Thời gian sinh trưởng, phát triển của cây lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và kháng bệnh đạo ôn của tập đoàn giống lúa mang gen kháng tại tỉnh bình định (Trang 56 - 61)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển của tập đoàn dòng, giống kháng đạo ôn

3.2.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển của cây lúa

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ lúc gieo mạ đến lúc chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành mùa vụ và chủ yếu do yếu tố di truyền quyết định. Ngoài ra, điều kiện khí hậu, đất đai cũng ảnh hưởng một phần nhất định đến thời gian sinh trưởng của cây lúa. Nắm được quy luật sinh trưởng phát triển của cây lúa là cơ sở để xác định thời vụ gieo, cơ cấu giống, áp dụng các biện pháp kỹ thuật: Luân canh, tăng canh, gối vụ... Ở các vùng trồng lúa khác nhau để tăng năng suất, sản lượng và phẩm chất hạt lúa.

Dựa vào đặc điểm của quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa mà người ta chia ra làm 2 thời kỳ chính:

Thời kỳ đầu tiên gọi là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng (bắt đầu từ nảy mầm đến trước lúc phân hóa đòng). Thời kỳ này được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn mạ và giai đoạn cấy đến lúc phân hóa đòng. Đặc trưng của thời kỳ này là cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như ra lá, phát triển rễ, tăng chiều cao, tăng trưởng số nhánh tối đa. Thời kỳ này hết sức quan trọng đặc biệt là giai đoạn đẻ nhánh, nó quyết định số bông trên đơn vị diện tích và có ảnh hưởng lớn đến thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Chất dinh dưỡng tổng hợp được trong thời kỳ này chủ yếu phục vụ cho sự ra rễ, sinh thân, sinh lá, còn lại một phần dự trữ cho thời kỳ sau. Thời kỳ này dài hay ngắn tùy thuộc vào giống, thời vụ cấy, các biện pháp kỹ thuật canh tác. Sự sai khác về tổng thời gian sinh trưởng của các giống chủ yếu là do thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng quyết định.

Thời kỳ thứ hai là thời kỳ sinh trưởng sinh thực được xác định từ khi phân hóa đòng đến chín (thu hoạch). Thời kỳ này được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn làm đòng và giai đoạn trổ bông, phơi màu, vào chắc. Thời kỳ này cây lúa sinh trưởng cho thế hệ tiếp theo, đặc điểm của giai đoạn này là sự phân hóa, phát triển đòng và quá trình tích lũy của hạt.

Nó rất quan trọng vì nó tạo sức chứa, giai đoạn số lượng hạt và chất lượng hạt.

49

Bảng 3.7. Thời gian trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống lúa

ĐVT: ngày Stt Tên dòng/

Giống

Mạ- BĐĐN

BĐ ĐN- KTĐN

KTĐT- BĐT

BĐT- KTT

KTT- Chín

Tổng TGST

1 IRBLsh-Ku[CO] 25 20 23 7 27 102

2 IRBLsh-S[CO] 22 21 22 5 26 96

3 IRBLsh-B[CO] 22 20 24 5 24 95

4 IRBLb-IT13[CO] 23 22 23 6 25 99

5 IRBLz5-CA[CO] 25 22 25 5 28 105

6 IRBLzt-IR56[CO] 21 22 23 5 26 97

7 IRBL5-M[CO] 21 21 24 4 28 98

8 IRBLks-CO[CO] 22 20 23 5 26 96

9 IRBLk-Ku[CO] 23 21 23 5 27 99

10 IRBLk-Ka[CO] 22 21 22 5 27 97

11 IRBLkh-K3[CO] 24 20 24 4 24 96

12 IRBLkp-K60[CO] 22 21 24 5 25 97

13 IRBL1-CL[CO] 22 20 23 7 26 98

14 IRBL7-M[CO] 21 22 22 6 27 98

15 IRBLta-Ya[CO] 21 21 25 5 28 100

16 IRBLta-Me[CO] 23 20 24 6 26 99

17 IRBLta2-Pi[CO] 22 21 23 6 24 96

18 IRBLta2-Re[CO] 20 23 23 5 25 98

19 IRBLta2-

IR64[CO] 24 22 25 4 24 99

20 CO39 22 22 24 5 27 100

21 KD28 (đ/c) 22 22 32 7 33 116

50

51

Ở thời kỳ này yếu tố thời tiết khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa và ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành gié, hoa và chất lượng hạt phấn. Vì vậy điều khiển cho lúa trổ hợp lý là tạo điều kiện thuận lợi cho năng suất sau này. Đặc biệt trong những năm gần đây thời

Qua theo dõi thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả (Bảng 3.7).

- Thời gian từ gieo mạ đến cây lúa bắt đẻ nhánh:

Thời gian mạ cây chủ yếu hút dinh dưỡng từ hạt, đến giai đoạn sau cấy 2 - 3 ngày cây bắt đầu đầu bén rễ hồi xanh và hút dinh dưỡng từ đất tích lũy sinh dưỡng để phát triển và đẻ nhánh.

Qua theo dõi cho thấy các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm có thời gian từ khi mạ đến bắt đầu đẻ nhánh từ 20 ngày đến 25 ngày. Trong đó, các dòng đẻ nhánh sớm là IRBLta2-Re[CO] (20 ngày); IRBLzt-IR56[CO], IRBL7-M[CO], IRBLta-Ya[CO], IRBL5-M[CO] (21 ngày). Các dòng có thời gian đẻ nhánh muộn nhất và muộn hơn giống KD28 đối chứng là IRBLsh-Ku[CO], IRBLz5-CA[CO] (25 ngày).

- Thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh:

Có thể nói thời kỳ này đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến năng suất của cây lúa. Nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, giống tốt, cây lúa đẻ nhánh nhiều, đẻ khoẻ, đẻ tập trung thì tỷ lệ nhánh hữu hiệu sẽ cao. Ngược lại gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi thì làm tăng tỷ lệ nhánh vô hiệu và làm giảm năng suất lúa rất nhiều. Thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh giữa các giống không có sự chênh lệch đáng kể. Qua theo dõi các dòng giống nghiên cứu có thời gian đẻ nhánh gọn (từ 20 đến 23 ngày) là cơ sở cho việc đạt số nhánh hữu hiệu cao. Trong đó, các dòng có thời gian đẻ nhánh ngắn nhất là IRBLsh-Ku[CO], IRBLsh-B[CO], IRBLks-CO[CO], IRBLkh- K3[CO], IRBL1-CL[CO], IRBLta-Me[CO] ( 20 ngày), dòng có thời gian đẻ nhánh dài nhất và dài hơn giống KD28 đối chứng là IRBLta2-Re[CO] (23 ngày).

- Thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trổ :

Cây lúa sau khi đạt số nhánh tối đa sẽ bước vào thời kỳ làm đốt, làm đòng. Đây là thời kỳ cây lúa chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực.

Giai đoạn làm đốt là lúa đang ở giai đoạn sinh trưởng, tăng trưởng mạnh về chiều cao, bộ rễ phát triển sâu và rộng ra, diện tích lá tăng nhanh. Khác với giai đoạn làm đốt, giai

52

đoạn làm đòng thì các bộ phận thân lá phát triển chậm nhưng vẫn hút chất dinh dưỡng mạnh nhằm tập trung dinh dưỡng vào bộ phận sinh sản. Thời kỳ phân hóa đòng có ý nghĩa quan trọng quyết định số hạt trên bông, số hạt chắc trên bông. Vì vậy, phải bón phân và cung cấp nước đầy đủ cho giai đoạn này.

Sau khi hoàn thành quá trình phân hóa đòng, các lóng vươn dài đẩy bông lúa thoát ra khỏi đòng, thời gian này nhanh hay chậm phụ thuộc vào đặc tính di truyền của các giống, điều kiện ngoại cảnh, các biện pháp kỹ thuật canh tác, những giống có thời gian trổ càng ngắn càng có lợi cho lúa tránh mẫn cảm với thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm không khí, lượng mưa). Đây là một trong những cơ sở bố trí thời vụ, phòng tránh các điều kiện bất thuận để tăng chiều dài bông và số hạt/bông.

Qua theo dõi các giống thí nghiệm giai đoạn từ kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trổ có thời gian dao động từ 22 đến 32 ngày. Dòng có thời gian ngắn nhất là dòng IRBLsh- S[CO], IRBLk-Ka[CO], IRBL7-M[CO] (22 ngày), giống có thời gian dài nhất là giống KD28 (32 ngày).

- Thời gian bắt đầu trổ đến kết thúc trổ:

Thời kì này bao gồm: trổ bông, nở hoa và thụ phấn thụ tinh, giai đoạn này chịu tác động lớn của điều kiện ngoại cảnh nó quyết định số hạt chắc/bông. Ở thời kỳ trổ cây lúa rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, nhất là nhiệt độ và ấm độ không khí, lượng mưa. Nhiệt độ quá thấp (< 160C) hoặc quá cao (> 400C) làm cho hạt phấn mất sức nảy mầm dẫn đến tỷ lệ hạt lép cao.

Qua theo dõi các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm có độ dài giai đoạn trổ từ 4 - 7 ngày. Đa số các dòng có thời gian giai đoạn trổ 4 - 5 ngày như dòng IRBLsh- S[CO], IRBLsh-B[CO], IRBLz5-CA[CO], IRBLzt-IR56[CO], IRBL5-M[CO], IRBLks-CO[CO], IRBLk-Ku[CO], IRBLk-Ka[CO], IRBLkh-K3[CO], IRBLkp- K60[CO], IRBLta-Ya[CO], IRBLta2-Re[CO], IRBLta2-IR64[CO] và giống CO39.

Giống, dòng có thời gian trổ dài nhất là KD28 đối chứng, IRBL1-CL[CO], IRBLsh- Ku[CO] (7 ngày). Nhìn chung các dòng, giống có thời gian trổ gọn, tránh được những bất lợi của thời tiết.

- Thời gian từ kết thúc trổ đến chín hoàn toàn:

Sau khi trổ xong cây lúa bước vào thời kì chín, đây là thời kì sinh trưởng phát triển cuối cùng của cây lúa, thời kì này chất dinh dưỡng tập trung vận chuyển về hạt để

53

nuôi hạt. Thời kì chín là thời kì quyết định đến trọng lượng hạt và ảnh hưởng đến quá trình hình thành năng suất lý thuyết của giống lúa. Ở thời kì này các chất dinh dưỡng được tích lũy về hạt, hình thành nên phôi nhũ. Quá trình chín của lúa được chia làm 3 thời kì: thời kì chín sữa, thời kì chín sáp và thời kì chín hoàn toàn. Vì vậy, thời gian này cây lúa cần có bộ lá xanh, để giúp cho quá trình quang hợp của cây diễn ra tốt nhất giúp cho việc tích luỹ tinh bột thuận lợi, tạo điều kiện tăng năng suất lúa.

Từ kết quả số liệu ở bảng 3.7 chúng tôi thấy thời gian từ kết thúc trổ đến chín hoàn toàn của các giống thí nghiệm dao động từ 24 – 33 ngày. Dòng có thời gian từ kết thúc trổ - chín ngắn nhất là IRBLsh-B[CO], IRBLkh-K3[CO], IRBLta2-Pi[CO], IRBLta2-IR64[CO] (24 ngày) và giống dài nhất là KD28 đ/c (33 ngày).

- Tổng thời gian sinh trưởng:

Thời gian sinh trưởng của giống lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến chín hoàn toàn. Tổng thời gian sinh trưởng do đặc tính di truyền của giống quy định. Nghiên cứu tổng thời gian sinh trưởng của giống giúp chúng ta phân biệt được giống dài ngày, giống trung ngày hay giống ngắn ngày. Nắm được thời gian sinh trưởng của giống lúa là cơ sở để bố trí thời vụ hợp lý, phát huy những đặc tính tốt của giống. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa sử dụng trong thí nghiệm ở vụ Đông Xuân 2014 – 2015 tại Bình Định được ghi nhận trong bảng 3.7.

Qua bảng 3.7. chúng tôi thấy: các giống lúa có thời gian sinh trưởng dao động từ 95 – 116 ngày. Trong đó, dòng IRBLsh-B[CO] có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (95 ngày) và giống KD28 (đối chứng) có thời gian sinh trưởng là dài nhất (116 ngày). Qua kết quả nghiên cứu trên tôi còn nhận thấy các giống lúa này có thời gian sinh trưởng đa số là giống ngắn và trung ngày từ 95 - 116 ngày, phù hợp với điều kiện canh tác tại Bình Định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và kháng bệnh đạo ôn của tập đoàn giống lúa mang gen kháng tại tỉnh bình định (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)