TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC

Thuật ngữ đa dạng sinh học xuất hiện từ giữa những năm 1980 nhằm nhấn mạnh sự cần thiết trong các hoạt động nghiên cứu về tính đa dạng và sự phong phú của sự sống trên trái đất. Nguồn gốc của thuật ngữ đa dạng sinh học xuất phát từ 2 bài báo được xuất bản năm 1980 (Lovejoy, 1980; Norse và Mc Manus, 1980). Lovejoy (1980) cho rằng đa dạng sinh học hay đa dạng của sự sống được xác định bằng tổng số các loài sinh vật.

Norse và McManus (1980) định nghĩa đa dạng sinh học bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một

loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong quần xã sinh vật) (trích dẫn bởi Trương Quang Học và ctv, 2005). Có rất nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học.

Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã – WWF, 1989 đề xuất như sau: “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường” (trích dẫn bởi Võ Quý và ctv, 1999).

1.3.2. Tổng quan nghiên cứu về đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học Công tác bảo tồn đa dạng sinh học và các sinh cảnh nhạy cảm là vô cùng quan trọng, mang tính cấp bách và cần thiết. Chính vì vậy, trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều công trình, chương trình nghiên cứu về đa dạng sinh học theo thời gian.

Trong khuôn khổ bản luận văn này chỉ có thể khái quát một số nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung, đa dạng sinh học thực vật nói riêng, làm cơ sở định hướng cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu.

Trên thế giới, đặc biệt là các nước ở Bắc Mỹ, châu Âu và các vùng khác trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của sinh học bảo tồn từ hàng thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ nay.

Emerson và Thoreau cho rằng thiên nhiên là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành phẩm giá và tinh thần đạo đức của con người (Callicott, 1990; trích dẫn bởi Viên Ngọc Nam, 2005).

Khoa học sinh học bảo tồn hiện đại dựa trên những giả thuyết, sự đa dạng của sinh vật sống là có lợi, tác hại của sự tuyệt chủng đối với một loài nào đó, lợi ích của tính phức tạp về đa dạng sinh học, tính lợi ích của quá trình tiến hoá, giá trị riêng của sự đa dạng sinh học.

Perman và Adelson (1997) đã nhấn mạnh rằng đa dạng sinh học dần trở nên hết sức phổ biến trong các hoạt động về khoa học và môi trường và ngày càng phổ biến trong các chương trình giáo dục đại học.

Maurer (1994) cho rằng việc bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành một vấn đề quan trọng bậc nhất hiện nay, ông nói lên các tư tưởng về quản lý tài nguyên truyền thống và các số lượng loài thực vật hiện nay để làm cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và để lý giải cho các vấn đề suy giảm đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn chúng. Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu về đa dạng sinh học do các tác giả Richard, Diamond, Huston, Pianka, Groombridge, Mares, Grass, Currie, Myer, Witmore,...thực hiện. Đa phần các tác giả trên thường đi vào điều tra, thống kê thành phần của các quần xã, khảo sát mối quan hệ giữa quần xã và môi trường hay điều tra khảo sát thành phần và đặc điểm thảm thực vật..

Ở Việt Nam, đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học cũng đã được một số Nhà khoa học nghiên cứu từ những thập kỷ trước và đã công bố nhiều công trình.

Tiêu biểu là một số tác giả như: Võ Quý, Đặng Huy Huỳnh, Phạm Bình Quyền, Trương Quang Học, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn, Phạm Nhật, Lê Quốc Huy, Viên Ngọc Nam,...

Richard (1999) (Võ Quý và ctv biên dịch) trong cuốn “Cơ sở sinh học bảo tồn”

đã nêu chi tiết về sinh học bảo tồn và đa dạng sinh học, những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và đề ra chiến lược bảo tồn quần thể, loài, quần xã. Cuốn sách trang bị những lý thuyết cơ sở về sinh học bảo tồn là căn cứ áp dụng để đề ra chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với từng khu vực nghiên cứu.

Phùng Ngọc Lan và ctv (2006) đã đề cập về hệ sinh thái rừng tự nhiên ở Việt Nam. Cuốn sách này đã bàn về tính đa dạng của hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam, nhưng chỉ mang tính chất định tính.

Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2005) đã tổng quan về hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar.

Năm 1989, Việt Nam là quốc gia thứ 50 trên thế giới tham gia công ước Ramsar. Cuốn sách này đã nhấn mạnh về sự đa dạng về kiểu loài của đất ngập nước Việt Nam. Góp phần vào việc bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), quản lý, phát triển bền vững đất ngập nước Việt Nam.

Nhìn chung, cũng giống như một số nghiên cứu trên thế giới, các nghiên cứu trong nước thường đi vào thống kê thành phần họ, chi, loài và mô tả định tính các quần xã, quần thể, thảm thực vật.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)