Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi du lịch có trách nhiệm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở việt nam (Trang 56 - 59)

Tổng quan nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành vi đạo đức cũng có thể đại diện cho hành vi có trách nhiệm. Các học thuyết và mô hình nghiên cứu về hành vi ra quyết định đạo đức vì vậy có thể được vận dụng để giải thích cho hành vi DLTN được đề cập trong luận án. Các nghiên cứu đi trước đã chỉ ra được ba cách tiếp cận giải thích hành vi DLTN, trong đó cách thứ ba là phù hợp để giải thích nội hàm của hành vi DLTN của doanh nghiệp và các yếu tố tác động. Tuy vậy, các nghiên cứu hiện tại mới chỉ đề cập lý thuyết, vẫn còn thiếu hụt những nghiên cứu thực chứng ở Việt Nam. Từ những phân tích, tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu đã có, tác giả nhận thấy có khoảng trống về bối cảnh nghiên cứu để giải thích cho các yếu tố tác động đến hành vi DLTN của doanh nghiệp.

- Bi cnh xã hi Vit Nam:

Quá trình toàn cầu hóa và những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực khoa học - công nghệ tạo ra những thay đổi đáng kể đến kinh tế - xã hội - môi trường của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Quá trình toàn cầu hóa đã cho thấy sự phát triển của Việt Nam được định hình bởi sự tương tác giữa các đặc điểm của quốc gia với những thay đổi của bối cảnh xã hội toàn cầu (Leaf, 2002).

Thứ nhất, về kinh tế, Việt Nam bắt đầu trải qua bước chuyển mình mạnh mẽ từ năm 1986 khi thực hiện công cuộc Đổi mới, chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam tiếp tục tiến hành những cải cách với quy mô lớn hơn từ năm 1992; những năm sau 1996 được đánh dấu bằng việc Việt Nam dần dần hội nhập vào cộng đồng kinh tế toàn cầu. Sau khi trở thành một thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam tham gia Khu vực Thương mại Tự do ASEAN và Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương năm 1995 và 1998, thiết lập mối quan hệ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WorldBank) năm 2001, và ký hiệp định thương mại với Liên minh Châu Âu vào năm 2003. Việt Nam cũng chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007. Chỉ trong một thập kỷ, Việt Nam đã tự đưa mình vào danh sách các nước đang phát triển toàn cầu hóa nhanh (Nguyen, 2015). Sau năm 2007, mặc dù tốc độ phát triển kinh tế đã giảm, nhưng Việt Nam vẫn nằm trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất ở châu Á với mức tỷ lệ tăng tưởng trung bình trên 6% (Nguyen và cộng sự, 2018), và đến năm 2020 nằm trong số dẫn đầu các nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới.

Thứ hai, về xã hội, thể chế xã hội và môi trường kinh doanh Việt Nam cũng vì vậy xuất hiện những thay đổi lớn, tạo ra những ảnh hưởng đến quản trị doanh nghiệp.

Năng lực công nghệ nâng cao đã giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí vận hành, giảm chi phí tìm kiếm thông tin, gia tăng năng lực cạnh tranh, và đưa thị trường vốn toàn cầu đến gần hơn với các doanh nghiệp trong nước. Cạnh tranh toàn cầu trên thị trường vốn đã tạo ra một lớp các nhà đầu tư muốn thu được lợi nhuận cao trong một thời gian ngắn, một bộ phận cổ đông chuyển từ chủ sở hữu dài hạn sang ngắn hạn; hay tạo ra những tác động đến hành vi của giám đốc/quản lý doanh nghiệp trong phân bổ nguồn lực và hoạch định chiến lược. Ban giám đốc của doanh nghiệp do vậy không còn giữ vị trí độc tôn trong quản lý vận hành doanh nghiệp, mà còn xuất hiện thêm vai trò của các bên liên quan đến doanh nghiệp (Phan, 2001).

Thứ ba, về môi trường, các chính sách liên quan đến môi trường cũng được chú ý hơn và hoàn thiện theo thông lệ quốc tế. Tăng trưởng và tốc độ công nghiệp hóa nhanh đã dẫn đến những tác động tiêu cực cho môi trường tự nhiên của Việt Nam, như là phát thải khí nhà kính bình quân đầu người cao nhất trên thế giới (khoảng 5%/năm), vấn đề rác thải nhựa, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước (WorldBank, 2020). Để

ứng phó lại với những thay đổi từ môi trường và xã hội cũng như hưởng ứng lời kêu gọi bảo vệ môi trường trên toàn cầu, Việt Nam triển khai Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ cam kết với Liên Hợp Quốc, đồng thời ký kết Hiệp định chung Paris về biến đổi khí hậu.

Các chương trình và chiến lược thúc đẩy phát triển bền vững đã được áp dụng; chẳng hạn như chương trình Đóng góp Quốc gia tự quyết định (NDCs), chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 với quan điểm phát triển du lịch bền vững trên nền tảng tăng trưởng xanh, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

- Khong trng v bi cnh nghiên cu:

Theo Singhapakdi và cộng sự (1996a), hành vi trách nhiệm/đạo đức nên được đánh giá trong bối cảnh, tình huống cụ thể gắn với hành vi đó. Hành vi trách nhiệm của doanh nghiệp đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu, cả về lý thuyết và thực tiễn, và trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Các nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh được tác động của nhiều yếu tố đến hành vi trách nhiệm của doanh nghiệp. Trong đó, tác động của yếu tố xã hội (social consensus) được đề cập trong mô hình nghiên cứu của Jones (1991) thông qua yếu tố mức độ đạo đức và tiếp tục được kiểm chứng trong rất nhiều nghiên cứu. Nghiên cứu về sau phân tách yếu tố xã hội này thành các khía cạnh cụ thể hơn để phù hợp với lĩnh vực và môi trường nghiên cứu, chẳng hạn như áp lực xã hội được nhận thức (Singhapakdi và cộng sự; 1996a); môi trường kinh doanh (Puncheva- Michelotti và cộng sự, 2018); những xem xét về pháp lý (Chow và cộng sự, 2009); văn hóa Nho giáo (Hwang và cộng sự, 2008); những thay đổi của môi trường bên ngoài (Hunt và Jennings, 1997). Điều này cho thấy, nghiên cứu tại những điều kiện kinh tế và xã hội khác nhau, thì tác động của yếu tố bối cảnh sẽ khác nhau.

Mặc dù các nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố tác động đến hành vi DLTN, nhưng vẫn chưa thực sự giải thích được hành vi DLTN của các DNLHQT ở Việt Nam. Đó là bởi vì bối cảnh Việt Nam có những đặc trưng riêng, xét trên ba khía cạnh kinh tế, xã hội, và môi trường. Hầu hết các mô hình nghiên cứu về hành vi DLTN cho đến nay đều được thực hiện ở các nước phát triển như Bắc Âu, Úc, NewZealand, Bắc Mỹ, và một số đến từ Nam Phi hay gần đây là Trung Quốc. Do vậy, nghiên cứu thực nghiệm đánh giá các yếu tố tác động đến hành vi DLTN của DNLHQT tại các nước đang phát triển, như ở Việt Nam, dường như là một khoảng trống còn thiếu hụt.

Bên cạnh đó, những thay đổi trong phát triển kinh tế - xã hội và những chính sách mới về môi trường đã tạo ra áp lực xã hội mới, tác động xã hội mới đến hành vi trách nhiệm nói chung và trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam nói riêng mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến, đó có thể là áp lực từ các bên liên quan đến doanh nghiệp (bao gồm cơ quan Nhà nước, người quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, hay cơ quan truyền thông). Một vấn đề nữa đặt ra là khi những yếu tố tác động biến đổi mạnh thì liệu rằng các tác động sẽ thay đổi như thế nào, yếu tố bên ngoài hay bên trong tác động

mạnh hơn. Trong bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam, yếu tố áp lực xã hội nhiều khả năng sẽ tác động đến hành vi DLTN của các cá nhân trong doanh nghiệp, từ đó quyết định đến hành vi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác động của yếu tố áp lực xã hội đến hành vi DLTN của các doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam như thế nào vẫn chưa được nghiên cứu làm rõ.

Từ những phân tích trên, nghiên cứu của luận án sẽ được thực hiện để thỏa lấp khoảng trống về bối cảnh nghiên cứu đã được đề cập, đồng thời làm sâu sắc thêm hiểu biết về các yếu tố tác động đến hành vi DLTN của các DNLHQT ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi du lịch có trách nhiệm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở việt nam (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w