Lý thuyết về các yếu tố tác động đến hành vi DLTN của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi du lịch có trách nhiệm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở việt nam (Trang 59 - 66)

2.5.1. Lý thuyết hành vi động hp lý và hành vi dự định

Thuyết hành động hợp lý và hành vi dự định của cá nhân (Ajzen, 1985; Ajzen, 1991) giúp giải thích hành vi đạo đức/trách nhiệm của doanh nghiệp theo cách tiếp cận thứ nhất (mục 2.3.2.1). Thuyết hành vi dự định (theory of planned behavior - TPB) của Ajzen (1985) được phát triển từ thuyết hành động hợp lý (theory of reasoned action - TRA) của Ajzen và Fishbein (1980) và Fishbein và Ajzen (1975).

2.5.1.1. Tổng quan về lý thuyết hành động hợp lý và hành vi dự định

Thuyết TRA cho thấy mỗi cá nhân đều xử lý các thông tin tiếp nhận được một cách có hệ thống trước khi thực hiện hành động. Cụ thể, Ajzen và Fishben (1980, trang 5) cho rằng:

“….Học thuyết được xây dựng dựa trên giả định rằng con người thường hợp lý và vận dụng thông tin có sẵn một cách hệ thống. Chúng tôi không cho rằng hành vi xã hội của con người bị kiểm soát bởi các động cơ vô thức hoặc những ham muốn áp đảo, và chúng tôi cũng không tin rằng nó có thể được thực hiện một cách ngẫu nhiên hay không suy nghĩ. Thay vào đó, chúng tôi cho rằng mọi người xem xét tác động của các hành động của họ trước khi họ quyết định tham gia hoặc không tham gia vào một hành vi nhất định.” (trang 5)

Theo Ajzen và Fishben, mỗi cá nhân đều xử lý các thông tin tiếp nhận được một cách hợp lý và có hệ thống trước khi thực hiện hành động. Mô hình TRA cho thấy hành vi thực hiện sẽ được quyết định bởi dự định thực hiện hành vi đó (xem hình 2.9). Hai yếu tố chính tác động đến dự định thực hiện là thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan. Mối quan hệ và tác động của các yếu tố trong mô hình đã được kiểm chứng

trong nhiều nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau (Sheppard và cộng sự, 1988; Davis và cộng sự, 1989; Lai, 2017).

Hình 0.9: Mô hình hành động hợp lý - TRA

Nguồn: Fishbein and Ajzen (1975)

Hình 0.10: Mô hình hành vi dự định - TPB

Nguồn: Ajzen (1991) Thuyết hành vi dự định của Ajzen (1985) đã bổ sung thêm một yếu tố thứ ba tác động đến dự định hành vi và thực hiện hành vi, đó là nhận thức kiểm soát hành vi, như trong hình 2.10. Yếu tố này cùng với dự định hành vi sẽ giúp dự đoán hành vi thực hiện.

Nhận thức kiểm soát hành vi hoàn toàn độc lập với thái độ đối với hành

vi và chuẩn chủ quan. Việc bổ sung thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi để nhằm mở rộng mô hình đánh giá thêm những hành vi không hoàn toàn dưới sự

kiểm soát của ý chí. Mặc dù một số nhà nghiên cứu đã kết luận rằng hai mô hình cũ và mới đều tốt như nhau, nhưng các nghiên cứu so sánh đều chỉ ra lợi thế trong khả năng dự đoán hành vi của thuyết hành vi dự định (Brubaker và Fowler, 1990; Ajzen, 1991;

Madden và cộng sự, 1992).

2.5.1.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu về hành động hợp lý và hành vi dự định Dự định hành vi (Intention). Cũng tương tự như mô hình TRA, mục tiêu của mô hình TPB là để dự đoán và giải thích hành vi cá nhân (Ajzen, 1985). Dự định hành vi được định nghĩa là xác suất chủ quan cá nhân sẽ tham gia vào hành vi. Dự định thực hiện (hoặc không thực hiện) hành vi được coi là yếu tố trung tâm của mô hình, là yếu tố quyết định đến một hành vi. Những dự định cho thấy cá nhân đã cố gắng vượt qua khó khăn như thế nào, nỗ lực bao nhiêu để thực hiện hành vi. Theo nguyên tắc trong mô hình, dự định càng mạnh mẽ thì càng có nhiều khả năng hành vi được thực hiện.

Thái độ đối với hành vi (Attitude toward the behavior) được hiểu là những đánh giá của cá nhân về việc tham gia vào thực hiện một hành vi nhất định là tốt hay xấu. Cá nhân càng đánh giá ủng hộ việc thực hiện một hành vi cụ thể, thì càng có nhiều dự định thực hiện hành vi đó (Fishbein và Ajzen, 1975).

Chuẩn chủ quan (Subjective norm) biểu lộ nhận thức của một người về việc những người quan trọng đối với người đó (như là người quản lý, đồng nghiệp, gia đình) cho rằng người đó nên hay không nên tham gia vào một hành vi nhất định. Cá nhân càng nhận thấy rằng những người quan trọng với mình nghĩ rằng mình nên tham gia vào hành vi, thì càng có nhiều khả năng người đó dự định làm như vậy (Fishbein và Ajzen, 1975).

Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioral control) đóng vai trò dự đoán quan trọng trong mô hình TPB, có tác động đến cả hai giai đoạn dự định và thực hiện hành vi (Ajzen, 1985). Nhận thức kiểm soát hành vi được hiểu là những thuận lợi hoặc khó khăn trong quá trình thực hiện hành vi, và nó được cho là phản ánh những kinh nghiệm trong quá khứ cũng như những trở ngại được dự đoán. Cá nhân nhận thấy rằng các yếu tố kiểm soát hành vi càng lớn, thì dự định của cá nhân phải thực hiện hành vi và hành vi diễn ra càng mạnh mẽ (Ajzen,1991).

Mức độ quan trọng của thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi trong dự đoán dự định thực hiện có thể thay đổi giữa các hành vi. Do đó, trong một số trường hợp, chỉ có thái độ tác động đáng kể đến dự định, trong những trường hợp khác, thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi là đủ để giải thích cho dự định, và cũng có trường hợp, cả ba yếu tố đều có khả năng dự đoán độc

lập. Cả dự định và nhận thức kiểm soát hành vi, có thể đóng vai trò quan trọng trong dự đoán hành vi, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng có một yếu tố quan trọng hơn cái còn lại (Ajzen, 1991).

2.5.1.3. Ưu điểm của lý thuyết hành động hợp lý và hành vi dự định

Lý thuyết của Ajzen (1985) được cho là phù hợp để giải thích các yếu tố tác động đến hành vi đạo đức/trách nhiệm của doanh nghiệp bởi một số ưu điểm (Dubinsky và Loken, 1989). Thứ nhất, các thành phần trong mô hình hành vi dự định tương tự như các thành phần trong mô hình hành vi ra quyết định đạo đức/trách nhiệm (ví dụ như chuẩn chủ quan [Ferrell và Gresham, 1985; Hunt và Vitell, 1986], dự định thực hiện [Hunt và Vitell, 1986]). Một số yếu tố khác hoặc không được xem xét một cách rõ ràng (ví dụ, động lực để tuân thủ [Hunt và Vitell, 1986; Laczniak, 1983] và sự thúc đẩy làm theo ý muốn của chuẩn chủ quan [Ajzen, 1985]) hoặc khác trong cách hình thành khái niệm (ví dụ: nhận thức của cá nhân hay hệ quả nhận thức được [Ferrell và Gresham, 1985; Hunt và Vitell, 1986; Laczniak, 1983] và thái độ với hành vi [Ajzen,1985]).

Thứ hai, cách tiếp cận này chủ yếu được áp dụng vào những năm 1980 khi mà các mô hình hiện có lúc đó giải thích hành vi của doanh nghiệp chưa được thử nghiệm, do đó tính hợp lệ của chúng vẫn là một câu hỏi cần kiểm chứng. Ngoài ra, các mô hình giải thích hành vi doanh nghiệp thời gian đó thường bao gồm các biến được định nghĩa rộng, (ví dụ, ảnh hưởng của văn hóa [culural evironment] và do đó, khó đo lường.

Ngược lại, mô hình của Ajzen (1985) có thể kiểm tra được. Đây được coi là học thuyết tiên phong và được sử dụng như khung lý thuyết trong rất nhiều nghiên cứu về tâm lý học hành vi, dự đoán và giải thích hành vi trong nhiều bối cảnh khác nhau (Sheppard và cộng sự, 1988; Olson và Zanna, 1993; Dubinsky và Loken, 1989).

Cuối cùng, lý thuyết hành động hợp lý giả định rằng các yếu tố quyết định đến hành vi đạo đức/trách nhiệm thay đổi từ hành vi đạo đức/trách nhiệm này sang hành vi khác. Trong khi đó, các mô hình khác dường như ngụ ý rằng ảnh hưởng tương đối của một yếu tố nhất định đối với hành vi đạo đức/trách nhiệm sẽ thể hiện nhất quán trên tất cả các hành vi đạo đức/trách nhiệm.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, hệ thống cơ sở lý luận đã chỉ ra một số mô hình nghiên cứu hành vi đạo đức/trách nhiệm của doanh nghiệp với cách tiếp cận đầy đủ hơn, và hơn nữa được kiểm chứng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh cũng như nhiều môi trường, quốc gia khác nhau, chẳng hạn như mô hình của Jones (1991).

2.5.2. Cơ s ca quyết định trong doanh nghip theo lý thuyết ca Niklas Luhmann Theo Luhmann, tổ chức là một hệ thống riêng biệt, có sự phân biệt với môi trường xung quanh, và được biểu thị thông qua một hệ thống các quyết định. Cơ sở

của các quyết định trong tổ chức được phân chia thành ba yếu tố, bao gồm các chương trình, kênh truyền thông, và con người (trích dẫn trong Seidl, 2006, tr. 42; trích dẫn trong Seidl và Mormann, 2015, tr. 141-142).

Các chương trình hay còn gọi là kế hoạch, xác định các điều kiện để tổ chức đưa ra được quyết định đúng. Có hai loại chương trình bao gồm chương trình điều kiện và chương trình mục đích; nếu như chương trình thứ nhất tạo tiền đề cho quyết định đúng hướng dựa trên một số điều kiện cụ thể được đưa ra (dạng “nếu, thì”), thì chương trình sau tạo tiền đề dựa trên việc xác định một số mục tiêu cần đạt được (ví dụ như tối đa hóa doanh thu). Cơ sở thứ hai cho việc ra các quyết định của tổ chức là các kênh truyền thông, các kênh này có liên quan đến cách thức tổ chức của tổ chức. Chúng sẽ điều phối việc người này có thể giao tiếp, tương tác với người kia trong tổ chức bởi lẽ không phải tất cả mọi người trong tổ chức giao tiếp được với nhau tại cùng một thời điểm. Giao tiếp giữa các cá nhân trong tổ chức bị giới hạn bởi một số kênh truyền thông nhất định. Yếu tố thứ ba trong hệ thống cơ sở quyết định chính là con người, liên quan đến việc tuyển dụng, bố trí và tổ chức nhân sự trong tổ chức. Tổ chức sẽ quyết định những việc liên quan đến con người trong tổ chức bao gồm, tuyển dụng, cho thôi việc, thuyên chuyển vị trí công tác, lương thưởng, phúc lợi và kỷ luật. Con người ở đây trả lời cho câu hỏi ai sẽ là người ra quyết định, mà thay vào đó đề cập đến nhân sự bên trong tổ chức.

Về sau, Luhmann có giới thiệu thêm cơ sở quyết định khác. Cụ thể, văn hóa tổ chức (organizational culture - liên quan đến quy trình, quy định riêng biệt của tổ chức trong quá trình ra quyết định) và lối tư duy (cognitive routine - có thể được hiểu là cách tổ chức định nghĩa về môi trường xung quanh) là hai yếu tố có khả năng tác động vào các quyết định trong tổ chức.

2.5.3. Lý thuyết gii thích hành vi đạo đức/trách nhim ca doanh nghip da trên cách tiếp cn quy chun

Cách tiếp cận quy chuẩn (normative) cho rằng việc ra quyết định trước hết phải xác định được những nguyên tắc đạo đức, những khẳng định, những chuẩn mực được xã hội thừa nhận, từ đó sẽ giúp định hướng hành vi của cá nhân (Simon, 1979). Thuyết các bên liên quan, thuyết nhiệm vụ luận, và thuyết vị lợi được coi là những học thuyết và quan điểm đặc trưng của cách tiếp cận quy chuẩn giải thích cho hành vi đạo đức/trách nhiệm của doanh nghiệp. Cách tiếp cận các bên liên quan (stakeholder approach) được đưa ra bởi Freeman từ năm 1984. Theo đó, các nhà quản lý doanh nghiệp phải triển khai những chính sách nhằm thoả mãn tất cả các bên có liên quan đến việc kinh doanh của doanh nghiệp (bao gồm nhân viên, cổ đông, nhà cung cấp,

khách hàng, và cộng đồng địa phương), đồng thời thoả mãn nhu cầu và kỳ vọng của các bên bằng cách thực hiện trách nhiệm xã hội (Freeman và Mcvea, 2001; Freeman, 2004).

Thuyết nhiệm vụ luận (deontoligical) giải thích hành vi đạo đức chính là việc thực hiện những nguyên tắc, quy định và trách nhiệm được toàn xã hội và pháp luật thừa nhận khi đối mặt với những vấn đề có tính đạo đức (Laczniak, 1983; Reidenbach và Robin, 1990;

Laczniak và Murphy, 2006). Hành động có đúng thì mới mang lại những kết quả tích cực và lợi ích cho toàn xã hội.

Ngoài ra, một số nghiên cứu ứng dụng thuyết vị lợi (utilitarianism) được đưa ra bởi John Stuart Mill (Piest, 1957) để giải thích cho việc ra quyết định đạo đức, bao gồm nghiên cứu của Cavanagh và các cộng sự (1981), Laczniak (1983), Fritzsche và Becker (1984), Williams và Murphy (1990), và Reidenbach và Robin (1990). Thuyết vị lợi là một hình thức khác của thuyết mục đích luận (teleologial theory), thuyết này cho rằng kết quả của bất kỳ hành động nào là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá sự đúng và sai của hành động đó. Hành động tốt nhất là hành động mang lại nhiều nhất những gì được cho là hữu ích, lợi ích. Người ra quyết định vì vậy cần xem xét tất cả các phương án, các bên liên quan để từ đó lựa chọn phương án mang lại sự thỏa mãn của số đông.

Tuy nhiên, giải thích hành vi đạo đức/trách nhiệm của doanh nghiệp theo cách tiếp cận quy chuẩn còn bộc lộ một số hạn chế. Thứ nhất, không có tiêu chí để đánh giá xem việc thực hiện đã thỏa mãn điều kiện là hành vi đạo đức hay chưa. Thứ hai, chưa xem xét kỹ đến những yếu tố bên trong, đặc biệt là những yếu tố thuộc về doanh nghiệp có thể thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện hành vi đạo đức/trách nhiệm (Laczniak, 1983; Trevino, 1986). Thứ ba, những quan điểm và học thuyết của cách tiếp cận quy chuẩn gây khó khăn cho các nhà quản lý ở nhiều quốc gia khác nhau trong việc kiểm soát và đãi ngộ nhân viên (Donaldson và Dunfee, 1994). Thứ tư, cách tiếp cận quy chuẩn ngầm ám chỉ rằng con người luôn luôn hợp lý, luôn ý thức về quyết định thực hiện hành động, và do vậy những người tốt thì làm việc tốt còn những người xấu làm việc xấu. Trong khi đó, vẫn tồn tại những trường hợp người tốt làm việc xấu - thực tế này được kiểm chứng trong một số nghiên cứu khoa học (Umphress & Bingham, 2011;

Gino và cộng sự, 2011; Shalvi và cộng sự, 2011).

2.5.4. Lý thuyết th chế

Đây được coi là một trong những lý thuyết phổ biến giải thích tác động của xã hội lên các chủ thể kinh tế (Scott, 1987; Dacin, 2002; Scott, 2005; Suddaby, 2010). Lý thuyết thể chế (institutional theory) đề cập sâu đến các khía cạnh của cấu trúc xã hội (Scott, 2005).

Nó xem xét, phân tích vai trò của các cấu trúc xã hội, bao gồm quy tắc, chuẩn mực,

các mối quan hệ, và thói quen sinh hoạt, góp phần định hình cho hành vi của cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội. Nó giải thích cho sự hình thành, cho việc được thừa nhận rộng rãi, và tác động của những yếu tố này đến hành vi trong xã hội, góp phần mang lại sự ổn định và đảm bảo cho xã hội. Như vậy, theo như lý thuyết thể chế, các tổ chức trong xã hội không chỉ là các hệ thống được tạo ra để đạt được các mục tiêu xác định trước. Chúng cũng là các hệ thống văn hóa và xã hội, và do đó bị ảnh hưởng bởi các cá nhân liên quan và môi trường xung quanh mà chúng tương tác (Scott, 2014).

Lý thuyết thể chế đề cập đến mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và các bên liên quan đến doanh nghiệp, hay nói cách khác là những kỳ vọng của các bên liên quan đối với việc thực hiện hành vi của doanh nghiệp, từ đó tác động đến quyết định thực hiện hành vi của các cá nhân trong doanh nghiệp. Như vậy, lý thuyết này chỉ ra tác động của yếu tố áp lực xã hội đến hành vi của doanh nghiệp trong xã hội. Trong bối cảnh nghiên cứu của luận án, yếu tố áp lực xã hội nhiều khả năng tác động đến hành vi DLTN của doanh nghiệp lữ hành. Lý thuyết thể chế phù hợp để giải thích hành vi của doanh nghiệp theo cách tiếp cận thứ ba đã được đề cập ở mục 2.3.2.3.

Một số các nghiên cứu khác cũng tiếp cận hành vi của doanh nghiệp dựa trên lý thuyết thể chế. Žugaj và các cộng sự (2004) tiếp cận tổ chức theo khía cạnh thể chế - nghĩa là tác giả quan niệm tổ chức với cơ cấu và chức năng định sẵn sẽ kết nối, điều chỉnh các hoạt động của con người bên trong tổ chức đó, cùng hướng đến một mục tiêu chung (theo Schatten và BaČa, 2010). Nghiên cứu về hành vi doanh nghiệp là phân tích về con người và các tình huống xã hội trong bối cảnh mà tổ chức đó hoạt động kinh doanh (Peterson và Thomas, 2007).

Bên cạnh đó còn có những quan điểm nổi bật khác của các học giả về hành vi của doanh nghiệp tương đồng với cách tiếp cận theo lý thuyết thể chế. Hành vi doanh nghiệp còn được hiểu “là lĩnh vực nghiên cứu về ảnh hưởng của cá nhân, nhóm và cơ cấu đến hành vi của con người trong tổ chức với mục tiêu nâng cao hiệu quả của tổ chức”

(Phạm Thúy Hương và Phạm Thị Bích Ngọc, 2016, tr. 4). Theo Rossouw và van Vuuren (2003), hành vi của doanh nghiệp là một quá trình phức tạp, có liên quan đến các nhóm, chịu sự tác động của nhiều yếu tố mà mỗi thành viên cá nhân của tổ chức đều tham gia vào quá trình đó. Các quyết định và hành động vì thế mà không chỉ bắt nguồn từ một tính cách của tập thể, hay một trí tuệ tập thể hoặc một tư duy đạo đức của một tập thể, mà xuất phát từ một quy trình hành động tổng thể gồm nhiều giai đoạn, nhiều yếu tố mà trong đó các cá nhân với tính cách, trí tuệ, và mức độ phát triển nhận thức đạo đức khác nhau tham gia vào.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi du lịch có trách nhiệm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở việt nam (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w