Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định
2.4.3.1. Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển của tập đoàn giống lúa
- Xác định chiều cao cây: Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến đỉnh lá dài nhất (giai đoạn đẻ nhánh) hoặc đến đỉnh bông vào các giai đoạn chín sữa, vào chắc, chín.
- Xác định thời gian đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu:
+ Thời gian đẻ nhánh được theo dõi từ khi lúa đẻ nhánh đến khi số lượng nhánh không tăng nữa, đặc biệt là vào giai đoạn làm đòng.
+ Số nhánh hữu hiệu là những nhánh có mang bông lúa, theo dõi ở giai đoạn trổ bông.
+ Số nhánh cuối cùng là tổng số nhánh trên cây khi số nhánh không tăng nữa.
+ Tỷ lệ nhánh hữu hiệu được xác định theo công thức:
% nhánh hữu hiệu = Số nhánh hữu hiệu
X 100%
tổng số nhánh điều tra
- Lông ở phiến lá: Quan sát ở giai đoạn lúa chuẩn bị làm đòng.
+ Điểm 1: Không có hoặc có rất ít.
+ Điểm 3: Ít.
+ Điểm 5: Trung bình.
+ Điểm 7: Nhiều.
+ Điểm 9: Rất nhiều.
- Màu sắc lá: Quan sát giai đoạn lúa chuẩn bị làm đòng, so sánh với bảng so màu sắc của lá lúa. Mức độ biểu hiện của màu sắc lá gồm: xanh đậm, xanh trung bình và xanh nhạt.
- Xác định thời gian trổ bông và thời gian sinh trưởng.
+ Thời gian trổ bông của mỗi giống được tính từ khi bông đầu tiên trổ đến khi trổ rộ (trổ 75%).
33
+ Thời gian sinh trưởng của mỗi giống được tính từ ngày gieo đến khi hạt chín (85% số hạt trên các bông đã chín).
- Xác định chiều dài bông: Chiều dài bông được đo từ cổ bông đến đỉnh bông vào giai đoạn vào chắc.
2.4.3.2. Đánh giá mức độ nhiễm bệnh đạo ôn của tập đoàn dòng giống lúa thí nghiệm Điều tra định kì 7 ngày/1 lần, mỗi giống điều tra 5 điểm và lặp lại trên 3 ô thí nghiệm. Theo dõi bệnh đạo ôn dựa vào các cấp bệnh theo thang phân cấp của IRRI và xác định chỉ tiêu tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh, đường cong tiến triển chung của bệnh AUDPC để đánh giá diễn biến bệnh đạo ôn ngoài đồng ruộng
- Bệnh đạo ôn:
TLB (%) =
Số lá (số bông) bị bệnh
X 100 Tổng số lá (số bông) điều tra
+ Chỉ số bệnh (CSB):
CSB (%) =
(n1+3n3+5n5+7n7+9n9 )x100 N x K
Trong đó: + n1…n9: số lá tương ứng ở mỗi cấp.
+ N: tổng số lá điều tra.
+ K: là cấp bệnh cao nhất trong phân cấp + Phân cấp cấp bệnh.
Theo Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế ( IRRI), bệnh được phân theo 5 cấp sau:
Cấp 1, cấp 3, cấp 5, cấp 7, cấp 9.
+ Bệnh trên lá được phân cấp sau:
Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại Cấp 3: 1 đến 5 % diện tích lá bị hại Cấp 5: > 5 đến 25 % diện tích lá bị hại Cấp 7: > 25 đến 50 % diện tích lá bị hại Cấp 9: > 50 % diện tích lá bị hại.
34
- Bệnh đạo ôn trên cổ bông:
CSB =
10 x N1+20 x N3+40 x N5+ 70 x N7+100 x N9 TSBDT
Trong đó:
CSB: chỉ số bệnh
TSBDT: tổng số bông điều tra N1-N9: Số bông có cấp bệnh 1-9
Trong đó:
AUDPC: Đường cong tiến triển chung của bệnh
yi, yi+1: Tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh ở lần i và thứ i+1 (%)
ti, ti+1: Thời gian theo dõi bệnh ở lần thứ i và thứ i+1 (Ngày) n: Tổng số lần theo dõi bệnh
2.4.3.3. Đánh tình hình sâu bệnh hại chính của tập đoàn giống - Tình hình sâu hại:
Theo Quy chuẩn Quốc gia Việt Nam về điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01 - 38: 2010/BNNPTNT ban hành kèm theo TT71/2010/TT- BNNPTNT) và Theo Quy chuẩn Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa (QCVN 01 - 55: 2011/BNNPTNT).
+ Mức độ phổ biến của các loài dịch hại: Đánh giá mức độ phổ biến của sâu, bệnh hại bằng cách lượng hoá số lần xuất hiện theo tần suất bắt gặp (%).
Tần suất bắt gặp (A%) =
Tổng số lần bắt gặp
x 100 Tổng số lần điều tra
Và được quy ước như sau:
Nếu tần suất xuất hiện < 25% : Ít phổ biến (+).
Nếu tần suất xuất hiện 25-50% : Phổ biến (++).
Nếu tần suât xuất hiện > 50% : Rất phổ biến (+++).
35
+ Mật độ rầy lưng trắng: Đếm số lượng rầy trên 10 dảnh ngẫu nhiên trong khung 40 x 50cm, sau đó tính mật độ rầy/m2 bằng cách lấy số lượng rầy trung bình trên 1 dảnh x số dảnh/m2. Điều tra 5 điểm ngẫu nhiên trên hai đường chéo của mỗi ô, định kỳ 7 ngày/lần theo QCVN 01 - 38.
+ Mức độ gây hại của đối tượng sâu bệnh hại khác: Đánh giá bằng cảm quan và cho điểm theo VCU ở thời điểm phát sinh gây hại của các đối tượng sâu bệnh hại. Các đối tượng sâu bệnh hại chính cần đánh giá bao gồm Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani);
Bệnh đốm nâu (Curvularia sp.); Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis); Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal); Rầy nâu nhỏ ( Laodelphax striatellus Fall).
+ Sâu cuốn lá: Quan sát lá, cây bị hại và tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở giai đoạn đẻ nhánh - chín hoàn toàn. Phân cấp mức độ nhiễm sâu cuốn lá của các giống lúa theo thang điểm ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Phân cấp mức độ nhiễm sâu cuốn lá trên lúa
Thang điểm Triệu chứng, mức độ biểu hiện của bộ phận bị hại
0 Không bị hại
1 1 – 10% cây bị hại
3 11 – 20% cây bị hại
5 21 – 35% cây bị hại
7 36 – 50% cây bị hại
9 > 51 – 100% cây bị hại
+ Rầy (rầy nâu, rầy nâu nhỏ): Quan sát sự gây hại của rầy ở giai đoạn đẻ nhánh - chín hoàn toàn, phân cấp mức độ nhiễm rầy của các giống lúa theo thang điểm ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Phân cấp mức độ nhiễm rầy trên lúa Thang điểm Triệu chứng trên cây lúa và mức độ biểu hiện
0 Không bị hại
1 Một số cây có triệu chứng biến vàng nhẹ
3 Lá biến vàng từng phần nhưng không xảy ra cháy rầy 5 10 -25% cây đang héo và chết, xảy ra cháy rầy
7 Cây còi cọc, > 50% cây đang héo và chết, xảy ra cháy rầy 9 Toàn bộ cây chết
36
- Đối với sâu hại thân.
+ Mật độ sâu hại (con/ m2) = Tổng số sâu điều tra Tổng m2 điều tra
+Tỷ lệ dảnh bị hại (%) = Tổng số dảnh héo (cong hành, bông bạc) Tổng số dảnh điều tra - Đối với sâu hại lá, bông lúa.
+ Mật độ sâu hại (con/ m2) = Tổng số sâu điều tra Tổng m2 điều tra
+ Tỷ lệ dảnh bị hại (%) = Tổng số dảnh héo (cong hành, bông bạc) Tổng số dảnh điều tra
+ Chỉ số lá bị hại (%) = (∑ (N1 x1) + (Nn x n) )x 100 N x K
Trong đó:
N1: là số lá bị hại cấp 1.
Nn: là số lá bị hại cấp n (với n= 1; 3; 5; 7; 9).
N: là tổng số lá điều tra.
K: cấp bị hại cao nhất của thang phân cấp.
- Tình hình bệnh hại.
- Phương pháp lấy mẫu:
+ Trên lá: Điều tra toàn bộ số lá của 5 dảnh ngẫu nhiên/ điểm, điều tra 10 điểm ngẩu nhiên phân bố đều với mỗi giống lúa.
+ Trên thân: Điều tra ngẫu nhiên 10dảnh/điểm, điều tra 10 điểm ngẫu nhiên/
giống. Trong lúc điều tra ghi nhận phân cấp 100 tép.
+Bệnh đốm nâu: đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các giống lúa bằng cách quan sát diện tích vết bệnh trên lá ở giai đoạn mạ và giai đoạn làm đòng – chín sáp. Phân cấp mức độ nhiễm bệnh đốm nâu của các giống lúa theo thang điểm ở Bảng 2.5.
37
Bảng 2.5. Phân cấp hại bệnh đốm nâu trên lúa
Thang điểm Triệu chứng, mức độ biểu hiện của bộ phận bị hại
0 Không bị bệnh
1 Vết bệnh < 4% diện tích lá
3 Vết bệnh 4 – 10% diện tích lá
5 Vết bệnh 11 – 25% diện tích lá
7 Vết bệnh 26 – 75% diện tích lá
9 Vết bệnh > 76% diện tích lá
+ Bệnh khô vằn: đánh giá bằng cách quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá biểu thị bằng % so với chiều cao cây ở giai đoạn chín sữa – chín sáp. Phân cấp mức độ nhiễm bệnh khô vằn của các giống lúa theo thang điểm ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Phân cấp hại Bệnh khô vằn trên lúa
Thang điểm Triệu chứng, mức độ biểu hiện của bộ phận bị hại
0 Không bị bệnh
1 Vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây
3 Vết bệnh 20 - 30% chiều cao cây
5 Vết bệnh 31 - 45% chiều cao cây
7 Vết bệnh 46 - 65% chiều cao cây
9 Vết bệnh > 65% chiều cao cây
38
2.4.3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tập đoàn giống lúa
Trên mỗi giống gặt ngẫu nhiên 5 điểm, mỗi điểm có diện tích (20cm x 20cm).
- Đếm tổng số bông có trên 5 điểm đó.
- Chọn ngẫu nhiên 10 bông, tách toàn bộ hạt ra khỏi bông, xác định số hạt chắc và hạt lép trên mỗi bông.
- Phơi khô, xác định khối lượng 1000 hạt.
- Năng suất lý thuyết (NSLT) được xác định theo công thức:
Số bông/m2 x số hạt chắc/bông x P1000 hạt
NSLT (tạ/ha) = 10 4
Trong đó: P1000 hạt là trong lượng của 1000 hạt , đơn vị gam.
- Năng suất thực tế: Cân khối lượng thực thu sau khi phơi khô, quạt sạch đem cân lấy khối lượng, đơn vị g/m2, quy ra năng suất tạ/ha.