Thực trạng sản xuất lúa gạo Việt Nam

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng trừ cỏ lồng vực của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor tại quảng nam (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Thực trạng sản xuất lúa gạo Việt Nam

1.2.1.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa gạo cả nước

Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có thể nói đây là cái nôi hình thành cây lúa nước. Đã từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống và sự phát triển nền kinh tế - xã hội của nước ta. Với địa hình trải dài trên 15

0

vĩ độ Bắc bán cầu kèo dài từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, cung cấp nguồn lương thực chủ yếu để nuôi sống hàng triệu người.

Việt Nam từ một nước thiếu lương thực đã vươn lên đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo và đứng vị trí thứ 4 trong tốp 10 nước có sản lượng lúa gạo lớn nhất trên thế giới. Năm 2010 đạt sản lƣợng 39,9 triệu tấn thóc và đã xuất khẩu trên 6,0 triệu tấn gạo. Hiện nay lúa vẫn là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm diện tích lớn nhất trong số 4 cây lương thực chính ở nước ta.

Những năm gần đây sản xuất lúa đã phát triển theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả gắn với yêu cầu của thị trường. Diện tích gieo trồng lúa hàng năm giảm để chuyển sang phát triển công nghiệp độ thị, nuôi trồng thủy sản và các cây khác có giá trị hơn, nhưng năng suất, sản lượng vẫn liên tục tăng, an ninh lương thực được đảm bảo. Trung bình mỗi năm xuất khẩu được hơn 4 triệu tấn gạo, trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Năm 2009 diện tích gieo trồng lúa cả nước đạt 7.440,1 triệu ha giảm 226,0 ngàn ha so với năm 2000, bình quân mỗi năm giảm 25,1 ngàn ha. Tuy vậy, nhờ sử dụng nhiều loại giống mới, chủ động phòng trừ sâu bệnh, đầu tƣ vật tƣ phân bón hợp lý, các công trình thủy lợi tiếp tục đƣợc mở rộng và phát huy có hiệu quả nên năng suất lúa đã tăng từ 42,4 tạ/ha năm 2000 lên 52,3 tạ/ha năm 2009, tăng trung bình 9,9 tạ/ha.

Sản lƣợng lúa liên tục tăng từ 32,520 triệu tấn năm 2000 lên 38,895,5 triệu tấn năm 2009, bình quân mỗi năm tăng 708,4 ngàn tấn. Tạo điều kiện đảm bảo vững chắc an ninh lương thực Quốc gia, góp phần quyết định vào thành công xoá đói giảm nghèo.

Chiến lƣợc phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam 2011-2020 (MARD- QĐ số 3310/BNN-KH ngày 12/10/2009) đối với ngành sản xuất lương thưc đến năm 2020 đạt hơn 41 triệu tấn lúa trên diện tích canh tác 3,7 triệu ha.

Bảng 1.9. Tình hình sản xuất lúa ở nước ta từ năm 2007 đến 2016 Chỉ tiêu

Năm

Diện tích ( triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lƣợng (triệu tấn)

2007 7,21 4,99 35,94

2008 7,40 5,23 38,73

2009 7,44 5,24 38,95

2010 7,49 5,34 40,01

2011 7,66 5,54 42,40

2012 7,76 5,64 43,74

2013 7,90 5,57 44,04

2014 7,82 5,75 44,97

2015 7,83 5,76 45,01

2016 7,78 5,58 44,44

Nguồn: FAOSTAT, 2018 Sản xuất lúa gạo của Việt Nam nhìn chung trong 10 năm qua (2007-2016) cơ bản không có sự biến động lớn. Về diện tích sản xuất có xu hướng giảm trong những năm gần lại đây, nhƣng năng suất vẫn đảm bảo, thậm chí tăng nên tổng sản lƣợng vẫn giữ ở mức ổn định. Riêng trong năm 2016, do mặn xâm nhập sớm làm ảnh hưởng đến phần lớn đến diện tích sản xuất lúa ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửa Long nên năng suất bình quân chung của nước ta có thấp hơn năm 2014, 2015, những vẫn đảm bảo cao hơn những năm về trước.

Bảng 1.10. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của tốp các nước đứng đầu thế giới năm 2016

Tên nước Diện tích (triệu ha) Năng suất(tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn

Trung Quốc 30,60 67,2 205,71

Ấn Độ 44,00 36,1 159,02

Inđônêxia 12,16 48,8 95,37

Băngladesh 11,82 44,2 52,21

Việt Nam 7,78 57,2 44,48

Thái Lan 10,90 28,5 31,06

Philippines 4,89 39,6 16,37

Afghanistan 0,21 39,0 0,80

Nguồn: FAO STAT, 2017 So với tốp những nước sản xuất lúa đứng đầu thế giới, Việt Nam là nước có diện tích không lớn nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bawngladesh và Thái Lan, nhưng năng suất lúa ở Việt Nam tương đối cao (chỉ đứng sau Trung Quốc), do vậy sản lượng của nước ta chiếm tỷ lệ tương đối khá.

Hình 1.10. Sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các năm Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2016

Hình 1.11. Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam năm 2016 Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2016

Một số thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam đang có sự sụt giảm mạnh.

Điển hình là Trung Quốc, thị trường lớn nhất nhập gạo Việt Nam (35,4% thị phần), trong 9 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,35 triệu tấn, giảm 23% về khối lƣợng và giảm 13,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015, Philipines (47,8%), Malaysia (47,4%), Singapore (34,6%), Hoa Kỳ (32%), Bờ Biển Ngà (25,2%) và Hongkong (Trung Quốc) giảm 11,4%.

1.2.1.2. Thực trạng sản xuất lúa gạo Quảng Nam

Ở tỉnh Quảng Nam lúa là cây trồng chính, diện tích canh tác lúa từ năm 2009 đến 2017 biến động từ 85.300 - 88.500 ha (chiếm tỷ lệ khoảng 50% diện tích cây hàng năm). Năng suất biến động từ 45,5- 53,2 tạ/ha. Sản lƣợng lúa hàng năm đạt từ 394.400 - 466.900 tấn. Trong năm, diện tích gieo trồng lúa chủ yếu trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu.

Bảng 1.11. Thống kê tình hình sản xuất lúa gạo ở Quảng Nam.

Năm Tổng diện tích sản xuất (nghìn ha )

Tổng năng suất (tạ/ha)

Tổng sản lƣợng (nghìn tấn)

2009 86,6 45,5 394,4

2010 85,3 48,4 412,7

2011 87,7 47,7 417,9

2012 85,3 50,5 447,3

2013 87,9 50,1 440,3

2014 87,4 53,4 466,9

2015 88,5 52,1 461,2

2016 86,7 51,0 441,8

2017 (*) 86,6 53,2 460,8

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, năm 2017 và (*)Báo cáo sản xuất nông nghiệp năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Nam, năm 2017.

Trong điều kiện dân số ngày càng tăng, diện tích đất sẽ ngày càng giảm dần do đô thị ngày càng mở rộng và công nghiệp đang ngày càng phát triển,…Mặt khác do biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp nên vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cho vùng là rất quan trọng. Để giải quyết tốt vấn đề này cần phải áp dụng rộng rãi khoa học công nghệ trong sản xuất và phải coi đây là yếu tố then chốt trước mắt cũng như lâu dài. Trước hết cần nâng cao chất lƣợng hạt giống và quản lý tốt các loại dịch hại (sâu hại, bệnh hại, cỏ dại,…) gây ra đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nhằm làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và tăng thu nhập cho nông dân trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng trừ cỏ lồng vực của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor tại quảng nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)