Cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân

Khách hàng cá nhân chia ra gồm hai nhóm đối tượng chính là: khách hàng cá nhân vay cho mục đích kinh doanh và khách hàng cá nhân vay cho mục đích tiêu dùng. Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là cá nhân kinh doanh.

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và theo quy định tại Thông tư số 39/2016-TT/NHNN ngày 30/12/2016 do NHNN Việt Nam ban hành, khách hàng cá nhân bao gồm cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.

Theo đó, các đối tượng không có tư cách pháp nhân không đủ tư cách chủ thể vay vốn. Như vậy chủ thể bên vay sẽ không còn là hộ kinh doanh nữa mà phải là một hay nhiều cá nhân đại diện cho hộ kinh doanh.

Ngoài ra, theo điều 4 và 5 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì cho vay cá nhân gồm có: Cho vay phục vụ đời sống và cho vay phục vụ kinh doanh, được quy định cụ thể như sau:

- Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó.

- Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác (sau đây gọi là hoạt động kinh doanh) là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngoài quy định tại khoản 4 Điều này, bao gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.

Do đó, Cho vay cá nhân kinh doanh: “Là việc các tổ chức tín d ng cho vay vốn đối với khách hàng cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của cá nhân, của hộ kinh doanh và doanh nghiệp ư nhân mà á nhân vay vốn đó là hủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp ư nhân”

Mục đích vay vốn cụ thể là để những đối tượng này thực hiện một hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc kinh doanh dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận trong thời gian quy định.

1.1.2. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân

Khác với cho vay khách hàng là pháp nhân, cho vay cá nhân kinh doanh có những đặc điểm cơ bản sau sau:

Về đối tượng: Với đặc điểm đối tượng vay vốn là cá nhân kinh doanh có nhu cầu sử dụng vốn phục vụ mục đích đầu tư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân. Khác với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân thường có số lượng lớn, nhu cầu vốn rất đa dạng song không thường xuyên và chịu sự ảnh hưởng nhiều của môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính vì vậy, ở mỗi khu vực khác nhau, nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân cũng khác nhau.

Thời gian vay vốn: Thời gian vay vốn của cá nhân kinh doanh đa dạng, đối với những khoản vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh thì thời hạn chủ yếu là vay ngắn hạn.

Quy mô vốn và số lượng các khoản vay: Thông thường quy mô mỗi khoản cho vay CNKD thường nhỏ hơn cho vay KHDN. Nguyên nhân chủ yếu do khách hàng kinh doanh với do quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp. Ngoài ra, đa số các cá nhân kinh doanh đã có sự tích lũy vốn từ trước đối với các tài sản có giá trị lớn, họ chỉ tìm đến ngân hàng với mục đích hỗ trợ để tăng thêm nguồn vốn kinh doanh. Đối với các NHT hoạt động theo định hướng ngân hàng bán lẻ, số lượng các khoản vay khách hàng cá nhân thường chiếm tỷ trọng lớn.

Chi phí cho vay: Chi phí mà NHT bỏ ra đối với các khoản vay cá nhân kinh doanh thường lớn cả về chi phí thủ tục và quản lý. Bởi đối tượng cho vay cá nhân kinh doanh có số lượng các khoản cho vay là lớn nhưng quy mô mỗi khoản vay tương đối nhỏ

Mức lãi suất cho vay: Thường ít linh hoạt, khác với hầu hết các khoản cho vay pháp nhân lãi suất được điều chỉnh theo thị trường, lãi suất cho vay cá nhân kinh doanh thường được ấn định tại một mức nhất định. Đối với các khoản cho vay ngắn hạn, lãi suất thường được ấn định ngay từ đầu và không thay đổi cho đến hết

thời hạn vay. Đối với những khoản vay trung và dài hạn, lãi suất cho vay thường được điều chỉnh dựa trên cơ sở lãi suất huy động, cộng với một biên độ nhất định tuỳ theo từng ngân hàng.

Về rủi ro tín dụng: Các khoản cho vay cá nhân kinh doanh bao giờ cũng tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao. Tình hình tài chính của cá nhân kinh doanh thường dễ thay đổi tùy theo kết quả kinh doanh và năng lực tài chính của họ, do nguyên nhân chủ quan có thể hoặc là trình độ quản lý của khách hàng kém, hoặc thiếu kinh nghiệm, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém, phương án kinh doanh không hiệu quả.

Bên cạnh đó, có thể do nguyên nhân khách quan như thiên tai hạn hán, mất mùa, sự suy thoái của nền kinh tế … cũng là những nguy cơ ảnh hưởng kết quả kinh doanh của khách hàng.

ặt khác, việc thẩm định và quyết định cho vay cá nhân kinh doanh thường không đầy đủ về thông tin, độ tín cậy của thông tin thấp, ví dụ: Báo cáo tài chính phổ biến không được kiểm toán.

Ngoài ra, cá nhân kinh doanh phân tán về mặt địa lý, ngân hàng khó khăn trong việc kiểm tra giám sát khách hàng sau khi cho vay, là một trong những nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng

Tuy nhiên, tính trên tổng thể, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân lại có độ rủi ro thấp do quy mô món vay nhỏ, số lượng món vay lớn, nhờ đó phân tán được rủi ro.

1.1.3. Phân loại cho vay khách hàng cá nhân

Để phục vụ cho phân tích và đánh giá sâu sắc hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh, các tiêu chí phân loại thường được sử dụng như sau:

1.1.3.1 Phân heo phương hứ ho vay

- Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.

- Cho vay hợp vốn: Là việc từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn.

- Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu

kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hằng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.

- Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này.

- Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một) năm.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Tổ chức tín dụng chấp nhận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm.

- Cho vay quay vòng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một) tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 (ba) tháng.

- Cho vay tuần hoàn (rollover): Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:

+ Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay;

+ Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh;

+ Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức

tín dụng;

+ Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận.

Ngoài ra NHTM còn có một số phương thức cho vay khác: cho vay bao thanh toán, cho vay thuê hoặc mua...

1.1.3.2. Phân loạ hình hứ bảo đảm ền vay, bao gồm:

- Cho vay có tài sản bảo đảm: Là cho vay với tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản, giấy tờ có giá,… hình thành từ vốn vay hoặc tài sản thuộc sở hữu của khách hàng trước khi vay vốn của ngân hàng. Tài sản bảo đảm làm tăng tính an toàn cho khoản vay do ngân hàng có thể tạo áp lực để buộc khách hàng phải trả nợ hoặc trong tình huống xấu nhất khách hàng không trả được nợ thì việc phát mại tài sản bảo đảm cũng giúp giảm bớt tổn thất cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, cho vay có tài sản đảm bảo còn nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay

- Cho vay bảo đảm không bằng tài sản: Là cho vay dựa trên uy tín hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, không có tài sản bảo đảm. Ngân hàng lựa chọn các khách hàng có uy tín và khả năng trả nợ tốt để cho vay. Ngân hàng cho khách hàng vay tiền để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên cơ sở tín chấp lương, chủ yếu được áp dụng đối với khách hàng có thanh toán lương qua ngân hàng, có thu nhập ổn định, thu nhập ngoài việc trang trải các chi tiêu thường xuyên còn có một phần tích luỹ để trả nợ vay (công chức, viên chức trong biên chế nhà nước, nhân viên có hợp đồng lao động dài hạn,…), ngoài ra thu nhập hình thành từ sản xuất kinh doanh cũng có thể được xem xét dùng làm nguồn trả nợ. Hình thức này phù hợp với những khoản vay giá trị không lớn, thời hạn vay ngắn.

1.1.3.3. Phân loại theo thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 1 năm

- Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 1 năm và tối đa 5 năm

- Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20 – 30 năm, cá biệt lên tới 40 năm.

1.1.3.4. Phân loạ lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh - Cho vay trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp.

- Cho vay lĩnh vực thương mai và dịch vụ.

- Cho vay lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)