 đến đầu tháng 9/2018, tỉ lệ thấp nhất vào tháng 6/2018. Nhìn chung, diễn biến tỷ lệ gây hại này tương đối trùng khớp với mô tả của Lương Thị Duyên (2014) khi cho rằng tỷ lệ gây hại của sâu đục trái bưởi đạt cao nhất vào tháng 2-3, sau đó giảm dần và đạt thấp nhất vào khoảng tháng 6-9.

Mặc dù tỉ lệ gây hại của sâu đục trái ở Hậu Giang tạo thành 4 cao điểm vào đầu tháng 1 và đầu tháng 2, đầu tháng 3 và cuối tháng 4 nhưng với tỉ lệ gây hại của các cao điểm đó đều dưới 10% thì ở khu vực Thành phố Cần Thơ tỉ lệ gây hại lại tạo thành 3 cao điểm cuối tháng 10, cuối tháng 12 và đầu tháng 2 với tỉ lệ của điểm cao nhất lên đến 24,75%. Điều này cho thấy vùng trồng canh tác tốt, phun thuốc định kì và trồng xen với cây ăn trái khác (cây xoài) với số lần phun thuốc >24 lần/năm có kết hợp với dầu khoáng có tỉ lệ sâu đục trái ít hơn nhiều so với vùng canh tác kém hiệu quả (ít chăm sóc, số lần phun thuốc ít).

Sự gây hại của sâu đục trái bưởi tại phường Tân Phú, thành phố Cần Thơ xảy ra hầu hết quanh năm, còn tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang địa điểm 1 tỉ lệ gây hại chỉ xảy ra chủ yếu vào các tháng cao điểm mùa khô (đầu tháng 1/2018 đến cuối tháng 4/2018), tại địa điểm 2 hầu hết các tháng đều không bị gây hại. Trong đó, tỉ lệ gây hại của sâu đục trái bưởi tại địa điểm 1 cao hơn 2 điểm còn lại tại tỉnh Hậu Giang và gần như sâu gây hại tất cả các thời điểm trong năm.

Tỉ lệ sâu đục trái trong giai đoạn mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 12) là thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn mùa khô (từ tháng giêng đến tháng 5) chứng tỏ tỉ lệ

62

gây hại của sâu đục trái phụ thuộc nhiều vào lượng mưa. Kết quả này khá trùng khớp với điều tra thực trạng canh tác nông hộ (Mục 4.1.3) cho thấy đa số nông dân cho rằng sâu đục trái xuất hiện biến vào mùa nắng. Kết quả nghiên cứu của Vũ Bá Quan (2014) cũng cho rằng, tỷ lệ trái bưởi bị sâu đục trái gây hại có tương quan với diễn biến thời tiết, tệ gây hại ở những tháng nắng là cao hơn so với những tháng mưa.

Hình 4.2 Diễn biến tỷ lệ gây hại của sâu đục trái bưởi Citripestis sagitiferella tại tỉnh Hậu Giang (HG) và Thành phố Cần Thơ (CT). (Thời gian thực hiện: Tháng 11/2017 – 11/2018)

63

b) Diễn biến tỉ lệ gây hại của sâu đục trái bưởi tại phường Tân Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

Hình 4.3 Diễn biến tỉ lệ gây hại của sâu đục trái bưởi Citripestis sagitiferella phường Tân Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. (Thời gian thực hiện: Tháng 11/2017 –

11/2018)

Tại địa điểm khảo sát tỉ lệ gây hại của sâu đục trái nằm ở mức độ thấp trong suốt giai đoạn từ khoảng cuối tháng 5 đến cuối tháng 9 với mức trung bình tỉ lệ gây hại <5%. Đường biểu diễn tỉ lệ bắt đầu tăng vào cuối tháng 9/2018 với tỉ lệ trung bình 10% sau đó giảm xuống dưới mức 5% từ giữa tháng 11/2018 sau đó tiếp tục gia tăng tạo thành điểm cao thứ nhất vào cuối tháng 12 với tỉ lệ trung bình 19,63% giảm xuống vào đầu tháng 1 (13,87%), tiếp tục tăng lên tạo thành cao điểm thứ 2 với tỉ lệ 24,75% sau đó giảm mạnh đến cuối tháng 2/2018 (14,21%), tiếp tục giảm nhẹ đến đầu tháng 5 (7,33%) rồi giảm xuống đến dưới 5%, sâu hại đục phá nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ trái của nhà vườn cũng như quá trình trồng bưởi về sau. Nguyên nhân một phần là quá trình canh tác và chăm sóc của nhà vườn, trong quá trình thu thập số liệu 12 tháng cho thấy nhà vườn trồng cây với mật độ cao, chiều cao liếp không hợp lí và ít dọn cỏ trong vườn dẫn đến độ ẩm của vườn cao tạo điều kiện cho sâu hại phát triển.

64

c) Diễn biến tỉ lệ gây hại của sâu đục trái bưởi Citripestis sagitiferella tại xã Đông Thạnh của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang (địa điểm 1)

Hình 4.4 Diễn biến tỉ lệ gây hại của sâu đục trái bưởi Citripestis sagitiferella tại xã Đông Thạnh của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang (địa điểm 1). (Thời gian thực

hiện: Tháng 11/2017 – 11/2018)

Tại xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang cho thấy tỉ lệ gây hại là rất thấp (luôn nhỏ hơn 5% và đa số là 0%), tháng cao nhất chỉ chiếm 1,1%

đợt cao kết tiếp với tỉ lệ rất thấp đều <1%. Do việc phun thuốc ngừa giữa bưởi và xoài đều sử dụng các loại thuốc giống nhau nên số lần phun thuốc cho cả hai loại cây ăn trái này lên đến >30 lần/năm. Các loại thuốc tại địa điểm 1 nhà vườn áp dụng thuốc hóa học là chủ yếu và các loại thuốc đều thuộc nhóm cúc tổng hợp (Cypermethin) và hầu hết tất cả lần phun đều kết hợp dầu khoáng.

65

d) Diễn biến tỉ lệ gây hại của sâu đục trái bưởi Citripestis sagitiferella tại xã Đông Thạnh của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang (địa điểm 2)

Hình 4.5 Diễn biến tỉ lệ gây hại của sâu đục trái bưởi Citripestis sagitiferella tại xã Đông Thạnh của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang (địa điểm 2). (Thời gian thực hiện: Tháng 11/2017 – 11/2018)

Đối với vườn 2 từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 12, tỉ lệ gây hại luôn nhỏ hơn 5% nhưng đến đầu tháng 1 tỉ lệ hại tăng nhanh tạo thành cao điểm thứ nhất (trung bình 10,06%) sau đó giảm nhẹ vào cuối tháng 2 (trung bình tỉ lệ hại là 6,6%) sau đó tăng vào cuối tháng 2 tạo thành cao điểm thứ 2 với tỉ lệ 8,14% rồi lại giảm mạnh xuống còn 1,57% vào cuối tháng 2, tiếp tục tăng lên vào cuối tháng 3 (0,83%) giảm xuống vào đầu tháng 4 (0%) đến cuối tháng 4 bắt đầu tăng tạo thành cao điểm thứ 4 với tỉ lệ 1,1%.

Tại địa điểm 2 diễn biến thất thường của sâu đục trái một phần là do điều kiện canh tác và quản lý dịch hại của nông dân làm kìm hãm sự gây hại của sâu đục trái giữa các lần điều tra nhất là trong các tháng cao điểm của mùa nắng (từ tháng 1 đến tháng 4).

B. Diễn biến tỉ lệ gây hại của sâu đục trái Citripestis sagitiferella và đường kính trái bị hại trên vườn bưởi Năm Roi tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

a) Tổng quan

66

Qua Hình 4.6 cho thấy trong suốt quá trình khảo sát từ ngày 25/11/2017 đến 24/11/2018 trên tất cả các vườn điều tra đều bị sâu đục trái bưởi Citripestis sagitiferella gây hại không liên tục. Nhìn chung, tỉ lệ gây hại của sâu đục trái bưởi Citripestis sagitiferella ở 3 vườn có đường biểu diễn gần giống nhau trên biểu đồ. Tỉ lệ trái bị đục trái do Citripestis sagitiferella gây hại trung bình trong suốt giai đoạn khảo sát của Vườn 1 thuộc ấp Mỹ Phước 1 là 4,78% cao hơn so với khu vực ấp Mỹ Thới 1 (gồm Vườn 2 và Vườn 3) lần lượt là 4,06% và 3,25%.

Diễn biến tỉ lệ trái bị sâu đục trái Citripestis sagitiferella gây hại có mối tương quan với diễn biến thời tiết. Đồ thị ở Hình 4.6 cho thấy trong 3 địa điểm khảo sát Vườn 1 thuộc ấp Mỹ Phước 1 có tỉ lệ trái bị hại cao nhất, kế đến là Vườn 2 và Vườn 3 thuộc ấp Mỹ Thới 1. Đặc biệt, Vườn 1 có tỉ lệ trái bị hại diễn biến phức tạp nhất trong cả 3 vườn khảo sát vào thời điểm từ đầu 02/2018 đến cuối 04/2018 là tháng cao điểm của mùa nắng, tỉ lệ trái bị hại đạt 2 cao điểm, từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 3 có điều kiện thuận lợi cho sâu đục trái phát triển và gây hại nhưng tỉ lệ gây hại của sâu đục trái lại giảm, nguyên nhân là do vào thời gian này nông dân thu hoạch bưởi bán tết dẫn đến nguồn thức ăn cho sâu cạn kiệt. Đặc biệt vào tháng 06/2018 không thấy có sự xuất hiện gây hại của sâu đục trái.

Hình 4.6 Diễn biến tỉ lệ gây hại của Citripestis sagitiferella trên vườn bưởi Năm

Roi tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. (Thời gian thực hiện:

Tháng 11/2017 – 11/2018)

67

Nguyên nhân tỉ lệ gây hại giảm có thể là do vào thời điểm này có lượng mưa và ẩm độ không khí tăng.

b) Diễn biến tỉ lệ gây hại của Citripestis sagitiferella trên vườn bưởi Năm Roi tại ấp Mỹ Phước 1, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Qua biểu đồ Hình 4.7 cho thấy tỉ lệ trái bị sâu gây hại tăng vào mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4, lượng mưa thấp nhất chỉ từ 5,2÷17,6 mm/tháng và ẩm độ ở mức thấp nhất trong năm 76÷78%. Do đó, tỉ lệ trái bị sâu gây hại trên vườn có những thời điểm rất cao lần lượt là 9,41%; 7,09% và 7,26% ở các khoảng thời gian là ngày 03/02/2018; 28/04/2018 và 24/11/2018.

Tuy nhiên, từ tháng 5 đến tháng 7 cao điểm của mùa mưa, lượng mưa cao nhất biến động từ 183÷295 mm/tháng và ẩm độ cũng ở mức cao nhất trong năm từ 84-88% khiến tỉ lệ trái bị hại giảm thấp dưới 4%. Đặc biệt, vào tháng 6 không xuất hiện sự gây hại của sâu.

Ngoài yếu tố thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho sâu phát triển còn do mật độ cây trồng trên vườn 80 cây/1.000 m2 cao hơn mức khuyến cáo và tuổi cây bưởi đã đạt 19 năm. Theo Vũ Bá Quan (2014) (1), ghi nhận mức độ gây hại của sâu đục trái phụ thuộc vào mật độ cây trồng và tuổi cây bưởi từ 15 năm tuổi trở lên thì vườn bắt đầu lão nên sức khỏe của cây suy kiệt rất dễ bị sâu đục trái tấn công gây hại nặng, kèm theo sự chủ quan của nhà vườn trong phòng trừ sâu đục trái sau một thời gian sâu gây hại ở tỉ lệ không đáng kể. So với tỷ lệ trái bị hại ở địa điểm 1 và địa điểm 2 ở Hậu Giang.

68

c) Diễn biến tỉ lệ gây hại của Citripestis sagitiferella trên vườn bưởi Năm Roi tại ấp Mỹ Thới 1, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Qua đồ thị ở Hình 4.8 cho thấy diễn biến tỉ lệ gây hại của sâu đục trái Citripestis sagitiferella ở Vườn 2 và Vườn 3 thuộc ấp Mỹ Thới 1 gần như giống nhau. Vào khoảng thời gian từ đầu tháng 02/2018 cuối tháng 04/2018 là tháng cao điểm của mùa nắng, cả 2 vườn có tỉ lệ trái bị hại cao nhất ở Vườn 2 lần lượt là 8,71%; 6,77% và Vườn 3 là 8,57%; 6,53%. Sang khoảng thời gian từ ngày 12/05/2018 đến ngày 18/08/2018 thời tiết mưa nhiều nên cả 2 vườn có tỉ lệ trái bị hại giảm nhanh dưới 4% và đôi khi không thấy có sự xuất hiện gây hại của sâu đục trái. Nhìn chung tỉ lệ trái bị hại ở cả 2 vườn đều thấp hơn 9% và thấp hơn so với Vườn 3 thuộc ấp Mỹ Phước 1. Ở giai đoạn cuối tháng 11/2018 sự gây hại của sâu đục trái có dấu hiệu tăng trở lại ở Vườn 2 có tỉ lệ là 6,75% và Vườn 3 là 6,57%. Nguyên nhân có thể là do thời tiết chuyển sang mùa khô thuận lợi cho sâu phát sinh phát triển, ngoài ra còn do nhà vườn ngưng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu đục trái sau một thời gian sâu gây hại ở tỉ lệ không đáng kể. So với tỷ lệ trái bị hại ở địa điểm 1 và địa điểm 2 ở Hậu Giang, tỷ lệ trái bị hại ở Vườn 2 và Vườn 3 có xu hướng cao hơn, điều này có thể do vườn 2 và 3 nằm trên vùng chuyên canh, giai đoạn này trên cây tập trung nhiều trái lớn (chuẩn bị thu hoạch vào dịp tết Nguyên đán) là đối tượng ưa thích của sâu đục trái (Vũ Bá Quan và ctv., 2014) (1) và ít trái nhỏ, đây có thể là một trong những nguyên nhân góp phần làm gia tăng tỷ lệ trái bị hại.

Hình 4.7 Diễn biến tỉ lệ gây hại của Citripestis sagitiferella trên vườn bưởi Năm Roi tại ấp Mỹ Phước 1, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. (Thời gian thực

hiện: Tháng 11/2017 – 11/2018)

0 5 10 15 20 25 30 35

11/25/2017 12/9/2017 12/23/2017 1/6/2018 1/20/2018 2/3/2018 2/17/2018 3/3/2018 3/17/2018 3/31/2018 4/14/2018 4/28/2018 5/12/2018 5/26/2018 6/9/2018 6/23/2018 7/7/2018 7/21/2018 8/4/2018 8/18/2018 9/1/2018 9/15/2018 9/29/2018 10/13/2018 10/27/2018 11/10/2018 11/24/2018

Tỉ ltrái bị hại (%)/Nhiệt đ(o C)

0 50 100 150 200 250 300 350

Lượng mưa (mm)/m đ(%)

Lượng mưa (mm) Vườn 1 Nhiệt độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu pheromone giới tính của sâu đục trái bưởi citripestis sagittiferella moorexác định cấu trúc hoá học, tổng hợp và đánh giá hiệu quả ngoài đồng (Trang 76 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)