Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

2.2. Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Quy mô hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ngày càng được mở rộng nhưng tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng. So với các TCTD khác trên địa bàn, tuy mặt bằng dư nợ của Chi nhánh cao hơn, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm. Điều này cho thấy, thị phần cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của Chi nhánh đang có nguy cơ bị thu hẹp lại, nhiều khách hàng của Agribank trả nợ trước hạn và chuyển sang vay vốn tại các TCTD khác như VietinBank, BIDV, Quỹ Tín dụng nhân dân… Điều này là do các TCTD với các điểm giao dịch, Phòng Giao dịch trực thuộc được thành lập ngày càng nhiều, ngoài ra để thu hút khách hàng, nhiều ngân hàng đã mời chào với lãi suất ưu đãi, khiến cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

- Cho vay qua tổ vay vốn đang hoạt động có hiệu quả nhưng quy mô chưa lớn. ặc dù lãi suất cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân ở địa bàn các xã cao hơn so với mặt bằng lãi suất tại Agribank nhưng khách hàng có nhu cầu vay vốn đa phần vẫn lựa chọn Quỹ tín dụng, một phần để tiện đi lại, một phần thủ tục vay ở Quỹ tín dụng khá gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian.

- Cơ cấu cho vay theo thời hạn chưa cân xứng với cơ cấu nguồn vốn. Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn, ta thấy cơ cấu nguồn vốn với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn. Tuy nhiên cơ cấu cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với cho vay trung và dài hạn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra, ảnh hưởng đến kết quả tài chính của Chi nhánh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do người gửi tiền thì muốn gửi với lãi suất cao, còn người vay tiền thì lại muốn vay với lãi suất thấp.

Vì vậy, để hoạt động kinh doanh của ngân hàng đi đúng định hướng phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng bán hàng của bộ phận tín dụng và bộ phận giao dịch viên của ngân hàng.

- Lãi suất cho vay bình quân của Chi nhánh thấp hơn so với mặt bằng của các Chi nhánh khác trong cùng hệ thống Agribank. Điều này là do áp lực tăng trưởng dư nợ trong năm 2018, dẫn đến cán bộ tín dụng muốn giữ chân khách hàng và lôi kéo thêm khách hàng từ các TCTD khác buộc phải hạ lãi suất. Tuy nhiên, trong điều kiện lãi suất huy động ngày càng tăng như hiện nay, yêu cầu cán bộ tín dụng phải điều chỉnh tăng lãi suất cho vay thì mới đảm bảo được kế hoạch tài chính toàn Chi nhánh.

- Chất lượng tín dụng đang có nguy cơ ngày càng giảm. Nợ nhóm 2, nhóm 3 tăng lên trong năm 2018 vì thời gian qua hoạt động đánh bắt thủy, hải sản gặp nhiều khó khăn, các khoản vay theo QĐ 67/2014/NĐ-CP của Chính Phủ đến hạn không thanh toán được gốc và lãi do đó nhảy lên nhóm nợ cao hơn.

- Cơ sở hạ tầng được xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp. Các phòng làm việc cách xa nhau, rất khó trong việc lưu chuyển chứng từ và mất nhiều thời gian. Nơi để xe khách hàng chật hẹp, không thuận tiện cho khách hàng vào giao dịch. Điều kiện làm việc tuy đã được cải thiện, nhưng do bố trí không gian phòng không đủ rộng, nên thường 2 giao dịch viên dùng chung một máy in, rất mất thời gian trong việc in chứng từ, không giải phóng được khách hàng.

- Bên cạnh hoạt động cho vay, Chi nhánh đã chú trọng trong việc bán chéo sản phẩm bảo an tín dụng, sử dụng các dịch vụ đi kèm thẻ như E – mobile banking, nhưng kết quả thực hiện chưa cao. Điều này là do cán bộ tín dụng, giao dịch viên kế

toán chưa làm tốt khâu tư vấn cho khách hàng, để khách hàng có thể hiểu hết được các tiện ích của các sản phẩm. ặt khác, tâm lý của người dân nông thôn vẫn chưa quen với việc thanh toán không dùng tiền mặt, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không suy nghĩ lâu dài, vì vậy việc thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng khá khó khăn.

- Thời gian kể từ khi khách hàng yêu cầu vay vốn đến khi vốn vay được giải ngân còn khá dài. Điều này là do khối lượng công việc của cán bộ tại Chi nhánh còn nhiều, mỗi cán bộ kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. ặt khác, thủ tục cho vay khá rườm rà, vì vậy cho vay đôi khi chưa kịp thời, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho khách hàng tìm đến các ngân hàng thương mại cổ phần khác để vay vốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý thuyết đã xây dựng ở chương 1, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động cho vay và kết quả cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018. Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, góp phần tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh. Luận văn đã đánh giá những mặt đạt được cũng như những mặt còn tồn tại và đi sâu vào đánh giá nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Agribank - Chi nhánh tỉnh Long An. Từ những phân tích trên, luận văn cũng cho thấy được cần có những giải pháp kịp thời để mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại đơn vị này.

Những nội dung phân tích trong chương 2 sẽ là cơ sở để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Agribank - Chi nhánh tỉnh Long An trong chương 3.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)