CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ ĐỊNH TỘI DANH TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.2. Thực tiễn định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thảnh phố Hà Nội vẫn còn gặp những hạn chế nhất định:
Thứ nhất, vẫn còn nhiều trường hợp chưa thống nhất quan điểm trong việc định tội danh. Thực tiễn cho thấy, nhiều quan điểm trái chiều xoay quanh việc định tội danh giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn thương cho sức khỏe của người khác.
Ví dụ: vụ án xảy ra vào tháng 12/2017, Vũ Văn P và chị Đặng Thanh H có quan hệ yêu đương nhưng gia đình chị H không đồng ý. Chị H đề nghị chia tay nhưng P không đồng ý nên xảy ra mâu thuẫn tình cảm. Khoảng 10 giờ 45 phút ngày 08/6/2018, từ bên xe MĐ, P đi bộ đến gầm cầu vượt trước cổng bến xe, P thấy 01 con dao dài khoảng 40cm, mũi dao cắm ở bồn hoa liền nhặt lên giấu vào túi đeo trên người. Sau đó, P thuê 01 người đàn ông hành nghề xe ôm chở P đến nhà chị H ở số nhà 27, tổ 5, khu XH, thị trấn XM, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, P bảo người chở xe ôm dừng xe và đợi P đi lấy tiền. P đi vào nhà chị H thấy chị H đang nấu ăn ở trong bếp cùng với chi Hoàng Thị N là người bán hàng thuê cho nhà chị H. P đến sau chị H rút dao giơ tay lên chém 01 nhát vào vùng bả vai của chị H.
Chị H quay người lại, P tiếp tục chém 01 nhát vào đỉnh đầu – thái dương trái làm chị H ngã xuống nền bếp. P tiếp tục chém nhiều nhát vào vùng bụng và tay, đâm nhiều nhát vào vùng chân, lưng của chị H. Khi chị H kêu hô và bỏ chạy, thì P đuổi theo tiếp tục chém chị H nhiều nhát khi người dân xung quanh chạy đến ngăn cản thì P chống cự rồi bỏ chạy theo hướng cửa sau nhà ngoài đường đồng thời vứt con dao bên vệ đường rồi bỏ trốn. Tỷ lệ thương tật của chị H sau khi được giám định là 47%.24 Tòa án cấp sơ thẩm đã định tội cố ý gây thương tích và tuyên hình phạt theo điểm c khoản 3 Điều 134 BLHS đối với P. Tuy nhiên, sau khi bị kháng nghị, tòa án phúc thẩm xác định lại hành vi của P là giết người chưa đạt nên đã hủy bản án sơ thẩm điểu điều tra lại.
24 Tòa án nhân dân huyện Chương Mỹ, Bản số 153/2018/HSST ngày 22/11/2018.
Thứ hai, trong các giai đoạn tố tụng, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán chưa thực sự làm hết trách nhiệm của mình nên ảnh hưởng trực tiếp không nhỏ đến chất lượng của hoạt động định tội danh, nhất là trong việc tiến hành thu thập và đánh giá chứng cứ dẫn đến những kết luận điều tra, cáo trạng, bản án không chính xác dẫn đến nhiều vụ án bị trả hồ sơ điều tra bổ sung, hoặc nghiêm trọng hơn là hủy bản án để điều tra lại làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án.
Ví dụ: trong vụ án xảy ra vào khoảng 22 giờ 40 phút ngày 07/01/2020, tại bãi xe Cường Phát thuộc tổ 6, phường Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, do có mâu thuẫn trong công việc Đỗ Văn Đ có hành vi dùng con dao dài 38cm, trong đó phần lưỡi dao dài khoảng 23cm bằng kim loại tối màu, lưỡi dao rộng bản khoảng 05cm, chuôi bằng gỗ dài khoảng 15cm, chém vào cổ tay chị Bùi Thị T khi chị T gục xuống thì Đ đến gần chị T vừa quát mắng “mày chỉ là con đ.
thôi” “con khốn này” rồi có nhiều hành vi xàm sỡ chị T.25 Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã đưa ra kết luận dựa trên những thương tích trên cơ thể nạn nhân mà không tính đến những xâm hại khác mà nạn nhân phải chịu, đồng thời con dao mà Đ dùng để thực hiện hành vi phạm tội thuộc sở hữu của chị Vũ thị C bán nước
ở quán dừa xiêm cách cổng bãi xe khoảng 15m, khi thấy Đ bị người dân vây bắt, chị C thấy vậy nhặt con dao và cầm con dao về nhà, thấy con dao dính máu nên chị C rửa dao rồi chặt dừa bán tiếp cho khách. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát chưa thực hiện việc thu giữ tang vật là hung khí vì vậy khi hồ sơ vụ án được Viện kiểm sát gửi đến Tòa án đã bị trả về để điều tra bổ sung. Bên cạnh đó, một số trường hợp vẫn chưa xác định mức độ thương tật, thương tích của nạn nhân, hoặc xác định không đủ (như nhiều trường hợp chưa tính đế việc tổn hại sức khỏe lao động, hay nhiều trường hợp gây ảnh hưởng đến bệnh tình vốn đã có sẵn của bị hại) dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Hoặc ví dụ vụ án: vào chiều ngày 03/01/2016, Ngô Thế Quang Huy cùng với Nguyễn Hữu Hân, Nguyễn Thanh Dũng điều khiển xe mô tô chở 3 bạn gái: Hân, Tha, Hiền là đi chơi về. Trên đường đi, cả nhóm gặp Đỗ Văn Biển (người quen của Tha) điều khiển xe mô tô đi tới. Thấy Hân chở bạn gái mình, Biển điều khiển xe áp sát xe Hân để dừng lại và hỏi Hân có phải là người yêu của Tha không. Hân trả lời không phải, Biên nói Tha sang xe Biển chở về nhưng Tha không đồng
ý và bỏ chạy. Biển đuổi theo không kịp liền quay lại gây sự với nhóm của Hân.
Biển dùng tay đấm vào mặt Hân nhưng trúng mũ bảo hiểm, sau đó đấm tiếp một cái nữa vào má trái của Hân. Thấy vậy mọi người can ngăn nhưng Biển vẫn tiếp tục lao vào đánh Hân. Huy thấy vậy vào kéo Biển ra, đẩy về phía sau và can ngăn
Biển. Biển dùng tay tát vào má trái của Huy, Huy vừa đưa tay đỡ vừa đẩy Biển ra, nhưng Biển vẫn tiếp tục lao vào. Nên Huy đã dùng tay phải đấm mạnh một cái vào mặt, làm Biển ngã ngửa ra phía sau, đầu đặp xuống nền đường bất tỉnh.
Sau đó, được mọi người đưa đi cấp cứu, nhưng đến ngày 04/01/2016 thì tử vong do “xuất huyết não”. Bản án hình sự sơ thẩm số 38/2015/HSST ngày 28/10/2016, của Toà án nhân dân quận Cầu Giấy xử phạt bị cáo Ngô Thế Quang huy 12 tháng cải tạo không giam giữ về tội “cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Ngày 14/3/2017, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án do có kháng cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại, Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên huỷ bản án nói trên, chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại.
Trong vụ án này, theo quan điểm của chúng tôi, trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án và các thủ tục tố tụng hình sự thì:
- Về tội danh: theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện do ghen tuông vô cớ nên Đỗ Văn Biển đã gây sự và đánh Hân; Huy can ngăn thì Biển đánh trúng Huy, vì thế Huy mới đánh lại, làm Biển ngã đập đầu xuống đường dẫn đến tử vong. Biển có hành vi trái pháp luật với Huy, nhưng không gây thương tích và hành vi đó chưa đến mức được voi là trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân.
Do vậy, việc điều tra, truy tố và xét xử đối với Ngô Thế Huy về tội “cố ý gây
thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” theo điểm b khoản 2 Điều 135 BLHS là chưa phù hợp với diễn biến khách quan của vụ án. Hành vi phạm tội nêu trên củ bị cáo Huy có dấy hiệu phạm tội “cố ý gây thương tích” có hậu quả dẫn đến chết người theo khoản 3 Điều 134 BLHS, với tình tiết giảm nhẹ
“Phạm tội trong trường hợp bị kích động mạnh về tinh thần do hành vi trái pháp luật của bị hại” theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 BLHS là phù hợp.
- Về tố tụng: theo lý lịch tư pháp thì bị hại Đỗ Văn Biển có cha đã chết, mẹ Nguyễn Thị Thê còn sống; có 02 người con là cháu Đỗ Văn Khánh (là con của vợ trước) và Đỗ Thị Diệp Chi. Như vậy, bà Thê, anh Khánh và cháu Chi là hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật. Cấp sơ thẩm xác định những người đại diện hợp pháp của bị hại chỉ có bà Thê và cháu Chi, không có anh Khánh. Đồng thời cháu Chi dưới 06 tuổi, là người không có năng lực hành vi dân sự nên không thể là người đại diện hợp pháp được, chỉ được tham gia với tư cách người có quyền lợi liên quan đến vụ án và người giám hộ cho cháu Chi là chị Nguyễn Thị Thanh Dung (mẹ cháu Chi) mới đúng quy định của pháp luật. Tại phiên toà phúc thẩm, anh Khánh yêu cầu xem xét lại vụ án vì cho rằng Ngô Thế Quang Huy đánh chết Đỗ Văn Biển là phạm tội “giết người”, nhưng vì sai phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm không xác định anh Khánh là người đại diện hợp pháp của bị hại nên kháng cáo của anh Khánh không được xem xét.
Thứ ba, số lượng các vụ án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố ngày càng nhiều với tính chất phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi nên các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp nhiều khó khăn trong việc định tội danh hoặc quyết định hình phạt đối với loại tội phạm này.
Ví dụ: Khoảng 21 giờ, ngày 26/5/2018, Đỗ Thế Vóc cùng với bạn là Bùi Hữu Thắng, Bùi Chí Dũng, Trần Anh Tuấn và Nguyễn Đình Hướng (sinh năm 2001) ngồi uống nước tại quán của chị Tạ Thị Mỹ Linh. Sau đó, Vóc một mình đi bộ để sang bên kia đường thì suýt xảy ra va chạm với xe môt ô do anh Vũ Hồng Quàng điều khiển. Anh Quảng quay lại nói với Vóc: “Mày bị điên, thích chết à” rồi điều khiển xe đi tiếp. Nghe anh Quảng nói vậy, Vóc bực tức vào quán nước
nói với nhóm bạn lấy xe đuổi theo xem ai đã chửi. Thắng và Dũng đi ra lấy xe, Vóc lấy tại quán nước của chị Linh 01 con dao lưỡi kim loại, cán gỗ, dài khoảng 50 cm;
01 ống kim loại hình trụ tròn, đường kính khoảng 01cm, dài khoảng 01m, đi xe mô tô do Thắng điều khiển đuổi theo anh Quảng, Dũng một mình điều khiển xe mô tô theo sau. Khi đuổi kịp, Thắng áp sát phía bên trái đầu xe anh Quảng, làm đổ xe và anh Quảng bị ngã xuống lòng đường. Tiếp đó, Vóc cầm dao, đưa đoạn ống kim loại cho Thắng. Anh Quảng bỏ chạy vào sân nhà người dân gần đó và xin giúp đỡ. Vóc, Thắng được mọi người can ngăn nhưng vẫn dồn đánh anh Quảng. Anh Quảng chạy vào trong nhà dân, đóng cửa. Thắng xông đến giật bung chốt cửa làm hé cửa. Vóc liền dùng dao lùa vào bên trong chém 01 nhát trúng vào tay phải anh Quảng. Anh Quảng buông tay chạy vào phòng ngủ thì Vóc, Thắng đuổi theo, dùng dao, gậy để chém, đập nhiều nhát vào vùng đầu, tay, vai, lưng làm ah Quảng bị thương tích chảy nhiều máu, ngã gục xuống giường. Lúc này, người dân đến can ngăn đông thì Vóc cùng đồng bọn mới dừng lại, bỏ về. Bản Kết luận giám định pháp y về thương tích của Trung tâm Giám định pháp y Sở y tế thành phố Hà Nội kết luận: anh Vũ Hồng Quảng có những vết thương: 02 vế thương vùng đầu; cẳng tay trái; bàn tay phải; sây sát da gối, cẳng, bàn chân phải; vai trái và thắt lưng trái. Sức khoẻ của anh Quảng bị giảm do thương tích là 12%. Các vết thương để lại sẹo do vật cứng, có cạnh sắc, bản dài gây nên. Bản án hình sự sơ thẩm số 57/2018/HSST ngày 27/11/2018, của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định: áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 134; điểm b, s khoản 1, khoản
2 Điều 51; Điều 54, Điều 58 BLHS, xử phạt bị cáo Đỗ Thế Vóc 18 tháng tù, bị cáo Bùi Hữu Thắng 15 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”. Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 35/2019/HSPT ngày 20/3/2019 của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội giữ nguyên hình phạt 18 tháng tù đối với Đỗ Thế Vóc; sửa bản án sơ thẩm: xử phạt Bùi Hữuu Thắng 15 tháng tù, cho hưởng án treo. Tại Quyết định số 23/2020/HS-GĐT ngày 30/5/2020, Hội đồng giám đốc thẩm Toà án nhân dân tối cao quyết định: huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 35 nêu trên về phần quyết định
hình phạt đối với các bị cáo Đỗ Thế Vóc, Bùi Hữu Thắng theo hướng tăng nặng hình phạt.
Như vậy, đối với hành vi phạm tội của Vóc và Thắng, ba cơ quan tiến hành tố tụng của cả ba cấp đã có quan điểm khác nhau, dẫn đến phán quyết của Toà án về hình phạt đối với các bị cáo là khác nhau. Theo quan điểm của chúng tôi thì: chỉ vì một mâu thuẫn rất nhỏ trong sinh hoạt mà các bị cáo đã ngay lập tức chuẩn bị dao, ông tuýp sắt, gạch đá là những hung khí nguy hiểm đuổi theo tấn công rất quyết liệt, gây thương tích cho bị hại 12%, kể cả khi bị hại đã chạy chốn và đã được nhiều người can ngăn, bảo vệ. Hành vi của các bị cáo là rất manh động, thể hiện rõ tính côn đồ, hung hãn và quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng. Bị cáo Vóc giữ vai trò chính, là người khởi xướng, lôi kéo đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội, tích cực chuẩn bị hung khí dao, ống kim loại để đánh nhau, trực tiếp cầm dao chém gây thương tích cho bị hại nhiều nhát. Đồng thời bị cáo Vóc là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội quyết liệt nhất, các thương tích trên người bị hại chủ yếu do Vóc gây ra, nên cần phải xử phạt hình phạt tù trên hoặc ngang bằng mức khởi điểm mức đã truy tố, xét xử bị cáo, mới đảm bảo tính giáo dục, răn đe và phòng ngừa tội phạm. Bản án hình sự phúc thẩm tuyên phạt bị cáo Vóc 18 tháng tù (dưới khung hình phạt) là quá nhẹ so với tính chất, mức độ phạm tội và nhân thân của bị cáo, không đảm bảo tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
2.2.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Chất lượng định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại thành phố Hà Nội trong thời gian qua vẫn chưa đảm bảo được chất lượng do những còn những tồn tại, hạn chế đã nêu trên. Việc này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan:
* Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, quy định của BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 mặc dù nhằm mục đích cải thiện những hạn chế, vướng mắc của BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 nhưng thực tế quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác vẫn còn đang tồn tại nhiều điểm bất cập, gây khó hiểu trong việc áp dụng trên thực tế. Nhất là hiện nay dù đã áp dụng quy định của BLHS 2015 nhưng thực tế vẫn đang phải vận dụng những văn bản hướng dẫn của BLHS 1999, việc chưa có văn bản hướng dẫn thi hành tội phạm này là nguyên nhân chính cho việc có sự khác nhau về quan điểm trong việc định tội danh.
Thứ nhất, vấn đề mức tối thiểu trong định mức tỷ lệ thương tật. Kể từ quy định của BLHS 1999, để định tội danh tối cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cùa người khác thì phải căn cứ vào định mức thương tật mà từng khoản tại Điều 104 (sau này là Điều 134) quy định. Theo đó, hiện nay Điều 134 chia thành 4 định mức thương tật bao gồm: dưới 11%; từ 11% đến 30%; từ 31%
đến 60%; từ trên 61%. Quy định này về cơ bản đã xác định được tính chất, mức độ nguy hiểm xã hội của từng hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề mức tối thiểu dưới 11% để xác định tội danh tội phạm này thì lại chưa được hướng dẫn cụ thể dẫn đến nhiều trường hợp dưới 11% nhưng giữa các cơ quan tiến hành tối tụng lại không thống nhất được với nhau khi xác định tỷ lệ thương tích tối thiểu. Nhất là trên thực tế có những trường hợp hậu quả thương tật chỉ 1% hoặc dưới 1%
nhưng hành vi vẫn thuộc 1 trong 10 trường hợp tại khoản 1 Điều 134 thì có cần thiết phải xử lý trách nhiệm hình sự hay không. Bên cạnh đó, các khoản 2, 3, 4 và 5 của Điều 134 đều được xây dựng theo cấu trúc xác định mức tối thiểu và mức tối đa trong từng trường hợp được quy định. Vì vậy, để thống nhất trong quy định của pháp luật hình sự, cần sửa đổi hoặc có hướng dẫn cụ thể tỷ lệ thương tật dưới 11% là bao nhiêu phần trăm để bảo đảo cho việc định tội danh tội phạm này một cách toàn vẹn.
Thứ hai, về tình tiết tại điểm b khoản 1 Điều 134 BLHS. Điểm b khoản 1 Điều 134 quy định về tình tiết “dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm”.
Tình tiết này là điểm mới của Điều 134, việc pháp điển hóa tình tiết này nhằm đáp ứng thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm cố ý gây thương tích trong thực tiện hiện nay. Tuy nhiên, thế nào là “a-xít nguy hiểm” hay những hóa chất nào