CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. THÀNH PHẦN CỎ DẠI HẠI LÚA Ở QUẢNG NAM
3.2.1. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ trước khi gieo sạ
Trước khi tiến hành gieo sạ 7 ngày (giai đoạn làm đất), chúng tôi tiến hành điều tra thành phần cỏ dại tại một số ruộng của khu vực điều tra. Kết quả xác định đƣợc thành phần cỏ dại ở Quảng Nam vào thời điểm trước khi gieo sạ lúa tại các khu vực điều tra gồm có 23 loài cỏ thuộc 13 họ, trong đó phổ biến nhất là họ Poaceae có 7 loài, họ Cyperaceae có 3 loài, họ Onagraceae và Asteraceae 2 loài, các họ Sphaenocleaceae, Scrophulariaceae, Linderniaceae, Marsileaceae, Lythraceace, Pontederiaceae, Parkeriaceae, Amaranthacea, Araceae mỗi họ có 1 loài.
Nhìn chung, số lượng, thành phần cỏ dại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tương đối phong phú, chúng cũng thay đổi theo đặc điểm địa hình, tính chất đất đai, chế độ nước, mùa vụ và kỹ thuật thâm canh lúa. Vì vậy, về số lƣợng, số họ, số loài cũng luôn biến động theo từng khu vực cụ thể. Ngoài việc phong phú về thành phần, kết quả điều tra cũng cho chúng ta một cái nhìn tổng thể hơn về mức độ phổ biến của chúng trên đồng ruộng. Trong 23 loài cỏ đƣợc tìm thấy, các loại cỏ nhƣ: cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ chác và cỏ bợ…có mức độ phổ biến nhất. Các loài còn lại chỉ ở mức độ từ phổ biến đến ít phổ biến. Kết quả nghiên cứu tại Quảng Nam cho thấy, thành phần cỏ dại tại Quảng Nam phong phú hơn tại Phú Yên về thành phần và chủng loại (Nguyễn Thanh Trung, 2017), đây cũng là khó khăn cho việc tổ chức phòng trừ.
Với số lƣợng thành phần cỏ dại phong phú nhƣ vậy, việc làm đất sớm, cày cày ải (đối với vụ Hè Thu), làm dầm (đối với vụ Đông Xuân), dọn sạch cỏ, san phẳng mặt ruộng, điều tiết nước hợp lý là một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế cỏ dại trên đồng ruộng.
Bảng 3.21. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ dại trên đồng ruộng trước khi làm đất gieo sạ vụ Đông Xuân 2017-2018
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ thực vật Mật độ
(Cây/m2)
Mức độ phổ biến
1 Cỏ lồng vực Echinochloa crus-galli (L.) Beauv. Poaceae 7,2 +++++
2 Cỏ cháo Cyperus difformis (L.) Rottb. Poaceae 11,4 +++
3 Cỏ chỉ Chamaeraphis brunoniana (Hook.f.) A. Camus Poaceae C2 ++
4 Cỏ lồng vực cạn Echinochloa colona (L) Link Poaceae 3,1 +
5 San nước Paspalum distichum L. Poaceae 3,9 +
6 Cỏ mần trầu Eleusine india (L.) Gaertn. Poaceae 2,5 +
7 Cỏ đuôi phụng Brachiaria reptans (L.) Gard. & Hubb Poaceae 5,4 ++
8 Cỏ Chác Fimbristylis miliacea (L.) Vahl Cyperaceae 9,4 +++
9 Mao thƣ lƣỡng phân Fimbristylis dichotoma (L.) Vadl Cyperaceae 4,9 ++
10 Cỏ lác rận Cyperus iria L. Cyperaceae 6,3 +
11 Cỏ xà bông Sphenoclea zeylanica Gaertn Sphaenocleaceae 1,8 +
12 Lữ Đằng Lindernia procumbens (Krock.) Philcox Scrophulariaceae C1 ++
13 Màn đất Lindernia antipoda ( L.) Alston Linderniaceae 1,4 +
14 Cỏ bợ Marsilea minuta L. Marsileaceae C2 ++
15 Rau mương đứng Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven Onagraceae 5,1 +
16 Rau dừa nước Ludwigia adscendens (L.) Hara. Onagraceae C2 ++
17 Vảy ốc Rotala indica (Willd.) Lythraceace C1 +
18 Rau mác bao Monochloria vaginalis (Burm.f.) C.Presl Pontederiaceae 3,8 ++
17 Ráng Gạc nai nỗi Ceratopteris pteridroides Hook Parkeriaceae 1,1 +
20 Diếc không cuống Alternanthera sessilis (L)DC. Ảmaranthacea 2,1 +
21 Bèo cái Pistia stratiotes L Araceae 2,8 +
22 Cỏ chân vịt Syphaeranthus aficanus L. Asteraceae 1,7 +
23 Cỏ mực Ẹlipta alba(L)Hassk. Asteraceae 2,4 +
Ghi chú: - Tần suất xuất hiện nhỏ hơn 10% (+); tần suất xuất hiện 10-30% (++); 30-50% (+++); và trên 50% (++++).
- C1: Diện tích che phủ cấp 1(<10%); C2: Diện tích che phủ cấp 2 (10-30%); C3: Diện tích che phủ cấp 3(30-50%); C4: Diện tích che phủ cấp 4(>50%
3.2.2. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ ở giai đoạn lúa đẻ nhánh Ở giai đoạn đẻ nhánh ở hầu hết các điểm điều tra ruộng đều có xử lý thuốc cỏ trước đó (sau khi gieo sạ), vì vậy thành phần, số lượng cũng như mật độ của các loại cỏ trên đồng ruộng đƣợc phát hiện ít hơn so với giai đoạn làm đất. Qua điều tra, xác định đƣợc 13 loài cỏ thuộc 7 họ, cụ thể nhƣ sau: họ Poaceae có 4 loài, họ Cyperaceae có 3 loài, họ Onagraceae có 2 loài, các họ Scrophulariaceae, Marsileaceae, Pontederiaceae, Lythraceace mỗi họ chỉ có 1 loài. (Bảng 3.22)
Ngoài ra, mức độ của chúng trên đồng ruộng cũng ở mật độ thấp. Đây cũng là phù hợp với tình hình thực tế, bởi ở giai đoạn gieo sạ, người dân đã sử dụng lượng thuốc BVTV để phun trừ và nhổ bằng tay ở giai đoạn dặm tỉa. Tuy nhiên, những biện pháp này không thể tiêu diệt hoàn toàn cỏ dại, nhất là ở những chân ruộng bấp bênh nước (ruộng không được giữ ẩm sau khi phun thuốc), cỏ dại bắt đầu mọc lại, trong đó nguy hiểm nhất là cỏ lồng vực.
Kết quả điều tra này cũng cho chúng ta những căn cứ nhất định về việc cỏ dại mọc lại trên ruộng lúa sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ. Đây cũng là nguồn để chúng tồn tại và phát sinh cạnh tranh với cây lúa ở những vụ tiếp theo.
Bảng 3.22. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ chính trên ruộng lúa giai đoạn đẻ nhánh ở Quảng Nam vụ Đông Xuân 2017-2018.
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ thực vật Mật độ
(Cây/m2)
Mức độ phổ biến
1 Cỏ lồng vực Echinochloa crus-galli (L.) Beauv. Poaceae 12,7 ++++
2 Cỏ chỉ Cynodon dactylon (L.) Pers. Poaceae C1 ++
3 Đuôi phụng Brachiaria reptans (L.) Gard. & Hubb Poaceae 8,4 +++
4 Cỏ lồng vực cạn Echinochloa colona (L) Link Poaceae 5,4 ++
5 Cỏ chác Fimbristylis miliacea (L.) Vahl Cyperaceae 8,7 ++
6 Cỏ cháo Cyperus difformis L. Forssk. Cyperaceae 4,4 +
7 Cỏ lác rận Cyperus iria L. Cyperaceae 2,9 +
8 Lữ đằng Lindernia procumbens (Krock.) Philcox. Scrophulariaceae C1 +
9 Cỏ bợ Marsilea minuta L. Marsileaceae C1 ++
10 Rau mác bao Monochloria vaginalis (Burm.f.) C.Presl Pontederiaceae 1,5 +
11 Rau mương đứng Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven Onagraceae 3,6 +
12 Rau dừa nước Ludwigia adscendens (L.) Hara Onagraceae C1 +
13 Vảy ốc Rotala indica (Willd.) Koehne Lythraceace C1 +
Ghi chú: - Tần suất xuất hiện nhỏ hơn 10% (+); tần suất xuất hiện 10-30% (++); 30-50% (+++); và trên 50% (++++).
- C1: Diện tích che phủ cấp 1(<10%); C2: Diện tích che phủ cấp 2 (10-30%); C3: Diện tích che phủ cấp 3(30-50%); C4:
Diện tích che phủ cấp 4(>50%
3.2.3. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ trước khi thu hoạch
Kết quả điều tra thành phần cỏ dại ở Quảng Nam trước thời điểm thu hoạch lúa (tháng 4/2018) cho thấy số lƣợng, thành phần cỏ dại thay đổi theo đặc điểm của địa hình, tính chất đất đai, chế độ nước và kỹ thuật thâm canh, chăm sóc. Về số lượng học và loài cũng có sự biến động so với giai đoạn đẻ nhánh và trước khi gieo sạ. Qua điều tra ở giai đoạn này có 17 loài thuộc 8 họ. Trong đó họ Poaceae có số lƣợng nhiều nhất. Đây cũng là loài có sức sống và hạt của chúng tồn tại lâu dài trong đất. Do vậy, ngoài biện pháp tưới tiêu nước hợp lý để diệt trừ cỏ dại bà con cần phải tiến hành làm cỏ sục bùn trước khi vào giai đoạn lúa đẻ nhánh, đứng cái hoặc trước khi lúa trổ bà con loại bỏ các bông cỏ (cỏ lồng vực) để không cho hạt cỏ chín rụng xuống ruộng hoặc lẫn vào hạt lúa khi thu hoạch.
Khi điều kiện môi trường không thuận lợi cho hạt cỏ nảy mầm như đất ruộng khô, độ ẩm thấp, hạt cỏ cần phải có thời gian nảy mầm bởi tính ngủ nghỉ của hạt cỏ vì vậy hạt có thể nảy mầm sớm hay muộn tùy thuộc vào chu kỳ sống, việc làm đất hay xới xáo đều ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm của hạt.
Vì vậy khâu làm đất kỹ, cày lật gốc phơi ải đất sau khi thu hoạch, dọn sạch cỏ dại, san phẳng ruộng và điều tiết nước hợp lý giai đoạn lúa mới cấy đến đẻ nhánh nên giữ mực nước trong ruộng từ 1-3cm để hạn chế cỏ dại gây hại là hết sức cần thiết.
Nhìn chung, với thành phần cỏ dại phong phú việc trừ cỏ bằng biện pháp hóa học cần lưu ý để chọn lựa chủng loại thuốc trừ cỏ phù hợp nhất.
Bảng 3.23. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ thuộc các nhóm cỏ chính trên đồng ruộng trong giại đoạntrước thu hoạch vụ Đông Xuân 2017 - 2018
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ thực vật Mật độ
(Cây/m2)
Mức độ phổ biến
1 Cỏ lồng vực Echinochloa crus-galli (L.) Beauv. Poaceae 3,1 ++++
2 Cỏ cháo Cyperus difformis (L.) Rottb. Poaceae 9,2 +++
3 Cỏ chỉ Chamaeraphis brunoniana (Hook.f.) A. Camus Poaceae C1 ++
4 Cỏ lồng vực cạn Echinochloa colona (L) Link Poaceae 1,6 +
5 San nước Paspalum distichum L. Poaceae 4,1 +
6 Cỏ mần trầu Eleusine india (L.) Gaertn. Poaceae 1,3 +
7 Cỏ đuôi phụng Brachiaria reptans (L.) Gard. & Hubb Poaceae 5,2 +
8 Cỏ Chác Fimbristylis miliacea (L.) Vahl Cyperaceae 8,4 +++
9 Mao thƣ lƣỡng phân Fimbristylis dichotoma (L.) Vadl Cyperaceae 6,9 ++
10 Cỏ lác rận Cyperus iria L. Cyperaceae 4,2 ++
11 Cỏ xà bông Sphenoclea zeylanica Gaertn Sphaenocleaceae C1 +
12 Lữ Đằng Lindernia procumbens (Krock.) Philcox Scrophulariaceae 7,6 ++
13 Cỏ bợ Marsilea minuta L. Marsileaceae C2 ++
14 Rau mương đứng Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven Onagraceae 2,6 +
15 Rau dừa nước Ludwigia adscendens (L.) Hara. Onagraceae C2 ++
16 Vảy ốc Rotala indica (Willd.) Lythraceace C1 +
17 Rau mác bao Monochloria vaginalis (Burm.f.) C.Presl Pontederiaceae 2,1 ++
Ghi chú: - Tần suất xuất hiện nhỏ hơn 10% (+); tần suất xuất hiện 10-30% (++); 30-50% (+++); và trên 50% (++++).- C1: Diện tích che phủ cấp 1(<10%); C2: Diện tích che phủ cấp 2 (10-30%); C3: Diện tích che phủ cấp 3(30-50%); C4: Diện tích che phủ cấp 4(>50%).