Tổ chức nguồn nhân lực thực hiện hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 45 - 65)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

2.2. Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An

2.2.1. Tổ chức nguồn nhân lực thực hiện hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay đối với khách hàng nói chung do Phòng Tín dụng (tại Hội Sở và các Chi nhánh loại II, III) và các tổ tín dụng (tại các PGD) đảm nhiệm.

Phòng tín dụng hội sở được bố trí gồm 1 Trưởng phòng, 2 Phó phòng và 8 nhân viên. Tổ tín dụng PGD được bố trí gồm 1 Phó Giám Đốc phụ trách tín dụng kiêm nhiệm cho vay, 1 tổ trưởng tín dụng và 3 nhân viên. Do điều kiện mới thành lập,

nguồn nhân lực còn thiếu; vì vậy, tại Phòng Tín dụng chưa tổ chức riêng biệt giữa phòng khách hàng cá nhân và phòng khách hàng pháp nhân. ỗi cán bộ phụ trách địa bàn một xã cho vay đối với khách hàng trên địa bàn đó. Riêng các địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng đóng trụ sở, không phân riêng cho cán bộ tín dụng cụ thể, nhằm phát huy tính sáng tạo và khả năng tìm kiếm, khai thác khách hàng, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh. Đối với các khoản vay vượt quyền phán quyết của PGD (khoản vay trên 2 tỷ), PGD phải trình Hội Sở quản lý phê duyệt và tái thẩm định.

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh chưa được tổ chức chuyên môn hóa, mỗi cán bộ tín dụng đều thực hiện toàn bộ các giai đoạn từ tìm kiếm khách hàng vay đến tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định, thiết lập Hợp đồng tín dụng, và giám sát khoản vay.

Nói chung, nguồn nhân lực tín dụng của Chi nhánh được tuyển chọn những cán bộ tốt về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng xử lý tình huống và nhạy bén trong công việc. Tuy nhiên, với khối lượng công việc ngày càng nhiều, số lượng nguồn nhân lực tín dụng tại Chi nhánh đang bị thiếu hụt trầm trọng, ngoài cho vay, mỗi cán bộ tín dụng phải kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ khác nữa.

Chính vì vậy, Chi nhánh đang xây dựng chính sách tuyển dụng, phát triển đội ngũ nguồn nhân lực về cả số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong thời đại mới.

2.2.2. Cơ sở pháp lý cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An

2.2.2.1. Chính sá h ín d ng

Theo QĐ 839/QĐ-NHNo-HSX của Agribank về cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Agribank:

 Nguyên tắc cho vay, vay vốn

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An cho vay đối với khách hàng theo nguyên tắc thỏa thuận giữa Agribank và khách hàng, phù hợp với quy định của NHNN, pháp luật có liên quan bao gồm pháp luật về bảo vệ môi trường và Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank.

Khách hàng vay vốn Agribank cam kết cam kết chấp hành đúng quy chế cho vay và các thỏa thuận với Agribank; sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với Agribank.

 Đối tượng, mục đích vay

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh được mở rộng đa dạng các đối tượng liên quan nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, phù hợp với chu kỳ phát triển của cây, con, sự luân chuyển của vật tư hàng hoá và khả năng trả nợ của người vay. Vốn vay chủ yếu để cải tạo đất;

mặt nước nuôi trồng; chi phí trồng cây như thanh long, dưa hấu, đậu phộng,...; cây ăn quả như chuối, mít, bưởi ...; chi phí mua giống (đặc biệt là giống lúa mới); hình thành đàn trâu bò, gia súc, gia cầm…Ngoài ra, đối tượng vay vốn cũng bao gồm cả xây dựng nhà xưởng, chuồng trại, kho bãi, đầu tư máy móc thiết bị, nông cụ sản xuất hiện đại.

 Mức cho vay

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An quyết định mức cho vay căn cứ vào các yếu tố sau:

- Phương án sử dụng vốn vay.

- Khả năng tài chính của khách hàng.

- Giá trị tài sản đảm bảo (đối với các khoản vay phải đảm bảo bằng tài sản).

- Các giới hạn cấp tín dụng và khả năng nguồn vốn của Agribank.

Riêng đối với các khoản vay không đảm bảo bằng tài sản, mức cho vay được tính bằng tổng nhu cầu cả dự án trừ đi phần vốn tự có, tối đa bằng giá trị vật tư, chi phí phải thuê, mua trên thị trường.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay tối đa. Đối với cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh: do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An quyết định; đối với cho vay trung hạn:

mức cho vay tối đa 80% tổng nhu cầu vốn, số còn lại là vốn đối ứng của khách hàng; đối với cho vay dài hạn: mức cho vay tối đa 70% tổng nhu cầu vốn, số còn lại là vốn đối ứng của khách hàng.

 Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay được xác định trên cơ sở khung lãi suất cơ bản của NHNN và theo hướng dẫn của Agribank. Tùy theo nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng về lãi suất cho vay, đảm bảo đủ bù đắp chi phí, rủi ro và có lợi nhuận. Lãi suất Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An đang áp dụng là lãi suất thả nổi, có thể thay đổi theo từng thời kỳ tùy thuộc vào yêu cầu kinh doanh của ngân hàng và sự phát triến của thị trường vốn.

 Thời hạn cho vay

Chi nhánh và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào thời gian sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng, thời gian luân chuyển vốn, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của Chi nhánh. Cho vay ngắn hạn tối đa đến 12 tháng, cho vay trung hạn từ 12 tháng đến dưới 60 tháng và cho vay dài hạn từ 60 tháng trở lên.

2.2.2.2. Q y rình ín d ng cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh

Quy trình cho vay khách hàng cá nhân được thực hiện theo TT 39/2016/TT- NHNN, Luật dân sự năm 2015, và QĐ 839/QĐ-NHNo-HSX của Agribank về cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Agribank.

Quy trình cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An bao gồm nhiều giai đoạn, cụ thể như sau:

 Giai đoạn 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

Trong giai đoạn này, cán bộ tín dụng tại Chi nhánh tiến hành thu thập các thông tin có liên quan đến khách hàng như các thông tin về hồ sơ pháp lý, cụ thể là giấy chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép, chứng chỉ hành nghề; giấy ủy quyền của tất cả các thành viên trong gia đình trong trường hợp khách hàng vay vốn sử dụng vào mục đích chung của gia đình có bảo đảm bằng tài sản có đăng ký quyền sở hữu, tài sản khác là nguồn thu nhập chính của gia đình; các thông tin về hồ sơ kinh tế như báo cáo thu nhập trong thời gian vay vốn; các thông tin về hồ sơ vay vốn như phương án sử dụng vốn phục vụ

nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, các hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ, hóa đơn… Trên cơ sở các thông tin về định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan, cán bộ tín dụng tiến hành phân tích, đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng vốn.

 Giai đoạn 2: Thẩm định hồ sơ vay

Trong giai đoạn này, đầu tiên, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng bằng việc tra cứu thông tin CIC; đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của người vay và người ủy quyền; đánh giá tính hợp pháp của mục đích vay vốn; phân tích đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng vốn, khả năng trả nợ của khách hàng; đồng thời cũng thẩm định hình thức đảm bảo tiền vay và thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay; chấm điểm xếp hạng khách hàng tại thời điểm thẩm định theo quy định về chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng hiện hành của Agribank; thẩm định tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh để đề xuất người có thẩm quyền phê duyệt/quyết định áp dụng cho vay theo lãi suất thỏa thuận phù hợp với quy định của Agribank tại thời điểm cho vay. Sau đó, cán bộ tín dụng tiến hành lập báo cáo thẩm định, đề xuất việc cho vay hay không cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay, biện pháp đảm bảo tiền vay, mức lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn, lãi suất chậm trả và các nội dung khác có liên quan.

 Quyết định cho vay, ký kết HĐTD

Trên báo cáo thẩm định, cán bộ tín dụng ký với tư cách là người quản lý nợ vay. Nếu đồng ý cho vay, người quyết định cho vay ghi ý kiến đồng ý cho vay và ký trên Báo cáo thẩm định; tiếp theo, cán bộ quản lý nợ vay tiến hành soạn thảo HĐTD với nội dung phù hợp với quyết định phê duyệt cho vay và các điều kiện giải ngân trình người kiểm soát và người có thẩm quyền ký kết HĐTD. Người có thẩm quyền và khách hàng cùng ký kết HĐTD trong phạm vi thẩm quyền cho phép, dựa trên cơ sở hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay được lập theo đúng quy định về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribank. Nếu không đồng ý cho vay, người quản lý khoản vay lập thông báo từ chối cho vay (nêu rõ lý do) nếu khách hàng có yêu cầu.

 Giải ngân

Trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, kiểm tra mục đích vay vốn, vốn đối ứng đã tham gia, việc thực hiện các điều kiện đã cam kết, đảm bảo tiền vay, người quản lý khoản vay lập báo cáo đề xuất giải ngân, cùng khách hàng lập giấy nhận nợ trình người kiểm soát và người có thẩm quyền (hay còn gọi là người quyết định cho vay) phê duyệt. Tiếp theo, người quản lý khoản vay tiến hành bàn giao hồ sơ giải ngân, bàn giao tài sản đảm bảo cho giao dịch viên tiến hành giải ngân và đưa vào lưu trữ.

 Giám sát, thu hồi và thanh lý hợp đồng

Người quản lý khoản vay có trách nhiệm giám sát, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết trong HĐTD bằng việc kiểm tra sử dụng vốn, kiểm tra doanh số hoạt động trên tài khoản thanh toán của khách hàng…đồng thời có trách nhiệm thông báo, đôn đốc thu nợ cho vay. Việc thu nợ cho khách hàng được thực hiện bởi bộ phận giao dịch viên.

Trước ngày đáo hạn trả nợ, người quản lý khoản vay có trách nhiệm thông báo cho khách hàng số tiền phải thanh toán và ngày phải thanh toán. Trường hợp đến hạn trả nợ, nếu khách hàng không thanh toán đầy đủ và đúng hạn, ngân hàng tiến hành chuyển nợ quá hạn đối với khoản nợ đến hạn không thu hồi được, đồng thời áp dụng các biện pháp để xử lý nợ có vấn đề. Trong trường hợp đáo hạn mà khách hàng chưa trả được do nguyên nhân khách quan, nếu có nhu cầu và hội đủ điều kiện, người quản lý khoản vay xem xét, trình Giám Đốc phê duyệt để gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng.

2.2.3. Mở rộng về quy mô cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An

2.2.3.1. Tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh so với tổng dư nợ tín d ng và thị phần dư nợ ho vay khá h hàng á nhân r n địa bàn

Bảng 2.4. Tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Long An

(Đơn vị tính: tỷ đồng; %) Năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

1. Tổng dư nợ tín dụng (tỷ đồng) 3.757 4.917 6.324 2. Dư nợ cho vay CNKD (tỷ đồng) 3.269 4.081 5.059

3. Tỷ lệ dư nợ cho vay CNKD (=2/1) (%) 87 83 80

Nguồn: Agribank – Chi nhánh tỉnh Long An

Bảng số liệu 2.4, cho thấy: Tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh so với tổng dư nợ tín dụng tại Chi nhánh giai đoạn 2016 - 2018 lần lượt là 87%; 83%; 80%, có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Bảng 2.5. Thị phần dư nợ và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh trên địa bàn Long An năm 2018

(Đơn vị tính: %)

Tên ngân hàng Dư nợ Nợ quá hạn

1. Agribank – Long An 5,60 4,88

2. VietinBank – Bến Lức 6,30 3,02

3. Vietcombank – Bến Lức 5,90 2,97

4. BIDV – Long An 6,70 2,83

5. VPBank – Long An 17,80 6,56

6. ACB – Long An 12,30 5,43

7. Ngân hàng khác 45,40 7,06

(Ng ồn: Tá g ả ự ổng hợp ừ á báo áo ín d ng ủa á NHT r n địa bàn ỉnh Long An)

Từ bảng 2.5 ta thấy thị phần cho vay CNKD trong năm 2018 của Agribank – Chi nhánh tỉnh Long An chiếm khoảng 5,6% trên địa bàn toàn tỉnh, với tỷ lệ nợ quá hạn tương đối an toàn ở mức 4,8%. Nhìn chung thị phần của Agribank – Chi nhánh tỉnh Long An trong lĩnh vực cho vay CNKD không cao so các ngân hàng khác trên địa bàn. ảng tín dụng cá nhân tuy đã được những nhà lãnh đạo của Chi nhánh

quan tâm từ vài năm trước nhưng do những điều kiện và vị thế đặc thù của mình mà hiện Agribank chưa thể có tên trong danh sách các ngân hàng có thị phần tín dụng cá nhân lớn nhất. Điều này cho thấy mảng kinh doanh này hiện vẫn chưa phát triển tương xứng với tầm vóc của Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh tỉnh Long An nói riêng.

2.2.3.2. Mở rộng quy mô về số lượng khá h hàng và dư nợ cho vay

Việc mở rộng quy mô về số lượng khách hàng và dư nợ cho vay của Chi nhánh giai đoạn 2016 - 2018 thể hiện qua bảng 2.5.

Bảng 2.6. Dư nợ cho vay CNKD và số lượng khách hàng CNKD tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn 2016 - 2018

(Đơn vị tính: Khách hàng; %) Năm 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017

Chỉ tiêu +/- % +/- %

Dư nợ cho vay (tỷ đồng)

3.269 4.081 5.059 812

24,84 978

23,96 Số lượng CNKD 16.213

19.141 18.234

2.928

18,05 (907) (0,05) Quy mô món nợ

(tđ/kh)

0,20

0,21

0,28

0,01

5,46 0,06

30,13 Nguồn: Agribank – Chi nhánh tỉnh Long An

Ghi chú: +/- Mức tăng (+), giảm (-) tuyệt đối; % là tốc độ tăng (+), giảm (-) Bảng số liệu 2.6, cho thấy:

Xét về số tuyệt đối, năm 2017 đạt 4.081 tỷ đồng, tăng 812 tỷ so với năm 2016; tốc độ tăng 24,84%. Năm 2018 đạt 5.019 tỷ, tăng 978 tỷ so với năm 2017, tốc độ tăng 23,96%. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh xu hướng, tăng qua các năm, thể hiện Chi nhánh luôn chú trọng phát triển dư nợ với đối tượng này.

Về số lượng khá h hàng k nh doanh:

Số lượng khách hàng cá nhân vay kinh doanh xu hướng tăng, nhưng không ổn định, cụ thể: Năm 2017, số lượng khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh, đạt 19.141 khách hàng, tăng 2.928 khách hàng so với năm 2016, tốc độ tăng 18,05%. Năm 2018, số lượng khách hàng cá nhân kinh doanh giảm 907 khách hàng, tốc độ giảm 0,05% so với năm 2017.

Năm 2016, bình quân dư nợ cho vay CNKD là 202 triệu đồng/khách hàng, năm 2017 tăng lên 213 triệu đồng/khách hàng, năm 2018 có bước tăng trưởng vượt bậc, đạt 277 triệu đồng/khách hàng.

2.2.3.3. Cơ ấ dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh theo các thời hạn vay, heo phương hức cho vay

Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn 2016 - 2018

(Đơn vị ính: ỷ đồng) Năm

Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%)

1. Tổng dư nợ 3.269 100 4.081 100 5.059 100

Trong đó: Theo thời hạn

-Ngắn hạn 1.436 43,93 1.746 42,78 2.284 45,15 -Trung hạn 1.473 45,06 1.872 45,87 2.193 43,35

-Dài hạn 360 11,01 463 11,35 582 11,50

Trong đó: Theo phương thức cho vay

-Cho vay theo hạn mức 1.352 41,36 1.513 37,07 2.124 41,98 -Cho vay từng lần 1.917 58,64 2.568 62,93 2.935 58,02 Trong đó: Theo ngành nghề

-Nông, lâm, thủy hải sản 1.756 53,72 2.214 54,25 2.297 45,40 -Công nghiệp, khai khoáng, xây

dựng 407 12,45 481 11,79 800 15,81

-Thương mại, dịch vụ 1.106 33,83 1.386 33,96 1.962 29,79 Trong đó: Theo khách hàng

-Hộ gia đình 2.845 87,02 3.638 89,14 4.615 91,23 -Doanh nghiệp tư nhân 424 12,98 443 10,86 444 8,77 Trong đó: Theo đảm bảo tiền vay

-Có tài sản đảm bảo 3.269 100 4.081 100 5.059 100

-Không có tài sản đảm bảo 0 0 0

(Nguồn: Agribank – Chi nhánh tỉnh Long An)

Bảng số liệu 2.7, cho thấy:

Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn và trung hạn với khách hàng cán nhân kinh doanh chiếm trên 40 %, xu hướng tăng, giảm không ổn định. Tỷ trọng dư nợ cho vay dài hạn chiếm trên 10%, xu hướng tăng nhẹ.

Tỷ trọng dư nợ cho vay từng lần chiếm tỷ trọng lớn hơn cho vay theo hạn mức. Cho vay từng lần luôn chiếm tỷ trọng từ 68 – 62% dư nợ cho vay của toàn chi nhánh, mặc dù tỷ trọng này có dấu hiệu giảm qua các năm, cho vay hạn mức những năm gần đây cũng được chú trọng nhưng tỷ trọng vẫn còn thấp so với tổng dư nợ vay.

Trong cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh theo nhóm ngành nghề, ta thấy dư nợ trong lĩnh vực nông, lâm, thủy hải sản chiếm tỷ trọng cao, từ 45 – 54% dư nợ cho vay CNKD. Dư nợ cho vay thương mại, dịch vụ tăng nhanh trong khi đó dư nợ cho vay nông, lâm, thủy hải sản hầu như không tăng.

Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình của Chi nhánh tăng đều qua các năm qua. Dư nợ đối với hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao từ 87 - 91%, còn lại là DNTN chỉ chiếm tỷ trọng từ 9 – 13% trong tổng dư nợ cho vay CNKD của Chi nhánh.

Tỷ lệ cho vay có TSĐB chiếm tỷ trọng 100% trên tổng dư nợ, không phát sinh cho vay CNKD không có TSĐB, điều này là rất tốt đối với ngân hàng, đây dấu hiệu tốt của ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn, việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản là một định hướng đúng đắn nhằm ngăn ngừa rủi ro, mọi rủi ro của khách hàng nếu có xảy ra chi nhánh vẫn đảm bảo nguồn thu thứ hai từ bán tài sản để thu nợ. Tuy nhiên, xét về lâu dài, để gia tăng quy mô tín dụng, điều này cần phải được cải thiện bằng cách nâng tỷ trọng cho vay đảm bảo không bằng tài sản đối với những khách hàng có hoạt động kinh doanh ổn định, hiệu quả và có quan hệ truyền thống với ngân hàng.

2.2.4. Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An

Bên cạnh mở rộng quy mô cho vay khách hàng kinh doanh, chi nhánh cũng quan tâm kiểm soát rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, thể hiện qua bảng 2.7

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 45 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)