Nghiên cứu tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực hại lúa

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng trừ cỏ lồng vực của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor tại quảng nam (Trang 53 - 61)

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.3. Nghiên cứu tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực hại lúa

2.3.3.1.Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Tiến hành thu thập hạt cỏ lồng vực ở 15 xã/35 huyện/thị xã/thành phố của Quảng Nam, chi tiết địa điểm đƣợc trình bày ở Bảng 2.1. Mỗi ruộng thu hạt cỏ của 10 cây cỏ lồng vực.

Bảng 2.1. Địa điểm thu thập mẫu cỏ lồng vực ở Quảng Nam

TT Huyện Ruộng Ghi chú

1 Núi Thành

Tam Anh (05) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

Tam Mỹ Đông (04) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Tam Xuân 1 (06) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ 2 Phú Ninh Tam Phước (11) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

Tam An (12) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

3 Thăng Bình

Bình Trung (19) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Bình Triều (20) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

Bình An (21) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

4 Quế Sơn Quế Phú (07) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

Quế Xuân (08) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ 5 Duy Xuyên

Duy Phú (01) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

TT. Nam Phước (02) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Duy Châu (03) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

6 Điện Bàn

Điện Minh (24) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Điện Nam Đông (25) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

Điện An (26) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

7 Đại Lộc

Đại Quang (27) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Đại Nghĩa (28) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Đại Đồng (29) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

8 Hội An Cẩm Hà (09) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

Cẩm Châu (10) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ 9 Tam Kỳ

Tam Thăng (13) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

Tam Phú (14) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

Trường Xuân (15) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ 10 Nông Sơn

Quế Lộc (18) 3 Ít sử dụng thuốc trừ cỏ Quế Trung (19) 3 Ít sử dụng thuốc trừ cỏ 11 Hiệp Đức Bình Lâm (16) 3 Ít sử dụng thuốc trừ cỏ 12 Tiên Phước Tiên Thọ (22) 3 Ít sử dụng thuốc trừ cỏ 13 Phước Sơn Phước Năng (32) 3 Ít sử dụng thuốc trừ cỏ 14 Nam Trà My Trà Vân (34) 3 Ít sử dụng thuốc trừ cỏ 15 Tây Giang Dang (35) 3 Không sử dụng thuốc trừ cỏ

Tổng cộng 35 105

- Thí nghiệm đánh giá tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đƣợc tiến hành trong Phòng thí nghiệm và Nhà lưới của Bộ môn BVTV - Khoa nông học, Trường Đại học Nông lâm - Đại học Huế

- Thời gian: Trong vụ Đông Xuân 2017-2018 2.3.3.2. Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm 1: Khảo sát khả năng kháng thuốc trừ cỏ của quần thể cỏ lồng vực tại nhà lưới bằng thuốc trừ cỏ hoạt chất pretilachlor.

Thí nghiệm gồm có 16 công thức là các quần thể cỏ dại thu thập ở Quảng Nam đƣợc bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRB), với 4 lần nhắc lại, mỗi công thức là một quần thể hạt cỏ đƣợc trồng trong khay có diện tích 0,2 m2 (40 x 50cm). Để thực hiện thí nghiệm này, chúng tôi chọn 15 quần thể cỏ dại lồng vực tại Quảng Nam (16 công thức thí nghiệm (quần thể cỏ dại tại TT Nam Phước gồm 2 công thức)), xử lí hạt giống ngâm trong dung dịch H2SO4 đậm đặc (nồng độ 98%) thời gian 15 - 20 phút.

Phương pháp tiến hành: Ngâm hạt cỏ vào dung dịch H2SO4 đậm đặc (nồng độ 98%) và thời gian 15 - 20 phút, rửa sạch, sau đó ngâm vào nước 24 giờ, tiến hành gieo 10 hạt/1 đĩa petri với 3 lớp giấy thấm, quan sát tỉ lệ nảy mầm của hạt cỏ sau 1- 7 ngày và ghi nhận số liệu. Sau khi thử tỷ lệ nảy mầm của các quần thể cỏ, chúng tôi thực hiện nội dung theo dõi tính kháng thuốc của cỏ lồng vực.

Phương pháp tiến hành: Khay cát được sấy khô không lẫn các hạt cỏ dại khác, tạo ẩm độ. Tiến hành gieo 30 hạt/1 khay. Sau đó tiến hành phun thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor theo nồng độ khuyến cáo (0,3kg a.i/ha). Quan sát tỷ lệ nảy mầm của hạt cỏ trong thời gian từ 1- 15 ngày và ghi nhận số liệu.

Bảng 2.2. Công thức thí nghiệm đánh giá tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể cỏ lồng vực

Công thức Xã thu mẫu Ghi Chú

CT1 Đại Quang Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT2 Đại Nghĩa Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT 3 Đại Đồng Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT 4 Duy Phú Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT 5 Duy Châu Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT 6 Nam Phước Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT 7 Bình Triều Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT 8 Bình An Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT9 Bình Trung Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT10 Điện Minh Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT11 Điện An Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT12 Điện Nam Đông Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT13 Quế Phú Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT14 Quế Xuân Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT15 Trà Vân Ít sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT16 Nam Phước Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại nhà lưới

LNL 1 LNL 2 LNL 3 LNL 4

CT4 CT9 CT7 CT8

CT12 CT14 CT4 CT3

CT8 CT12 CT11 CT9

CT7 CT2 CT15 CT14

CT10 CT1 CT6 CT11

CT6 CT13 CT16 CT4

CT9 CT10 CT5 CT6

CT14 CT1 CT15 CT10

CT1 CT16 CT13 CT16

CT13 CT5 CT8 CT2

CT5 CT3 CT2 CT12

CT8 CT14 CT12 CT15

CT11 CT7 CT3 CT1

CT2 CT4 CT10 CT13

CT3 CT6 CT15 CT5

CT16 CT11 CT9 CT7

Kết quả theo dõi đƣợc tính theo công thức:

Tính Tỷ lệ cỏ chết (%) = (Số lƣợng cỏ chết/Tổng số cỏ mọc) x 100.

- Thí nghiệm 2: Khảo sát hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ của cỏ lồng vực trên ruộng lúa bằng thuốc trừ cỏ hoạt chất pretilachlor. Thí nghiệm gồm có 5 công thức, 3 lần lặp lại đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên (RCBD), diện tích ô cơ sở là 30 m2. Bố trí thí nghiệm ở chân ruộng cỏ thường mọc trở lại sau khi phun thuốc đƣợc xác định ở thí nghiệm 1. Thời gian phun thuốc là sau khi lúa sạ đƣợc 3 ngày.

Ngoài ra, trong các công thức thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành trộn hạt cỏ (đã ngâm ủ nứt nanh) với hạt giống lúa để gieo sạ trên ruộng thí nghiệm.

Bảng 2.3. Các công thức thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể cỏ dại

Công thức Nội dung thực hiện Ghi chú

CT1 Đối chứng không phun thuốc Để cỏ mọc tự nhiên CT2 Xử lý thuốc ở ẵ nồng độ khuyến cỏo Sử dụng thuốc trừ cỏ CT3 Xử lý thuốc ở nồng độ khuyến cáo (0,3 kg

a.i/ha) Sử dụng thuốc trừ cỏ

CT4 Xử lý thuốc ở 1,5 nồng độ khuyến cáo Sử dụng thuốc trừ cỏ CT5 Xử lý thuốc ở 2 lần nồng độ khuyến cáo Sử dụng thuốc trừ cỏ

+ Phương pháp điều tra: Trên mỗi ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 5 điểm, mỗi điểm điều tra khung (40cm x 50cm): Sơ đồ điều tra thí nghiệm

Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại đồng ruộng

LNL 1 LNL 2 LNL 3

CT4 CT1 CT5

CT1 CT5 CT2

CT3 CT2 CT1

CT5 CT3 CT4

CT2 CT4 CT3

+ Chỉ tiêu điều tra: Quan sát sự xuất hiện cỏ lồng vực trước và sau khi phun 1 ngày, 7 ngày, 14 ngày và tính tần suất xuất hiện. Mật độ và hiệu lực trừ cỏ đƣợc tính theo công thức:

Mật độ cỏ lồng vực (cây/m2): Số lƣợng cỏ dại trên 1 m2. Hiệu lực trừ cỏ (%): Theo công thức Henderson-Tilton Ta x Cb

H = (1 - ---) x100 Tb x Ca

Trong đó: Ta: Số cây cỏ lồng vực sống ở công thức sau khi xử lý thuốc Tb: Số cây cỏ lồng vực sống ở công thức trước khi xử lý thuốc Ca: Số cây cỏ lồng vực sống ở ô đối chứng sau khi xử lý thuốc Cb: Số cây cỏ lồng vực sống ở ô đối chứng trước khi xử lý thuốc

Năng suất thực thu: Tiến hành thu hoạch năng suất thực thu 30m2/ô cơ sở, trong tháng 4 năm 2018.

Quần thể cỏ dại đƣợc phân loại nhƣ sau:

(1) Kháng nếu có hơn số cây sống sót 20% sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ, (2) Đang phát triển tính kháng nếu có từ 1- 20% số cây là sống sót,

(3) Mẫn cảm nếu tất cả số cây bị chết bởi truốc trừ cỏ (Juliano et al. 2010).

Cách xử lý thuốc

Sử dụng bình bơm tay để phun thuốc, với lượng nước 320 lít/ha, liều lượng thuốc 0,3 kg a.i/ha.

Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

- Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ thuộc các nhóm cỏ chính trên đồng ruộng.

- Mật độ của cỏ lồng vực (cây/m2) - Khối lƣợng của cỏ lồng vực (gam/m2).

- Số cây cỏ sống sót sau khi xử lý thuốc - Tỉ lệ nảy mầm của hạt cỏ

- Năng suất thực thu (tạ/ha), tiến hành thu hoạch lúa ở giai đoạn chín hoàn toàn sau đó phơi khô và cân.

Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu tỷ lệ, trung bình, sai số, phân tích phương sai một nguyên tố, so sánh sự khác biệt giữa các công thức đƣợc sử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, SPSS 16.0 và IRRISTA 4.0

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng trừ cỏ lồng vực của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor tại quảng nam (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)