Thực trạng an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm tại bếp ăn của các trường mầm non trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình 2020 (Trang 33 - 38)

1.6.1. Tình hình an toàn thực phẩm tại các bếp ăn bán trú trên thế giới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2006) đã xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh tật do thực phẩm: Kiến thức an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân kém;

lạm dụng nhiệt độ trong lưu trữ và chuẩn bị thực phẩm ở những người chế biến thực phẩm ăn lưu động [7].

25

Tại Trung Quốc, 4/2006 đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm ở trường học Thiềm Tây với hơn 500 học sinh bị ngộ độc thực phẩm, ở Thượng Hải 6/2006 cũng đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm với 336 người mắc do ăn phải thịt lợn bị tồn dư hormone Cloenbutanol [7].

Năm 2013, tại Ai Cập có 561 sinh viên trường Đại học Al- zhar đã bị ngộ

độc thực phẩm sau khi ăn trưa tại trường. Hiệu trưởng đã cách chức người đứng đầu bếp ăn và đề nghị cảnh sát điều tra nguyên nhân của vụ việc.

Một nghiên cứu phân tích gộp tại Mỹ từ 18 vụ ngộ độc thực phẩm từ năm 1992 đến năm 2014 với 779 người mắc, trong đó 258 người phải nhập viện và 03 người tử vong. Kết quả cho thấy có 02 nguyên nhân chính được xác đinh là do Salmonella (44%) và E. Coli O157:H7 (33%). Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu đã cho thấy: vệ sinh tay, rửa rau và trái cây đúng cách, nấu ăn hoặc hâm nóng thức ăn đúng cách, giữ thức ăn chín ở nhiệt độ dưới -50C là chìa khóa an toàn thực phẩm cơ bản để ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm gây ra [7].

Một nghiên cứu về kiến thức và thực hành an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân ở 400 người bán thức ăn lưu động tại Shah Alam, Selangor, Malaysia năm 2015 cho thấy, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức về an toàn thực phẩm với vệ sinh cá nhân và thực hành an toàn thực phẩm ở những người bán thức ăn lưu động.

Năm 2017, nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành về an toàn thực phẩm ở 235 người chế biến thực phẩm ở Gana, hầu hết những người chế biến thực phẩm đều nhận thức được vai trò quan trọng của thực hành vệ sinh chung như rửa tay (98,7%); sử dụng gang tay (77,9%), làm sạch dụng cụ (86,4%) và sử dụng chất tẩy rửa (72,8%). Về lây truyền bệnh, kết quả chỉ ra rằng 76,2% người chế biến thực phẩm không biết rằng Salmonellalà một tác nhân gây bệnh thực phẩm và 70,6% không biết rằng Viêm gan A là một tác nhân gây bệnh thực phẩm. Tuy nhiên, 81,7% người chế biến thực phẩm đồng ý rằng thương hàn được truyền qua thực phẩm và 87,7% đồng ý rằng tiêu chảy ra máu được truyền qua thức ăn [7].

26

1.6.2. Tình hình an toàn thực phẩm tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hiện nay do nhu cầu sử dụng thực phẩm được chế biến tại bếp ăn tập thể là rất lớn bởi vì tiện ích của nó. Đây là loại hình dịch vụ ăn uống phổ biến tập trung tại khu đông dân cư sinh sống như: nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện….Việc tiêu thụ thực phẩm không an toàn chính là nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho cộng đồng [7].

1.6.2.1. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại Việt Nam [1]

Theo báo cáo liên ngành an toàn thực phẩm ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về An toàn thực phẩm có kết quả cụ thể:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATTP đã được ban hành tương đối đầy đủ, phủ kín các đối tượng, công đoạn trong chuỗi sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP. Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, có sự vào cuộc của các cấp, các ngành chức năng có liên quan. Việc xử lý vi phạm nghiêm minh hơn, số tiền xử phạt đã tăng lên nhiều lần so với trước. Năng lực của các đoàn thanh, kiểm tra được nâng lên, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm với nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo đúng pháp luật, được công khai kịp thời trên phương tiện thông tin đại chúng giúp người dân có thông tin để lựa chọn thực phẩm an toàn. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra đã kết hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm ATTP của toàn xã hội, phối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thông trong thông tin cảnh báo các sản phẩm, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản kém chất lượng, không đảm bảo ATTP cũng như giới thiệu, quảng bá các cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo ATTP, các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng; Chất lượng và hiệu quả sự phối hợp liên ngành nông nghiệp, công thương, công an, y tế trong kiểm soát chất cấm, kiểm soát lạm dụng hóa chất công nghiệp, kiểm soát tạp chất trong nguyên liệu thủy sản,... được nâng cao.

27

Công tác giám sát và phân tích nguy cơ tiếp tục được duy trì và triển khai bài bản, đã kịp thời đưa ra cảnh báo và xử lý các trường hợp, sự cố mất ATTP, thông tin kịp thời đến người tiêu dùng.

Về tình hình ngộ độc thực phẩm, năm 2017 – 2018, toàn quốc ghi nhận 238 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) làm 7.240 người mắc, 6.671 người đi viện và 40 trường hợp tử vong. Nguyên nhân NĐTP: do vi sinh vật là 42,3%, do độc tố tự

nhiên là 18,6%, do hóa chất 4,1% và 34 vụ chưa xác định được nguyên nhân gây ngộ độc 35,0%. Các trường hợp chưa xác định được nguyên nhân gây ngộ độc là do không lấy được mẫu thực phẩm nghi ngờ chứa tác nhân gây ngộ độc thực phẩm hoặc không tìm thấy tác nhân gây ngộ độc thực phẩm trong thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm.

1.6.2.2. Tình hình ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học ở Việt Nam Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm, từ năm 2015-2019, số vụ ngộ độc thực phẩm trung bình/năm, số người mắc, số người nhập viện và tử vong trung bình/năm đều giảm so với giai đoạn 2010-2014. Tính chung từ năm 2010 – 2019, trên cả nước ghi nhận 1.556 vụ ngộ độc thực phẩm, với hơn 47.400 người mắc; trong đó có 271 người chết, gần 40.190 người phải nhập viện điều trị.Riêng năm 2020, tính đến ngày 31/5, toàn quốc đã ghi nhận 48 vụ ngộ độc thực phẩm làm hơn 870 người mắc, 824 người nhập viện điều trị và 22 người tử vong. So sánh với cùng kỳ năm 2019, tăng 11 vụ (29,7%) ngộ độc thực phẩm, số người mắc tăng 18 người và tử vong tăng 17 người.Phân tích từ 1.604 vụ ngộ độc được ghi nhận từ năm 2010 đến năm 2020, nguyên nhân gây ngộ độc chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 38,7%), độc tố tự nhiên (28,4%), hóa chất (4,2%)…Đối với các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các bếp ăn tập thể trong Khu chế xuất, Khu công nghiệp, từ năm 2010 đến năm 2019, cả nước ghi nhận 149 vụ với 10.847 người mắc, 9.889 người nhập viện. Trung bình mỗi năm xảy ra 15 vụ với 1.135 người mắc và 1.084 người nhập viện. Đáng chú ý trong 2 năm gần đây (2018, 2019), tình hình ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong Khu chế xuất, Khu công nghiệp đã có xu hướng giảm cả về số vụ, số mắc và nhập viện. Các vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong khu chế xuất, khu công nghiệp xảy ra

28

nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ và Bắc Bộ, tiếp đến là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (đặc biệt là giai đoạn 2015-2019) [7].

Cụ thể ngày 20/09/2020 Trên báo Pháp luật tác giả Bảo châu đã tổng kết các vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học qua các năm [16].

Ngày 21/9/2017, xảy ra một vụ ngộ độc tập thể tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Hầu Thào (Lào Cai) khiến 73 học sinh bán phải nhập viện. Ngày 2/3/2018, tại Đồng Nai, sau khi uống sữa buổi sáng, 73 học sinh Trường mầm non Phú Lộc và Trường tiểu học Phạm Văn Đồng (xã Phú Lộc, huyện Tân Phú) có biểu hiện đau bụng, nôn ói, phải nhập viện cấp cứu. Sữa gây ngộ độc là loại nằm trong chương trình Sữa học đường tại Đồng Nai.

Ngày 21/5/2018 tại Trường Tiểu học Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi xảy ra ngộ độc tập thể nghi do uống trà sữa khiến 50 em học sinh cùng một lớp phải nhập viện cấp cứu. Đầu tháng 10/2018, ở Hà Giang, 150 học sinh Trường Tiểu học xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, có biểu hiện buồn nôn, đau bụng, đi ngoài đồng loạt sau khi ăn sáng tại trường. Cũng tháng 10/2018, tại Ninh Bình, đã xảy ra vụ ngộ độc làm hơn 350 học sinh tại Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng phải vào viện.

Nguyên nhân được xác định do vi khuẩn tụ cầu vàng trong món ruốc gà trong bữa ăn trưa của học sinh. Ngày 27/10/2018, tại Hậu Giang, cũng do uống sữa, gần 500 học sinh Trường tiểu học Lái Hiếu và Trường tiểu học Nguyễn Hiền (thị xã Ngã Bảy). Nguyên nhân được xác định là do đơn vị pha chế thức uống không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngày 15/11/2018, lại có gần 200 trẻ Trường mầm non Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm sau khi ăn liên hoan tại bếp ăn của nhà trường. Ngày 23/12/2018, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa bắt đầu tiếp nhận các cháu vào điều trị, các cháu nhập viện có triệu chứng đau bụng, buồn nôn.

Ngày 12/9/2019, Trường tiểu học, mầm non Victory (Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) xảy ra việc có nhiều học sinh với biểu hiện đau bụng, buồn nôn nghi ngộ

độc thực phẩm, Ngày 24/10/2019, 18 học sinh Trường tiểu học Võ Thị Sáu Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, đau bụng; Nguyên

29

nhân xác định do vi sinh vật. Vào ngày 23/12/2019, 130 học sinh mầm non - Trường Mầm non Vườn Mặt Trời (Thanh Hóa) có các biểu hiện nôn, ói, mệt mỏi, được đưa đến Bệnh viện nhi Thanh Hóa cấp cứu.

Sáng 29/5/2020, tại Trường Tiểu học xã N’Thôl Hạ (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đã xảy ra một vụ ngộ độc tập thể do ăn bánh mì của một nhóm từ thiện cung cấp. Trưa ngày 9/9/2020, Trường Tiểu học Tiên Dương (huyện Đông Anh, Hà Nội) có tổ chức bữa ăn cho các em học sinh bán trú, cơ quan chức năng nhận định bước đầu, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do yếu tố vi sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm tại bếp ăn của các trường mầm non trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình 2020 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)