CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. TÌNH HÌNH CANH TÁC LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm của các hộ canh tác cây trồng tại Quảng Nam
Kết quả điều tra về đặc điểm nông hộ canh tác lúa ở Quảng Nam đƣợc trình bày ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Đặc điểm các nông hộ canh tác lúa ở Quảng Nam
Chỉ tiêu
Tỉ lệ hộ (%) (n = 180) Phú
Ninh (n= 30)
Núi Thành (n= 30)
Thăng Bình (n= 30)
Quế Sơn (n= 30)
Duy Xuyên (n= 30)
Đại Lộc (n= 30)
Toàn tỉnh (n= 180) Giới tính
Nam 60,0 56,7 63,3 86,7 73,3 73,3 68,9
Nữ 40,0 43,3 36,7 13,3 26,7 26,7 31,1
Trình độ văn hóa
Không đi học 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Tiểu học 60,0 36,7 50,0 6,7 6,7 13,3 28,9
THCS 33,3 50,0 46,7 40,0 60,0 46,7 46,1
THPT 6,7 13,3 3,3 53,3 30,0 26,7 22,2
Cao hơn 0,0 0,0 0,0 0,0 3,3 13,3 2,8
Xếp loại hộ
Giàu 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Khá 53,3 80,0 70,0 30,0 10,0 16,7 43,3
Trung bình 46,7 20,0 30,0 70,0 90,0 76,7 55,6
Nghèo 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 6,7 1,1
Qua Bảng 3.1 ta nhận thấy: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ trung bình nam chiếm 68,9 % và nữ là 31,1%. Trong đó, cao nhất là huyện Quế Sơn với 86,7% và thấp nhất là huyện Núi Thành với tỷ lệ 56,7%. Trình độ văn hóa là một cơ sở quan trọng để nâng cao kỹ năng lao động của người nông dân. Qua kết quả điều tra với 180 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh, huyện Phú Ninh có tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa ở mức tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất với 60,0%, thấp nhất là huyện Quế Sơn và Duy Xuyên với 6,7%. Trình độ văn hóa trung học cơ sở thì huyện Duy Xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất với 60,0%, thấp nhất là huyện Phú Ninh với 33,3%. Trình độ Trung học phổ thông, huyện có tỷ lệ cao nhất là Quế Sơn với 53,3%, thấp nhất là huyện Thăng Bình với 3,3%. Ở huyện Đại Lộc, trình độ lao động trên phổ thông chiếm tỷ lệ 13,3%, tiếp theo là huyện Quế Sơn với 3,3%, các huyện còn lại lực lƣợng lao động hầu nhƣ không ở trình độ này. Trung bình trên địa bàn toàn tỉnh trình độ văn hóa ở các mức tiểu học và trung học cơ sở có độ chênh lệch khá cao với mức tiểu học chiếm tỷ lệ là 28,9% và trung học cơ sở là 46,1%. Trung học phổ thông chiếm khá 22,2% và thấp nhất là trên trung học phổ thông với tỷ lệ 2,8%. Nhìn chung, lao động có trình độ ở Quảng Nam chiếm tỷ lệ khá cao, đây là một trong những thuận lợi để giúp cho việc chuyển giao cũng nhƣ tiếp cận các tiến bộ khoa học trong sản xuất.
Tương tự với xếp loại hộ gia đình tại Quảng Nam cũng cho thấy hầu hết các hộ gia đình đều ở mức trung bình và khá, không có hộ gia đình giàu và tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ thấp. Xếp loại hộ khá chiếm tỷ lệ cao nhất là huyện Núi Thành với 80,0%, thấp nhất là huyện Duy Xuyên 10,0 %. Xếp loại hộ trung bình chiếm cao nhất là huyện Duy Xuyên với 90,0 %, thấp nhất là huyện Núi Thành với 20,0%. Tỷ lệ này bình quan chung trên địa bàn toàn tỉnh là 43,3% hộ khá, 55,6% hộ ở mức trung bình và 1,1% hộ nghèo. Qua kết quả điều tra này, cho ta thấy lực lƣợng tham gia sản xuất nông nghiệp ở các huyện hầu nhƣ ở mức khá và trung bình. Đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng để các hộ đầu tƣ vào sản xuất. Tuy ở các huyện, tỷ lệ này không đều nhƣng nhìn chung cơ bản cũng cho ta thấy đƣợc bức tranh về lực lƣợng lao động tham gia sản xuất tại Quảng Nam.
Nhìn chung, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có nguồn lao động nam là chủ yếu, trình độ văn hóa tương đối cao, không có trình trạng không đi học, mù chữ. Xếp loại hộ gia đình trên địa bàn tỉnh cũng tương đối cao, chủ yếu ở mức trung bình và khá.
Điều đó cho thấy, các nông hộ canh tác lúa ở tỉnh Quảng Nam đã đƣợc cải thiện. So với nghiên cứu đánh giá trước đây tại Phú Yên, tỷ lệ nam giới tham gia sản xuất nông nghiệp cao hơn; trình độ văn hóa là tương đương nhau (Nguyễn Thanh Trung, 2017).
3.1.1.2. Cơ cấu cây trồng, diện tích và năng suất trung bình của các loại cây trồng Diện tích và năng suất trung bình của các loại cây trồng chính ở Quảng Nam đƣợc thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất cây trồng chính tại Quảng Nam
Cây trồng chính
Số hộ điều tra (n=180)
Diện tícha (m2/hộ)
Năng suất bình quân (tấn/ha)
Lúa 180 2.885,3±52,6 5,4±0,6
Ngô 38 995,0±14,2 6,0±0,4
Lạc 55 518,0±9,4 3,4±0,5
Dƣa 35 1125,0±18,7 13,8±2,7
Sắn 20 916,7±11,4 21,9±3,6
Rau 36 633,5±8,6 22,5±5,2
a Diện tích bình quân chỉ được tính cho những hộ có sản xuất những cây trồng như đã đề cập
Theo Bảng 3.2 cho ta thấy: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thì cơ cấu cây trồng chính bao gồm các loại cây: Lúa, ngô, lạc, dƣa, sắn và rau. Lúa là cây trồng chính của các hộ nông dân, hầu hết nông dân đều trồng lúa với tổng diện tích gần 2.900 m2 và năng suất bình quân là 54 tạ/ha. Các loại cây trồng khác nhƣ ngô, lạc, dƣa, sắn chỉ một số hộ sản xuất với diện tích nhỏ. Tổng diện tích trồng ngô bình quân của hộ gần 1.000m2 với năng suất bình quân là 60 tạ/ha, diện tích trồng lạc hơn 500 m2 với năng suất bình quân là 34 tạ/ha, diện tích trồng dƣa hấu trên 1.000 m2 với năng suất bình quân là 13,8 tấn/ha và diện tích trồng sắn là 916,7 m2/hộ với năng suất bình quân là 21,9 tấn/ha. Ngoài ra, tại các địa phương điều tra, người dân có trồng thêm rau với diện tích trung bình trên 600 m2 với năng suất khoảng 22,5 tấn/ha. Kết quả này, cho thấy diện tích lúa bình quân/hộ tại Quảng Nam tương đương với kết quả điều tra tại Phú Yên (Nguyễn Thanh Trung, 2017), nhƣng thấp hơn nhiều so với kết quả điều tra tại An Giang (4,58 ha) và bình quân cả nước 0,92 ha (Nguyễn Thị Lệ, 2017).
3.1.2. Tình hình cỏ dại và iện pháp ph ng trừ cỏ dại hại lúa ở Quảng Nam 3.1.2.1. Cỏ dại trên ruộng lúa
Kết quả điều tra thành phần cỏ dại hại lúa tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đƣợc trình bày qua Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Thành phần và mức độ phổ biến của các loại cỏ dại trên ruộng lúa
Chỉ tiêu Loại cỏ
Tên Khoa học
Số lƣợng ND trả lời
(N=180)
Tỷ lệ ND trả lời
(%)
Mức độ phổ biến
Cỏ lồng vực Echinochloa crus-galli
(L.) Beauv. 180 51,6 ++++
Cỏ chác Fimbristylis miliacea
(L.) Vahl 94 26,9 ++
Cỏ đuôi phụng Brachiaria reptans
(L.) Gard. & Hubb 29 8,3 +
Cỏ chỉ Chamaeraphis brunoniana
(Hook.f.) A. Camus 13 3,7 +
Cỏ lác rận Cyperus iria L. 12 3,4 +
Cỏ mực Ẹlipta alba (L) Hassk. 10 2,9 +
Rau mác bao Monochloria vaginalis
(Burm.f.) C.Presl 6 1,7 +
Rau mương đứng Ludwigia octovalvis
(Jacq.) Raven 5 1,4 +
a Rất ít phổ biến (+) - tỷ lệ chiếm <10%, ít phổ biến (++) - tỷ lệ chiếm 10 - 30%, phổ biến (+++) - tỷ lệ chiếm 30 - 50%, rất phổ biến (++++) - tỷ lệ chiếm >50%.
Qua Bảng 3.3 ta thấy: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tại các huyện điều tra cho thấy, cỏ lồng vực chiếm tỷ lệ cao nhất với 100% hộ trả lời, tiếp theo là cỏ chác với 52% hộ trả lời tiếp theo là cỏ cỏ đuôi phụng, cỏ chỉ, cỏ lác dù, cỏ mật, rau mác với tỷ lệ là 16,1%, 7,2%, 6,7%, 6,1%, 3,3% và thấp nhất là cỏ bằng thơm với tỷ lệ hộ trả lời là 2,8%. Trong các loại cỏ trên, theo phản ánh của nông dân thì cỏ lồng vực là phổ biến nhất và các loại cỏ còn lại ở mức ít phổ biến hoặc rất ít phổ biến.
Nhìn chung, thành phần cỏ dại trên ruộng lúa tại các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khá phức tạp, bao gồm nhiều loại cỏ khác nhau trên đồng ruộng. Trong tổng số các loại cỏ đó thì cỏ lồng vực là loại cỏ có tần số xuất hiện cao nhất và phổ biến nhất trên địa bàn tỉnh. Đối với cỏ chỉ là một loại cỏ có trong thành phần cỏ dại trên ruộng lúa nhƣng ở Quảng Nam lại xuất hiện với số ít, nguyên nhân là do Quảng Nam là một vùng đất khá là khô hạn nên thời kì đầu của cây lúa thường xuất hiện cỏ chỉ trên ruộng lúa.
Một trong những mối nguy hại về cỏ dại hiện nay chính là cỏ lồng vực đang có xu hướng phát triển mạnh và gây hại nặng cho ruộng lúa. Địa hình chính là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của cỏ lồng vực. Kết quả ảnh hưởng của địa hình canh tác lúa đến sự phát triển của cỏ lồng vực đƣợc thể hiện qua Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Địa hình canh tác lúa thích hợp cho cỏ lồng vực phát triển trên ruộng lúa tại Quảng Nam
Chỉ tiêu
Tỉ lệ hộ (%)
Phú Ninh
Núi Thành
Thăng Bình
Quế Sơn
Duy Xuyên
Đại Lộc
Toàn tỉnh (n=180)
Cao 53,4 30,0 56,7 53,3 70,0 100,0 60,6
Vàn 23,3 20,0 23,3 0,0 20,0 0,0 14,4
Thấp 23,3 50,0 20,0 46,7 10,0 0,0 25,0
Qua Bảng 3.4 ta thấy: Cỏ lồng vực phát triển tốt trên địa hình đất cao, cao nhất là ở huyện Đại Lộc với tỉ lệ 100%; thấp nhất là huyện Núi Thành với tỉ lệ 30,0%. Cỏ lồng vực phát triển tốt trên đất vàn chiếm tỉ lệ cao nhất là huyện Phú Ninh và Thăng Bình với tỉ lệ 23,3%. Cỏ lồng vực phát triển trên địa hình thấp chiếm tỉ lệ cao nhất là huyện Núi Thành với 50,0%, thấp nhất là huyện Đại Lộc 0,0 %. Tính trên địa bàn toàn tỉnh thì cỏ lồng vực phát triển tốt ở địa hình cao là chiếm tỉ lệ cao nhất với 60,6 %, trung bình là địa hình thấp với 25% và thấp nhất là địa hình vàn với 14,4%. Nhƣ vậy, địa hình là yếu tố quan trọng cho cỏ lồng vực phát triển trên ruộng lúa. Bởi yếu tố địa hình liên quan mật thiết với chế độ nước tưới ở trong ruộng. Đây là một trong những nguyên nhân chính tạo điều kiện cho cỏ lồng vực mọc lại sau khi sử dụng thuốc hóa học của nông dân.
3.1.2.2. Kỹ thuật phòng trừ cỏ dại ở Quảng Nam
Việc các loại cỏ mọc và làm ảnh hưởng đến ruộng lúa có liên quan chặt chẽ với kỹ thuật phòng trừ. Tại Quảng Nam, kỹ thuật phòng trừ cỏ dại đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.5.Biện pháp phòng trừ cỏ dại
Chỉ tiêu
Tỉ lệ trả lời (%) Thăng
Bình
Núi Thành
Phú Ninh
Quế Sơn
Duy Xuyên
Đại Lộc
Toàn tỉnh (n=180) Làm cỏ thủ công
Có 50,0 40,0 53,3 56,7 23,3 73,3 49,4
Không 50,0 60,0 46,7 43,3 76,7 26,7 50,6
Công cụ làm cỏ
Bằng tay 50,0 40,0 53,3 26,7 13,3 73,3 42,8
Liềm 0,0 0,0 0,0 30,0 10,0 0,0 6,7
Không
làm cỏ 50,0 60,0 46,7 43,3 76,7 26,7 50,6
Sử dụng thuốc hóa học
Có 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Không 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Qua bảng, cho thấy tại Quảng Nam, qua kết quả điều tra cho thấy có 3 phương pháp ph ng trừ cỏ dại chính đó là biện pháp thủ công (bằng tay), sử dụng công cụ và sử dụng biện pháp hóa học. Với biện pháp làm cỏ thủ công, ta có thể thấy huyện Đại Lộc là huyện có tỉ lệ người dân làm cỏ lại thủ công cao nhất với 73,3%, và thấp nhất là huyện Duy Xuyên với tỉ lệ 23,3 %. Trên địa bàn toàn tỉnh thì tỉ lệ giữa các hộ nông dân có làm cỏ thủ công và không là cỏ chênh lệch không lớn, các hộ làm cỏ chiếm tỉ lệ 49,4% và còn lại 50,6% là không làm cỏ. Hầu hết các hộ gia đình có áp dụng biện pháp phòng trừ cỏ trong quá trình canh tác lúa đều nhổ cỏ
bằng tay, một số ít hộ ở huyện Quế Sơn và Duy Xuyên có sử dụng liềm để cắt bỏ cỏ. Đối với biện pháp hóa học, 100% nông dân tại Quảng Nam đều có sử dụng biện pháp này. Kết quả này tương đồng với báo cáo điều tra tại tỉnh Phú Yên (Nguyễn Thanh Trung, 2017).
Sử dụng thuốc trừ cỏ là biện pháp phòng trừ cỏ đƣợc sử dụng rộng rãi trong canh tác trồng lúa là biện pháp sử dụng thuốc hóa học để diệt cỏ dại. Tại Quảng Nam, việc sử dụng biện pháp hóa học để trừ cỏ đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.6. Số lần sử dụng thuốc trừ cỏ tại Quảng Nam
Chỉ tiêu
Tỉ lệ đánh giá (%) Phú
Ninh (n = 30)
Núi Thành (n = 30)
Thăng Bình (n = 30)
Quế Sơn (n = 30)
Duy Xuyên (n = 30)
Đại Lộc (n = 30)
Toàn tỉnh (n = 180)
1 lần 16,7 36,7 6,7 90,0 46,7 60,0 42,8
2 lần 83,3 63,3 93,3 10,0 53,3 30,0 55,5
Trên 2 lần 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 10,0 1,7
aĐánh giá của nông dân tại các điểm điều tra (n=180) trên phạm vi toàn tỉnh về các loại thuốc trừ cỏ lúa.
Hình 3.1. Số lần sử dụng thuốc trừ cỏ cho lúa tại Quảng Nam
43%
55%
2%
1 lần 2 lần
> 2 lần
Trong tổng số 180 hộ điều tra tại Quảng Nam cho thấy, hầu hết các hộ đều sử dụng thuốc trừ cỏ để phòng trừ cỏ dại trên đồng ruộng. Tuy nhiên, ở các huyện khác nhau số lần sử dụng thuốc trừ cỏ/vụ có sự khác nhau. Trong đó, hầu hết các hộ đều sử dụng từ 1-3 lần phun thuốc trừ cỏ/vụ, cụ thể sử dụng thuốc trừ cỏ 1 lần là 42,8%, sử dụng 2 lần 55,5% và 3 lần là 1,7%. Đối với những địa phương sử dụng 1 lần thuốc trừ cỏ/vụ chiếm tỷ lệ cao nhất là huyện Quế Sơn với 90,0% và thấp nhất là huyện Thăng Bình với 6,7%. Sử dụng 2 lần thuốc trừ cỏ/vụ cao nhất là huyện Thăng Bình chiếm tỷ lệ 93,3% và thấp nhất là huyện Quế Sơn chỉ có 10%. Riêng tại huyện Đại Lộc có một số hộ đã sử dụng đến 3 lần thuốc trừ cỏ/vụ, chiếm tỉ lệ là 10%. Nhƣ vậy, tại Quảng Nam việc sử dụng thuốc trừ cỏ để phun trừ đa số là 2 lần, nhất là ở những huyện vùng đất cát, nước tưới bấp bênh thì việc dụng thuốc trừ cỏ với số lần cao hơn (Thăng Bình), còn ở những vùng trũng, nước tưới đảm bảo, số lần sử dụng thuốc trừ cỏ/vụ có thấp hơn so với các vùng khác (vùng Đông Quế Sơn).
Đối với chủng loại thuốc trừ cỏ, hiện nay trên thị trường đã cho ra nhiều loại thuốc trừ cỏ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, việc người nông dân sử dụng một loại thuốc trừ cỏ qua nhiều vụ sẽ làm tăng nguy cơ cỏ kháng thuốc. Kết quả điều tra tỷ lệ sử dụng thuốc trừ cỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.7. Tỷ lệ sử dụng các loại thuốc trừ cỏ tại Quảng Nam
Chỉ tiêu
Tỉ lệ đánh giáa (%) Phú
Ninh (n = 30)
Núi Thành (n = 30)
Thăng Bình (n = 30)
Quế Sơn (n = 30)
Duy Xuyên (n = 30)
Đại Lộc (n = 30)
Toàn tỉnh (n = 180) Sofic 300EC
(Pretilachlor) 22,8 22,2 20,6 18,3 23,9 24,4 22,0
Nominee 10SC
(Bispyribac – Sodium) 12,2 15,6 20,6 17,8 15,0 20,6 17,0 BEBU30WP
(Butachlor - Bensulfuron)
13,3 18,9 12,8 13,3 15,0 16,7 15,0
Sunrice 15WDG
(Ethoxysulfuron) 13,9 11,7 8,9 15,6 10,0 11,7 12,0
Sonic 300EC
(Pretilachlor) 18,9 8,9 14,4 7,2 7,8 2,8 10,0
Prefit 300EC
(Pretilachlor) 5,6 6,7 4,4 11,1 10,6 3,3 7,0
Dibuta 60EC
(Butachlor) 1,1 3,9 4,4 8,3 7,2 5,0 5,0
Echo 60EC
(Butachlor) 2,2 2,8 6,1 5,6 1,1 0,0 3,0
Sontra 10WP
(Pyrazosulfuron ethyl) 0,0 0,0 1,1 2,8 3,3 5,0 2,0
Meco 60 EC
(Butachlor) 3,3 1,1 2,2 0,0 3,9 1,7 2,0
Sirius 10WP
(Pyrazosulfuron ethyl) 3,3 2,8 2,8 0,0 0,0 3,3 2,0
Michelle 62EC
(Butachlor) 1,7 2,2 0,0 0,0 2,2 2,8 1,5
Tempest 36WP
(Bensulfuron methyl + Quinclorac)
0,0 2,2 1,7 0,0 0,0 0,0 0,7
Fenrim18,5WP
(Bensulfuron methyl + Propisochlor)
0,0 1,1 0,0 0,0 0,0 1,7 0,5
Tungrius10WP
(Pyrazosulfuron ethyl) 1,7 0,0 0,0 0,0 0,0 1,0 0,5
aĐánh giá của nông dân tại các điểm điều tra trên phạm vi toàn tỉnh về các loại thuốc trừ cỏ lúa
Qua bảng cho thấy: Trên toàn tỉnh có khoảng 15 loại thuốc trừ cỏ chính đƣợc nông dân thường xuyên sử dụng. Trong đó, 2 loại thuốc được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất là Sofit 300EC (pretilachlor) chiếm tỉ lệ 22,0% và Nominee 10SC (bispyribac - Sodium) chiếm tỉ lệ 17,0%, thấp nhất là Tungrius10WP (pyrazosulfuron ethyl) và fenrim18,5WP (bensulfuron methyl + propisochlor) chỉ chiếm tỉ lệ là 0,5%.
Việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc có hoạt chất giống nhau, mà ở đây là Sofit 300EC (pretilachlor), Sonic 300EC (pretilachlor) và Prefit 300EC (pretilachlor) chiếm tỷ lệ 39,0% là nguy cơ tiềm ẩn cho việc hình thành tính kháng của thuốc cỏ đối với loại hoạt chất này. So với kết quả điều tra tai An Giang, chủng loại thuốc nông dân thường sử dụng có sự khác biệt rõ, tại An Giang (Nguyễn Thị Lệ, 2017) nông dân chủ yếu sử dụng thuốc có hoạt chất butachlor (46%), pretilachlor (31%), còn tại Quảng Nam hoạt chất butachlor (25,5%), pretilachlor (39%).
Kết quả về thời gian sử dụng thuốc trừ cỏ phổ biến tại Quảng Nam đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.8. Thời gian sử dụng các loại thuốc trừ cỏ phổ biến tại Quảng Nam
Chỉ tiêu
Tỉ lệ đánh giá loại thuốc (%)
Sofit 300EC Nominee 10SC Sonic 300EC Thuốc khác
Dưới 2 năm 5,7 25,7 0,0 100,0
3 - 5 năm 16,5 30,2 0,0 0,0
5 - 7 năm 6,8 33,4 60,0 0,0
Trên 7 năm 71,0 10,7 40,0 0,0
Ghi chú: Sofit 300EC, Sonic 300EC (hoạt chất pretilachlor), Nominee 10SC (hoạt chất bispyribac - sodium).
Thực tế cho thấy rằng, Sofit 300EC là một loại thuốc trừ cỏ có uy tín trên thị trường, hầu hết tất cả nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đều sử dụng thuốc Sofit 300EC ở thời gian trên 7 năm, thậm chí có hộ đã sử dụng trên 20 năm. Đối với Nominee 10SC, thì thời gian sử dụng lâu nhất của người dân là khoảng thời gian tử 5 - 7 năm với tỉ lệ 59,7%; trung bình là khoảng thời gian từ 3 - 5 năm và thấp nhất là dưới 2 năm. Nguyên nhân là do thói quen chọn thuốc BVTV của nông dân, người dân chỉ lựa chọn những loại thuốc mà họ biết đến và tiếp tục chọn loại đó cho vụ sau. Ngoài ra, một số loại thuốc mới, nông dân chỉ sử dụng trong khoảng dưới 2 năm. Việc sử dụng thuốc trừ cỏ với thời gian dài nhƣ vậy có thể dẫn tới việc quen thuốc của một số loại cỏ, làm cho tính kháng thuốc của một số loại cỏ cao hơn. Kết quả này tương đương với tình hình sử dụng thuốc trừ cỏ tại Phú Yên (Nguyễn Thanh Trung, 2017).
Hơn nữa, trong thời gian qua tình trạng sử dụng thuốc trừ cỏ quá liều, thậm chí có xu hướng tự ý pha chung thuốc để phun là những vấn đề lớn cần được quan tâm ở nhiều nơi. Theo kết quả điều tra với 180 hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thì hầu hết tất cả đều sử dụng liều lượng thuốc theo đúng hướng dẫn bao bì. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của các loại thuốc không cao. Kết quả cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.9. Mức độ hiệu quả và hiểu biết trong việc sử dụng thuốc trừ cỏ của nông dân
Chỉ tiêu
Tỉ lệ đánh giá loại thuốc (%) Sofit
300EC (*)
Nominee 10SC (*)
Sonic 300EC (**)
Thuốc khác (**) Mức độ hiệu quảa
Không hiệu quả 5,0 7,7 20,0 0,0
Hiệu quả kém 43,3 39,5 20,0 0,0
Hiệu quả 40,4 51,4 40,0 100,0
Rất hiệu quả 11,3 1,4 20,0 0,0
Sử dụng liều lƣợng thuốc
Theo hướng dẫn bao bì 89,7 85,7 20,0 100,0
Nhiều hơn bào bì hướng dẫn 10,3 14,3 80,0 0,0
Ít hơn bào bì hướng dẫn 0,0 0,0 0,0 0,0
Khác 0,0 0,0 0,0 0,0
aKhông hiệu quả - tỷ lệ đánh giá < 10%, kém hiệu quả - tỷ lệ đánh giá 10 - 30%, hiệu quả - tỷ lệ đánh giá 30 - 50%, rất hiệu quả - tỷ lệ đánh giá >50%.
Từ kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy, một số loại thuốc khi sử dụng trong thời gian dài đã có dấu hiệu giảm hiệu quả phòng trừ cỏ, cụ thể nhƣ Sofit 300EC đã có gần 50% ý kiến cho rằng không hiệu quả và hiệu quả kém. Đối với Nominee 10SC là 47,2% và Sonic 300EC là 40%. Đây là con số đáng báo động đối với các loại thuốc trừ cỏ hiện nay bởi lẻ, trong tương lại gần việc phòng trừ cỏ dại bằng biện pháp hóa học vẫn nắm vai trò chủ đạo. Do vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân để tìm hiểu tính hiệu quả trong việc phòng trừ cỏ đối với những loại thuốc trên là cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với thực tiễn sản xuất.