Tình hình nhiễm bệnh đạo ôn trên lúa và quản lí bệnh đạo ôn của các hộ nông dân ở Hoài Ân, Phù Cát và Tuy Phước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và kháng bệnh đạo ôn của tập đoàn giống lúa mang gen kháng tại tỉnh bình định (Trang 52 - 56)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tình hình nhiễm bệnh của các giống lúa đang sản xuất tại Bình Định

3.1.3. Tình hình nhiễm bệnh đạo ôn trên lúa và quản lí bệnh đạo ôn của các hộ nông dân ở Hoài Ân, Phù Cát và Tuy Phước

3.1.3.1. Diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn tại các vùng nghiên cứu

Bệnh đạo ôn thường phát sinh gây hại nghiêm trọng trên cây lúa vụ Đông Xuân ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Tại Bình Định, bệnh đạo ôn cũng thường xuyên xuất hiện và gây hại nặng trên cây lúa ở nhiều địa phương. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành điều tra tình hình nhiễm bệnh đạo ôn tại 3 huyện nghiên cứu ở 2 vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và 2014 - 2015, kết quả thu được thể hiện (Bảng 3.4).

Qua bảng 3.4 cho thấy tình hình nhiễm bệnh đạo ôn được điều tra ở 3 huyện nghiên cứu ở 2 vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và Đông Xuân 2014 - 2015 có sự sai khác rất lớn về tình hình bệnh và tỷ lệ nhiễm bệnh. Trong vụ Đông Xuân 2013 - 2014 diện tích nhiễm bệnh đạo ôn ở huyện Phù Cát là cao nhất (64,3%), kế đến là Tuy Phước (43,5%) và cuối cùng là Hoài Ân (31,2%). So với vụ trước thì vụ Đông Xuân 2014 - 2015 diện tích nhiễm bệnh đạo ôn tại 3 điểm nghiên cứu tăng lên: Phù Cát (74,5%), tăng 10,2%; Tuy Phước (54,2%), tăng 10,7%; Hoài Ân (44,2%), tăng 13%. Đồng thời, diện tích bị nhiễm nặng ở cả 3 vùng nghiên cứu đều tăng hơn so với vụ Đông Xuân 2013 - 2014. Nhìn chung, bệnh đạo ôn gây hại nặng nhất ở cả 2 vụ (vụ Đông Xuân 2013 - 2014) và (vụ Đông Xuân 2014 - 2015) là huyện Phù Cát. Điều này có thể giải thích rằng, tại huyện Phù Cát người dân bón đạm cho lúa nhiều hơn so với 2 vùng nghiên cứu (Hoài Ân và Tuy Phước) đây là điều kiện để bệnh đạo ôn phát triển gây hại.

45

Bảng 3.4. Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá và cổ bông tại 3 điểm nghiên cứu trong 2 vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và 2014 - 2015

Đơn vị tính (%) Năm Tình hình bệnh Hoài Ân Phù Cát Tuy Phước Trung bình

2013 - 2014

Không nhiễm 68,8 35,7 56,5 53,6

Nhẹ 17,9 30,3 24,3 24,2

Trung bình 13,0 25,0 18,7 18,9

Nặng 0,3 9,0 0,5 3,3

2014 - 2015

Không nhiễm 55,8 25,5 45,8 42,4

Nhẹ 20,9 40,5 28,2 29,8

Trung bình 18,5 28,5 17,3 21,4

Nặng 4,8 5,5 8,7 6,3

Ghi chú: - Không nhiễm: không thấy bệnh ngoài đồng ruộng

- Nhẹ: Bệnh xuất hiện rải rác ngoài đồng ruộng với cấp bệnh 1 và 3 - Trung bình: bệnh xuất hiện ngoài đồng ruộng với cấp bệnh 5

- Nặng: bệnh xuất hiện ngoài đồng ruộng với cấp bệnh phổ biến là 7 và 9 3.1.3.2. Tình hình sử dụng thuốc hoá học để hạn chế bệnh đạo ôn ở các vùng nghiên cứu

Hiện nay biện pháp nhằm hạn chế bệnh đạo ôn tại các vùng trồng lúa của tỉnh Bình Định, người nông dân chủ yếu sử dụng thuốc hoá học. Việc sử dụng thuốc hoá học đã mang lại hiệu quả trong phòng trừ bệnh hại nhưng lại gây ô nhiễm môi trường trầm trọng và ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản phẩm. Để biết được tình hình sử dụng thuốc trừ bệnh đạo ôn ở các vùng nghiên cứu, chúng tôi điều tra tỷ lệ các hộ sử dụng thuốc trừ bệnh đạo ôn tại 3 điểm nghiên cứu ở 2 vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và 2014 - 2015. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.

Qua bảng 3.5 chúng tôi nhận thấy: Tình hình không sử dụng thuốc để phòng trừ bệnh đạo ôn tại 3 điểm nghiên cứu cũng có sự khác nhau giữa hại vụ, trung bình vụ Đông Xuân 2013 - 2014 là 43,8%, vụ Đông xuân 2014 - 2015 giảm xuống còn 39,3%

(tăng 4%) (Bảng 3.5). Như vậy người dân dần có ý thức hơn về việc sử dụng các biện pháp canh tác, giống để hạn chế sự xuất hiện của bệnh đạo ôn.

46

Bảng 3.5. Tỷ lệ các hộ sử dụng thuốc trừ bệnh đạo ôn tại 3 điểm nghiên cứu ở 2 vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và 2014 - 2015

Đơn vị tính (%)

Năm Thuốc Hoạt

chất

Hoài Ân

Phù Cát

Tuy Phước

Trung bình

2013 - 2014

Không sử

dụng 75,4 20,5 35,6 43,8

FILIA 525 SE Propiconazole

+ Tricyclazole 1,4 65,0 55,9 40,8 Fuji-one 40EC Tricyclazole 23,2 14,5 8,5 15,4

2014 - 2015

Không sử

dụng 70,1 15,9 32,0 39,3

FILIA 525 SE Propiconazole

+Tricyclazole 2,7 76,3 45,5 41,5 Fuji-one 40EC Tricyclazole 27,2 7,8 22,5 19,2 Việc sử dụng thuốc đặc trị bệnh đạo ôn của 3 huyện nghiên cứu cũng có sự khác nhau, đa số người dân của 3 huyện nghiên cứu trong 2 vụ (Đông Xuân 2013 - 2014 và Đông xuân 2014 - 2015) đều dùng thuốc Fuji-one 40EC (hoạt chất Tricyclazole) để phòng trừ khi có bệnh xảy ra. Tuy nhiên, việc tiếp cận các loại thuốc trừ đạo ôn thế hệ mới ở 3 huyện nghiên cứu cũng có sự khác. Đối với thuốc FILIA 525 SE (hoạt chất Propiconazole + Tricyclazole) trong vụ Đông Xuân 2013 - 2014 đã được nông dân ở 2 huyện Phù Cát và Tuy Phước tiếp cận và sử dụng chiếm trên 50%, nhưng nông dân huyện Hoài Ân mới tiếp cận nên chỉ có 1,4% hộ nông dân được phỏng vấn sử dụng. Tuy nhiên, số nông dân ở Hoài Ân sử dụng thuốc trừ đạo ôn thế hệ mới trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 đã tăng gấp đôi so vụ trước (2,7%). Như vậy, qua quá trình điều tra cho thấy người dân ở các vùng nghiên cứu đã biết chọn lựa các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu nhất hiện nay để phòng trừ bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông.

3.1.3.3. Mức độ nhiễm bệnh đạo ôn của các giống lúa trồng phổ biến ở các vùng nghiên cứu

Ngoài yếu tố thời tiết, phân bón, đất đai thì yếu tố giống là quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến mức độ nhiễm bệnh đạo ôn trên đồng ruộng. Vì vậy đánh giá mức độ

47

kháng, nhiễm của bệnh đạo ôn của các giống lúa có ý nghĩa rất lớn trong công tác nghiên cứu, chọn tạo ra giống kháng đạo ôn để sản xuất đại tra làm cơ cấu giống chính cho các vụ tiếp theo.

Bảng 3.6. Tình hình nhiễm bệnh đạo ôn của các giống lúa được trồng tại 3 điểm nghiên cứu ở 2 vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và 2014 – 2015

Đơn vị tính (%)

Năm Tình hình bệnh

Giống lúa

KD28 ĐB6 OM6976 BC15 ĐV108

2013 - 2014

Không nhiễm 19,0 64,5 55,0 15,5 72,5

Nhẹ 49,8 32,4 27,3 30,5 25,0

Trung bình 30,0 12,8 17,0 45,0 2,5

Nặng 1,2 0 0,7 8,5 0

2014 - 2015

Không nhiễm 25,0 60,9 45,0 20,5 75,5

Nhẹ 52,0 22,4 28,3 40,2 18,5

Trung bình 19,3 16,7 16,2 26,5 6,0

Nặng 3,7 0 10,0 7,8 0

Qua quá trình nghiên cứu trực tiếp ở 2 vụ Đông Xuân (2013 - 2014 và 2014 - 2015) tại 3 huyện: Hoài Ân, Phù Cát và Tuy Phước tôi nhận thấy cơ cấu giống chủ yếu của 3 huyện là KD28, ĐB6, OM6976, BC15, ĐV108. Trong đó, giống KD28 và BC15 là hai giống với tỷ lệ diện tích gieo trồng lớn nhất bị nhiễm bệnh đạo ôn ở các cấp bệnh khác năm 2013 - 2014 lần lượt là 81,0 và 84,50% (Bảng 3.6), hai giống này được xem là giống mẫn cảm với bệnh đạo ôn ngoài đồng ruộng. Các giống lúa ĐB6 và ĐV108, bệnh đạo ôn có xuất hiện rải rác trên đồng ruộng nhưng chủ yếu bị nhiễm ở mức nhẹ.

48

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và kháng bệnh đạo ôn của tập đoàn giống lúa mang gen kháng tại tỉnh bình định (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)