3.5. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC KHÁC
3.5.1. Đánh giá sự tương đồng thành phần loài cây của các trạng thái rừng
Sự tương đồng về thành phần loài tầng cây cao (tầng cây gỗ D1.3 ≥ 10cm) của
ba loại rừng được đánh giá theo hệ số tương đồng của Sorensen. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại bảng 3.26.
Bảng 3.26. So sánh sự tương đồng về thành phần cây gỗ lớn của các loại rừng theo hệ số Sorensen
ONC
Hệ số tương đồng theo loại rừng
IIIA1 IIB IIA
(1) (2) (3) (4)
1 và 2 48,7% 45,6% 74,7%
1 và 3 50,7% 65,6% 60,5%
2 và 3 44,7% 48,4% 68,2%
Trung bình 48,1% 53,2% 67,8%
Trạng thái rừng IIIA1 có 72 loài, còn loại rừng IIB và rừng IIA tương ứng có 53 loài và 65 loài.
Đối với loại rừng IIIA1, hệ số tương đồng về thành phần loài giữa các quần xã trên ô tiêu chuẩn dao động từ 44,7% đến 50,7%.
Tương tự, hệ số tương đồng về thành phần loài giữa các quần xã ở rừng IIB dao động từ 45,6% đến 65,6%; còn rừng IIA dao động từ 60,5% đến 74,7%.
Nói chung, hệ số tương đồng về thành phần loài của ba loại rừng đều thấp;
trong đó loại rừng IIA có tính tương đồng cao hơn so với loại rừng IIB và rừng IIIA1. Nói khác đi, tính tương đồng về thành phần loài có khuynh hướng giảm dần theo tình trạng ổn định của rừng. Điều này có thể được giải thích là do, phần lớn những loài cây hình thành rừng chưa ổn định (rừng IIA và rừng IIB) đều là những loài ưa sáng. Đặc điểm chung là những loài này trước đó đã tái sinh rất tốt trên đất trống có điều kiện lập địa khác nhau. Trái lại, khi môi trường đã ổn định, thì quần xã thực vật không chỉ có những loài cây gỗ ưa sáng, mà còn có cả những loài cây chịu bóng và trung tính.
Những quần xã đã ổn định có thể bao gồm những tổ hợp loài rất khác nhau; do đó tính tương đồng về thành phần loài cây gỗ không cao.
3.5.1.2. Sự tương đồng về thành phần loài cây tái sinh
Sự tương đồng về thành phần cây tái sinh của ba loại rừng (rừng IIA, rừng IIB và rừng IIIA1) được cho tại các bảng 3.27, bảng 3.28 và bảng 3.29.
Bảng 3.27. Sự tương đồng về cây tái sinh giữa rừng IIA và rừng IIB Rừng IIB Tổng
Hệ số Sorensen
0 1
Rừng IIA
0 Thực nghiệm 14 18 32
59,3%
Lý thuyết 13.5 18.5 32.0
1 Thực nghiệm 19 27 46
Lý thuyết 19.5 26.5 46.0
Tổng Thực nghiệm 33 45 78
Lý thuyết 33.0 45.0 78.0
Bảng 3.28. Sự tương đồng về cây tái sinh giữa rừng IIA và IIIA1 Rừng IIIA1
Tổng Hệ số Sorensen
0 1
Rừng IIA
0 Thực nghiệm 10 22 32
32,1%
Lý thuyết 17.6 14.4 32.0
1 Thực nghiệm 33 13 46
Lý thuyết 25.4 20.6 46.0
Tổng Thực nghiệm 43 35 78
Lý thuyết 43.0 35.0 78.0
Bảng 3.29. Sự tương đồng về cây tái sinh giữa rừng IIB và rừng IIIA1
Rừng IIIA1
Tổng Hệ số Sorensen
0 1
Rừng IIB
0 Thực nghiệm 16 17 33
45,0%
Lý thuyết 18.2 14.8 33.0
1 Thực nghiệm 27 18 45
Lý thuyết 24.8 20.2 45.0
Tổng Thực nghiệm 43 35 78
Lý thuyết 43.0 35.0 78.0
Rừng IIA có 46 loài, còn rừng IIB và rừng IIIA1 tương ứng có 45 loài và 35 loài. Hệ số tương đồng về thành phần cây tái sinh giữa loại rừng IIA với loại rừng IIB là 59,3%. Tương tự, hệ số tương đồng về thành phần cây tái sinh giữa loại rừng IIA với loại rừng IIIA1 và giữa loại rừng IIB với loại rừng IIIA1 tương ứng là 32,1% và 45,0%. Nói chung, hệ số tương đồng về thành phần cây tái sinh giữa ba loại rừng đều thấp. Khuynh hướng chung là những rừng càng gần nhau về tính ổn định, thì tính tương đồng càng cao.
3.5.1.3. Sự tương đồng giữa thành phần loài ở tầng cây cao và lớp cây tái sinh Kết quả nghiên cứu sự tương đồng giữa thành phần cây gỗ lớn và cây tái sinh của cả ba loại rừng được ghi lại ở bảng 3.30.
Bảng 3.30. Sự tương đồng giữa thành phần cây cao và cây tái sinh
Tái sinh
Tổng Hệ số Sorensen
0 1
Cây lớn
0 Thực nghiệm 1 60 61
49,2%
Lý thuyết 14,9 46,1 61,0
1 Thực nghiệm 33 45 78
Lý thuyết 19,1 58,9 78,0
Tổng
Thực nghiệm 34 105 139
Lý thuyết 34,0 105,0 139,0
Phân tích số liệu của bảng 3.30, về thành phần cây gỗ lớn tầng cây cao có bao gồm 105 loài, còn cây tái sinh bao gồm 78 loài, số loài cây có mặt cả lớp cây lớn và lớp cây tái sinh là 45 loài.
Kết quả tính toán chỉ ra rằng, giữa thành phần cây lớn và cây tái sinh có hệ số tương đồng thấp (49,2%). Tính tương đồng thấp được giải thích là do những loài cây ưa sáng đã không thể tái sinh dưới tán rừng kín tán.