Nghiên cứu xác định tính kháng thuốc trừ cỏ của cỏ lồng vực tại tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng trừ cỏ lồng vực của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor tại quảng nam (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC TRỪ CỎ CHỨA HOẠT CHẤT

3.3.1. Nghiên cứu xác định tính kháng thuốc trừ cỏ của cỏ lồng vực tại tỉnh Quảng

Kết quả nghiên cứu xác định tính kháng thuốc trừ cỏ của các quần thể cỏ lồng vực ở Quảng Nam đƣợc trình bày ở Bảng 3.24. Ngày theo dõi thứ 1 cho ta thấy tỷ lệ ở các công thức đƣợc xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor cỏ mọc với tỷ lệ tương đối thấp từ 7,5% đến 63,4%, còn công thức đối chứng không xử lý thuốc trừ cỏ thì tỷ lệ cỏ mọc rất cao gần 86%. Qua phân tích thống kê Tukey test cho thấy các công thức 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12, 15 có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng. Các công thức 1 và 15 (quần thể cỏ ở Đại Quang và Trà Vân) có sự sai khác có ý nghĩa so với các công thức còn lại và đối chứng.

Ở những ngày theo dõi tiếp theo thứ 2, 3, 4 các quần thể hạt cỏ ở 16 công thức có sự chuyển biến theo xu hướng tăng, giảm về tỷ lệ số cây mọc giữa các công thức.

Trong đó các công thức đƣợc xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đạt tỷ lệ cao nhất ở ngày thứ 4 với tỷ lệ lên tới 42,5% ở công thức 14 (quần thể cỏ lồng vực ở Duy Phú), thấp nhất là 1,7% ở công thức 3 (quần thể cỏ lồng vực ở Đại Đồng). Còn công thức đối chứng không xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đạt tỷ lệ rất cao 95,9%, công thức đối chứng (quần thể cỏ lồng vực ở TT Nam Phước).

Đến ngày theo dõi thứ 7 các quần thể hạt cỏ ở 16 công thức đƣợc xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor cây có xu hướng chết đi rất nhiều, đã xuất hiện công thức hạt cỏ lồng vực chết hoàn toàn 100% là công thức 15. Cụ thể: Tỷ lệ cây còn sống ở công thức 1 (quần thể Đại Quang) là 0,9%; ở công thức 2 (Đại Nghĩa) là 2,5%; ở công thức 3, 12 và 14 (quần thể Đại Đồng, Điện Nam Đông và Quế Xuân)cùng tỷ lệ là 5,9%; ở công thức 4 (quần thể Duy Phú) là 5,2%; công thức 5, 11 (Duy Châu, Điện An) cùng có tỷ lệ là 6,7%; công thức 6 (TT Nam Phước) tỷ lệ là 10%; công thức 7 (Bình Trung) có tỷ lệ là 7,5%; các công thức 8 (Bình An), công thức 9 (Bình Trung), công thức 10 (Điện Minh), công thức 13 (Quế Phú) cùng có tỷ lệ lần lƣợt là 3,4%, 14,2%, 11,7%, 10,9%. Nhìn chung các cây sau khi xử lý thuốc có sức sống yếu và dự kiến tiếp tục chết các ngày sau đó. C n đối với công thức đối chứng, tỷ lệ cây sống lên tới 97,5% (quần thể cỏ lồng vực TT Nam Phước) và các cây ở công thức này bắt đầu xuất hiện lá thật. Ở ngày theo dõi thứ 10, có 2 công thức cỏ đã chết hoàn toàn đó là công thức 3 (Đại Đồng) và công thức 15 (Trà Vân) các công thức còn lại cây sống sót với tỷ lệ rất thấp. Riêng công thức đối chứng cỏ vẫn mọc với tỷ lệ rất cao là 97,5%. Đến ngày theo dõi thứ 15 là ngày kết thúc theo dõi thí nghiệm, nhận thấy quần thể hạt cỏ ở 8/16 công thức đƣợc xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor cây đã chết hoàn toàn, các công thức còn lại có tỷ lệ sống thấp. Khi phân tích thống kê Tukey test cho thấy giữa các công thức có tỷ lệ cây chết hoàn hoàn và các công thức còn lại sai khác không rõ. Công thức đối chứng (quần thể cỏ TT Nam Phước) vẫn giữ được tỷ lệ cây sống chiếm 97,5% và chúng sinh trưởng, phát triển bình thường.

Bảng 3.24. Tỉ lệ sống của các quần thể hạt cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam sau xử lý thuốc trừ có có chứa hoạt chất pretilachlor

Công thức

Tỷ lệ sống (%) Ngày

1

Ngày 2

Ngày 3

Ngày 4

Ngày 5

Ngày 6

Ngày 7

Ngày 8

Ngày 9

Ngày 10

Ngày 11

Ngày 12

Ngày 13

Ngày 14

Ngày 15 CT1 9,2a 12,5a 10,7ab 5,9abc 5abc 1,7a 0,9a 0,9a 0,9a 0,9a 0,9a 0,9a 0,9a 0,9a 0a CT2 12,5ab 12,5a 10,7ab 6,7abc 5abc 4,2ab 2,5a 2,5a 2,5a 1,7a 1,7a 1,7a 1,7a 0a 0a CT3 15ab 17,5a 10a 1,7a 3,4ab 1,7a 1,7a 1,7a 1,7a 0a 0a 0a 0a 0a 0a CT4 60def 60,9cdef 44,2cde 42,5d 27,5cde 19,2abc 5,2ab 2,5a 2,5a 1,7a 1,7a 1,7a 1,7a 1,7a 1,7a CT5 25abc 25ab 19,2abc 18,4abcd 10,9abcd 9,2ab 6,7ab 4,2ab 4,2ab 2,5a 2,5a 2,5a 1,7a 0,9a 0a CT6 50,9cde 55bcde 27,5abcd 21,7abcd 13,4abcd 10ab 9,2ab 7,5ab 5,9ab 5ab 5ab 4,2ab 4,2ab 2,5a 2,5a CT7 35abcde 38,4abcd 25abcd 21,7abcd 14,2abcde 10,9ab 7,5ab 5,9ab 5,9ab 3,4ab 2,5a 2,5a 2,5a 0,9a 0a CT8 52,5cde 76,7ef 36,7abcd 30,9bcd 15abcde 7,5ab 3,4a 2,5a 2,5a 2,5a 2,5a 1,7a 1,7a 0,9a 0,9a CT9 49,2cde 67,5def 51,7de 35,9d 19,2de 20,9bc 14,2ab 10,9ab 6,7ab 5ab 4,2ab 4,2ab 1,7a 1,7a 1,7a CT10 58,4def 73,4def 73,4ef 34,2d 30de 15,9ab 11,7ab 5ab 4,2ab 2,5a 2,5a 1,7a 0,9a 0,9a 0,9a CT11 27,5abcd 29,2abc 23,4abcd 19,2abcd 15,9abcde 10,9ab 6,7ab 6,7ab 6,7ab 4,2ab 4,2ab 0,9a 0a 0a 0a CT12 45bcde 67,5def 48,4cde 42,5d 25,9bcde 16,7ab 5,9ab 4,2ab 4,2ab 3,4ab 3,4a 1,7a 1,7a 0,9a 0,9a CT13 60,9ef 70,9def 48,4cde 31,7cd 20,9abcde 18,4ab 10,9ab 9,2ab 9,2ab 5,9ab 5,9ab 4,2ab 4,2ab 1,7a 0a CT14 63,4ef 65,9def 41,7bcd 27,5abcd 11,7abcd 10,9ab 5,9ab 5ab 4,2ab 2,5a 2,5a 2,5a 2,5a 2,5a 0,9a CT15 7,5a 14,2a 9,2a 4,2ab 1,7a 0,9a 0a 0a 0a 0a 0a 0a 0a 0a 0a CT16 85,9f 93,4f 95f 95,9e 96,7f 96,7d 97,5c 97,5c 97,5c 97,5c 97,5c 97,5c 97,5c 97,5b 97,5b

Ghi chú: CT1 là quần thể cỏ lồng vực Đại Quang. CT2 là quần thể cỏ lồng vực Đại Nghĩa. CT3 là quần thể cỏ lồng vực Đại Đồng. CT4 là quần thể cỏ lồng vực Duy Phú. CT5 là quần thể cỏ lồng vực Duy Châu. CT6 là quần thể cỏ lồng vực TT Nam Phước. CT7 là quần thể cỏ lồng vực Bình Triều. CT8 là quần thể cỏ lồng vực Bình An. CT 9 là quần thể cỏ lồng vực Bình Trung. CT10 là quần thể cỏ lồng vực Điện Minh. CT 11 là quần thể cỏ lồng vực Điện An.

CT12 là quần thể cỏ lồng vực Điện Nam Đông. CT13 là quần thể cỏ lồng vực Quế Phú. CT14 là quần thể cỏ lồng vực Quế Xuân, CT15 là quần thể cỏ lồng vực Trà Vân , CT16 là quần thể cỏ lồng vực TT Nam Phước(đối chứng). Các chữ cái thường khác nhau trong một cột ở các công thức biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P ≤ 0,05.

Hình 3.5. Tỉ lệ sống của các quần thể hạt cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam sau xử lý thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor.

Diễn biến tỷ lệ sống sót của cỏ lồng vực qua 15 ngày đƣợc thể hiện rõ nét ở Hình 3.5. Nhìn chung cho ta thấy tỷ lệ sống các quần thể hạt cỏ ở 16 công thức đƣợc xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor của hạt cỏ đạt cao nhất vào ngày theo dõi thứ 2 với tỷ lệ lên tới 93,4% ở công thức 16 (quần thể cỏ TT Nam Phước), thấp nhất là 12,5% ở công thức 1 và 2 (quần thể cỏ Đại Quang, Đại Nghĩa - huyện Đại Lộc). Sau đó các ngày theo dõi tiếp theo giảm liên tục, cụ thể ở ngày thứ 7 đã xuất hiện hạt cỏ lồng vực ở 15 công thức chết hoàn toàn là quần thể cỏ ở Trà Vân - huyện Nam Trà My; ngày theo dõi thứ 10 tỷ lệ sống sót hầu hết ở các công thức là rất thấp. Qua phân tích thống kê Tukey test cho thấy các công thức này sai khác nhau không có ý nghĩa (đƣợc xem nhƣ đã hoàn toàn bị chết và không có cây nào sống sót). Tương tự như vậy đến ngày theo dõi thứ 15 ở các công thức đƣợc xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor.

Qua kết quả đánh giá theo Juliano et al. 2010 đƣợc trình bày ở Bảng 3.25 cho thấy sau 5 ngày theo dõi mức độ kháng thuốc đƣợc thể hiện rõ ở 16 quần thể đƣợc dùng làm thí nghiệm, trong đó ta thấy quần thể cỏ ở Duy Phú, Nam Phước, Điện Minh, Điện Nam Đông, Bình An và Quế Xuân có thể đang phát triển tính kháng cao nhất. Đến ngày theo dõi từ 10 ngày, 15 ngày tính kháng này đã giảm rõ rệt ở các công thức. So với kết quả tại nghiên cứu tại Phú Yên (Nguyễn Thanh Trung, 2017), Quảng Nam có số lƣợng quần thể cỏ lồng vực có khả năng hình thành tính kháng với thuốc có hoạt chất pretilachlor cao hơn. Đây cũng là kết quả có sự khác biệt so với nhiều nghiên cứu trên thế giới, theo Rahman et al. (2010) nói rằng propanil, quinclorac và cyhalofop-butyl không thể kiểm soát E. crus-galli trên các ruộng lúa ở Malaysia với tỷ lệ đƣợc đề xuất và thậm chí là tỷ lệ gấp đôi.

0 20 40 60 80 100 120

1 ngày

2 ngày

3 ngày

4 ngày

5 ngày

6 ngày

7 ngày

8 ngày

9 ngày

10 ngày

11 ngày

12 ngày

13 ngày

14 ngày

15 ngày

Tỷ lệ sống (%)

Thời gian sau khi xử lý thuốc

CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8 CT9 CT10 CT11 CT12

Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu thể hiện ở Bảng 3.24 và kết quả đánh giá ở Bảng 3.25. cho thấy các quần thể cỏ dại ở tỉnh Quảng Nam đƣợc xác định có quần thể cỏ lồng vực đang phát triển tính kháng với thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor gồm: quần thể cỏ tại ở Duy Phú, Nam Phước, Điện Minh, Điện Nam Đông, Bình An và Quế Xuân.

Bảng 3.25. Mức độ kháng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Pretilachlor đối với các quần thể cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam

Quần thể cỏ dại

5 ngày sau gieo 10 ngày sau gieo 15 ngày sau gieo Tỷ lệ

nảy mầm

(%)

Mức độ kháng

(*)

Tỷ lệ nảy mầm

(%)

Mức độ kháng

(*)

Tỷ lệ nảy mầm

(%)

Mức độ kháng

(*)

Đại Quang 5,0 2 0,9 2 0,0 3

Đại Nghĩa 5,0 2 1,7 2 0,0 3

Đại Đồng 3,4 2 0,0 3 0,0 3

Duy Phú 27,5 1 1,7 2 1,7 2

Duy Châu 10,9 2 2,5 2 0,0 3

Nam Phước 13,4 2 5,0 2 2,5 2

Bình Triều 14,2 2 3,4 2 0,0 2

Bình An 15,0 2 2,5 2 0,9 2

Bình Trung 19,2 2 5,0 2 1,7 3

Điện Minh 30,0 1 2,5 2 0,9 2

Điện An 15,9 2 4,2 2 0,0 3

ĐiệnNam Đông 25,9 1 3,4 2 0,9 2

Quế Phú 20,9 1 5,9 2 0,0 3

Quế Xuân 11,7 2 2,5 2 0,9 2

Trà Vân 1,7 2 0,0 3 0,0 3

Nam Phước 96,7 - 97,5 - 97,5 -

Ghi chú: 1: Kháng là > 20% số cây sống sót, 2: Đang phát triển tính kháng là từ 1-20% số cây sống sót, 3: Mẫn cảm là không có có cây nào sống sót, (*) theo Juliano et al. 2010

0 20 40 60 80 100 120

5 ngày 10 ngày 15 ngày

Tỷ lệ nảy mầm (%)

Ngày sau gieo

Đại Quang Đại Nghĩa Đại Đồng Duy Phú Duy Châu Nam Phước Bình Triều Bình An Bình Trun g Điện Minh Điện An Điện Nam Đông Quế Phú Quế Xuân Trà Vân Nam Phước

Hình 3.6. Mức độ kháng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor đối với các quần thể cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng trừ cỏ lồng vực của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor tại quảng nam (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)