Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 29 - 35)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH TỘI DANH TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC

1.3. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1.3.2. Cơ sở thực tiễn

Bản chất của định tội danh vẫn là một hoạt động thực tiễn do các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện việc áp dụng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Vì vậy, muốn định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác một cách chính xác bên cạnh việc đảm bảo cơ sở lý luận còn phải đảm bảo về cơ sở thực tiễn.

1.3.2.1. Xuất phát từ thực tiễn định tội danh của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Trên thực tiễn, để giải quyết vụ án hình sự nói chung, việc định tội danh vụ án nói riêng, chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán chính là những người tiến hành tố tụng hình sự, cụ thể hơn

họ chính là người thực hiện hoạt động định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đối với người bị buộc tội. Khoa học luật hình sự là cơ sở cho việc thực hiện hoạt động định tội danh, tuy nhiên để có thể hiểu chính xác và áp dụng một cách chính xác, logic các cơ sở lý luận về định tội danh còn phải đỏi hỏi năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người định tội danh trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Việc định tội danh đạt được mục đích của nó khi người định tội danh thực hiện đúng các cơ sở lý luận về định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vào từng vụ án cụ thể.

Về năng lực chuyên môn của người định tội danh. Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ điều tra hình sự; Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Thẩm phán là người được Chủ tịch nước bổ nhiệm làm nhiệm vụ xét xử. Trong việc bổ nhiệm những chức danh trên, năng lực chuyên môn luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu. Đối với Điều tra viên, năng lực chuyên môn được thể hiện qua trình độ cử nhân (đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên), đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra, có thời gian làm công tác pháp luật nhất định. Đối với Kiểm sát viên thể hiện qua trình độ cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo nghiệp vụ kiểm sát và có thời gian làm công tác thực tiễn nhất định. Đối với Thẩm phán là trình độ cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử và có thời gian công tác thực tiễn pháp luật nhất định. Tùy thuộc mỗi cấp mà thời gian công tác thực tiễn lại có sự đòi hỏi thời hạn khác nhau. Có thể nói, năng lực chuyên môn của người định tội danh là điều kiện quan trọng hàng đầu cho cơ sở định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác một cách chính xác. Chỉ khi người định tội có năng lực chuyên môn vững vàng, nắm vững được những lý luận về định tội danh thì hoạt động này mới đạt được hiệu quả, xử lý đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.

Trong thực tế, các vụ án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ, chính vì vậy bên cạnh những kiến thức chuyên môn được học tập và trau dồi thường xuyên, việc bổ nhiệm các chức danh trên còn đòi hỏi thời gian công tác thực tiễn của những người định tội danh, bởi lẽ chỉ khi được trải nghiệm tiếp xúc và học hỏi được kinh nghiệm từ thực tiễn, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán mới có thể vận dụng một cách linh hoạt, đúng đắn các quy định của pháp luật hình sự trong việc xác định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đối với người bị buộc tội.

Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của người định tội danh cũng là một cơ sở quan trọng. Đạo đức nghề nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến việc định tội danh đúng hay sai. Nếu trong việc thực hiện nhiệm vụ định tội danh, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phẩn chỉ làm việc qua loa, thiếu trách nhiệm, thái độ thờ ơ, không quan tâm đến chất lượng công việc làm bỏ sót các tình tiết, sự kiện quan trọng dẫn đến việc định tội danh sai. Bên cạnh đó, thái độ làm việc vô tư, khách quan cũng là yếu tố cần thiết trong phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Nếu người định tội danh để cảm xúc cá nhân chi phối việc thực hiện hoạt động này cũng dễ dẫn đến việc định tội danh sai. Chính vì vậy, quá trình xác định một hành vi có phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hay không, người định tội bên cạnh năng lực chuyên môn của mình, họ còn phải đặt toàn bộ trách nhiệm của mình vào việc thực hiện hoạt động định tội danh, ý thức được rằng mình là người nhân danh Nhà nước để xác định một người có tội hay không có tội từ đó thực hiện nghiêm túc, cẩn trọng trong việc thực hiện định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

1.3.2.2. Xuất phát từ thực tiễn áp dụng pháp luật về định tội danh

Mục đích chính của việc giải quyết vụ án hình sự nói chung, tìm ra hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, định tội danh đúng là nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người

vô tội, hướng tới mục đích “góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Để xác định sự thật khách quan trong vụ án hình sự, cần thiết phải có đầy đủ các yếu tố, chứng cứ ở nhiều khía cạnh khác nhau, trên cơ sở đó mới đánh giá, nhìn nhận toàn diện các tình tiết trong vụ án. Việc giải quyết một vụ án hình sự sẽ không bảo đảm tính chính xác, khách quan ngay từ đầu khi chúng ta không định tội danh đúng đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Khi đó, trong các hoạt động tố tụng sẽ mang nặng ý chí chủ quan của các chủ thể tiến hành tố tụng. Họ chỉ chú ý đến việc thu thập các chứng cứ buộc tội với tội danh đã xác định từ ban đầu, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng dẫn đến tình trạng làm oan người không có tội hoặc bỏ lọt tội phạm; xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, xã hội và công dân.

Khi người có thẩm quyền định tội danh thực hiện hoạt động này, họ chỉ căn cứ vào các dấu hiệu pháp lý về cấu thành tội phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định trong BLHS để thực hiện việc so sánh, đánh giá với sự việc phạm tội thực tế. Không những vậy, để xác định chính xác tội danh thuộc điểm, khoản, điều nào của BLHS, người định tội cũng chỉ áp dụng các quy định tại phần chung của BLHS để định tội danh như việc chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, đồng phạm, hình phạt, án treo…

Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, Điều tra viên thay mặt Cơ quan điều tra tiến hành hoạt động định tội danh và kết quả của hoạt động này là bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra. Trong giai đoạn truy tố, thẩm quyền định tội danh thuộc về Viện kiểm sát do Kiểm sát viên thay mặt thực hiện với kết quả là quyết định truy tố bằng bản cáo trạng hoặc quyết định đình chỉ vụ án. Trong giai đoạn xét xử, Thẩm phán, Hội đồng xét xử nhân dân Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện việc định tội danh,

kết quả của hoạt động này là bản án kết tội hoặc tuyên không có tội đối với bị cáo bị nghi ngờ thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hai cho sức khỏe của người khác.

Ngoài ra, để hỗ trợ cho việc định tội danh tội phạm tội cố ý gây thương tích, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm hướng dẫn cũng như giải thích nội dung các quy phạm pháp luật hình sự và tố tụng hình sự hiện hành: Nghị quyết của Quốc hội, của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Công văn hướng dẫn nghiệp vụ của ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án;

Thông tư liên tịch giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc giữa các cơ quan này với các cơ quan chuyên môn khác,… Cần phải nhận thức rõ, các văn bản này mang tính chất hỗ trợ, giúp đỡ cho người định tội có thể hiểu đúng nội dung mà pháp luật quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, không sử dụng các nội dung của các văn bản này nhằm thay thế cho BLHS hay BLTTHS.

Tóm lại, cơ sở thực tiễn của định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thể hiện ở chính chủ thể thực hiện hoạt động này cũng như hệ thống văn bản pháp lý thể hiện được cơ sở lý luận của quá trình định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Giữa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, cơ sở lý luận là tiền đề cho cơ sở thực tiễn thực hiện việc xác định có hay không một hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác thì cơ sở thực tiễn là khả năng định tội danh đúng hay sai dựa trên nội dung khoa học luật hình sự về định tội danh của cơ sở lý luận. Nói cách khác, cơ sở lý luận là nội dung bên trong của định tội danh còn cơ sở thực tiễn là khả năng thực hiện nội dung đó ra thế giới khách quan. Việc định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chỉ thực sự chính xác, có hiệu quả và hợp pháp khi đảm bảo đồng thời cả hai cơ sở này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hoạt động áp dụng pháp luật, mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện trên cơ sở các chứng cứ có liên quan đến các tình tiết, sự kiện thực tế của vụ án để phân tích, đối chiếu, so sánh và kết luận sự chính xác giữa hành vi của một người có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác một cách trái pháp luật được Bộ luật Hình sự quy định với các tình tiết, sự kiện đã diễn ra trên thực tế, qua đó làm tiền đề để quyết định những vấn đề khác trong việc xử lý tội phạm.

Với ý nghĩa quan trọng như vậy, hoạt động định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cần phải được thực hiện một chính xác và hiệu quả. Trong đó, vai trò của những người định tội hay cụ thể là các cá nhân được bổ nhiệm giữa các chức danh Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phải nhân danh Nhà nước, thực hiện quyền lực Nhà nước định tội một người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội này đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội cũng như không để bỏ lọt tội phạm.

Trên cơ sở nghiên cứu, trong Chuong 1 của Luận văn đã làm rõ một số vấn đề sau:

- Xây dựng khái niệm định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Xác định được những đặc điểm của khái niệm định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Xác định được ý nghĩa của hoạt động định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w