3.1.1.1. Vị trí địa lý
Vân Canh là huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Bình Định. Cách trung tâm tỉnh lỵ thành phố Quy Nhơn 40km về hướng Tây Nam.
Ranh giới hành chính:
Phía Đông giáp huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn Phía Tây giáp huyện Kông chro – tỉnh Gia Lai
Phía Nam giáp huyện Đồng Xuân – tỉnh Phú Yên Phía Bắc giáp huyện Tây Sơn và An Nhơn
Tọa độ địa lý:
13030’ đến 13050’ Vĩ độ Bắc
108050’ đến 109005’ Kinh độ Đông
Tổng diện tích đất tự nhiên 80.020,84ha. Địa hình rất phức tạp, phần lớn đất đai thuộc đồi núi, mức độ chia cắt mạnh, độc dốc lớn.
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình núi cao: Là địa hình được uốn nếp khối, nâng lên tạo thành một dải hẹp dọc theo địa giới Vân Canh. Gồm các núi cao từ 500 – 800m trở lên, bị phân cắt mạnh, phần lớn các sườn núi có độ dốc trên 250.
Địa hình núi trung bình: Là địa hình có dạng đỉnh nhọn, sườn dốc từ 150 – 250, hướng thấp dần từ tây sang đông, độ cao trung bình từ 300 – 600m. Nhiều khe suối chỉ có nước về mùa mưa.
Địa hình núi thấp và thung lũng kiến tạo – xâm thực: Chủ yếu là đất nông nghiệp trong các khu dân cư xen kẽ, sông suối và các hồ đập.
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
Vân Canh nằm trong tiểu vùng khí hậu Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Với nền nhiệt độ cao và ổn định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào với 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ đầu tháng 9 đến
hết tháng 12, mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến cuối tháng 8.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm 25,60C, biên độ nhiệt độ ngày trung bình tại đây thay đổi theo mùa, biên độ cao nhất vào mùa hè là 12,80C. Nhiệt độ cao nhất của Vân Canh vào tháng 6, 7 khoảng 37 – 380C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 39 - 410C; Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là: 130C.
Số giờ nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng khoảng 2.400 giờ, số giờ nắng cao khoảng 263 – 264 giờ vào tháng 4, tháng 5, số giờ nắng thấp nhất khoảng 102 giờ vào tháng 12.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí bình quân hàng năm đạt 79% – 82%, vào các tháng 10, 11 và 12 độ ẩm đạt >96%; độ ẩm thấp nhất trung bình khoảng 51% – 53% vào tháng 6 và 7.
Chế độ mưa: Lượng mưa biến động bình quân năm khoảng 1.900 – 2.100 mm/năm. Lượng mưa phân bổ không đều trong năm chủ yếu tập trung vào mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau) chiếm 75% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trong mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 từ 520 – 550mm chiếm khoảng 20% – 25%
lượng mưa cả năm.
Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình: 1.000 mm – 1.150 mm. Thời kỳ bốc hơi cao nhất vào các tháng: 6, 7.
Gió: Hướng gió thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2 – 2,3m/s.
Hướng gió thịnh hành vào mùa đông là hướng Tây Bắc và Bắc, hướng thịnh hành vào mùa hè là hướng Đông Nam, gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 8 trong năm thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng kéo dài từ 30 đến 60 ngày gây tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.
3.1.1.4. Tài nguyên đất đai
Trên cơ sở kế thừa tài liệu bản đồ đất tỉnh Bình Định tỷ lệ 1/100.000. Theo kết quả điều tra của Hội khoa học đất Việt Nam, với phương pháp đánh giá đất của FAO – UNESCO, trên địa bàn huyện Vân Canh có các nhóm đất sau:
a. Đất Cát (C): Arenosols (AR): Diện tích 282ha (chiếm 0,35% diện tích tự nhiên): Nhóm đất Cát có 01 đơn vị đất là đất Cát điển hình Haplic Arenosols (Arh), hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa.
b. Đất phù sa (P): Fluvisols (FL): Diện tích: 2.367ha (chiếm 2.96% diện tích tự nhiên): Nhóm đất Phù sa ở đây có đơn vị đất là Đất phù sa chua (Dystric Fluvisols (FLd): Đất có phản ứng chua vừa (PH kcl = 4,0 – 5,0), nghèo mùn, lân tổng số rất nghèo (0,03 – 0,07).
c. Đất Xám (X): Acrisols (AC): Diện tích 76.270ha (chiếm 95,58% diện tích tự nhiên). Nhóm đất này ở Vân Canh có 02 đơn vị đất: Đất Xám điển hình và Đất Xám Feralit,
Đất xám điển hình: Haplic Acrisols (Ach): Diện tích 4.552ha: Hình thành phát triển chủ yếu trên phù sa cổ đá Macma axit và đá cát. Phân bố ở độ dốc dưới 250, đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt.
. Đất xám Feralit Acricols (Acf): Diện tích: 71.718ha: Hầu hết đất xám Feralit hình thành trong điều kiện địa hình chia cắt, dốc nhiều, trên sản phẩm phong hóa của đá mẹ giàu secqui oxyt.
Diện tích còn lại là đất khoảng 1.11% gồm diện tích đất ở, đất chuyên dùng và sông suối.
Tình hình sử dụng đất: Nhìn chung tiềm năng đất của huyện có chủng loại phong phú nhưng độ phì kém. Đất chưa sử dụng có khoảng 24.247,65ha (chiếm 30,4%
DTTN) nhưng đất có khả năng đưa vào sản xuất không nhiều.
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện đang sử dụng có trên địa bàn là 7.341,97ha, chiếm 9,2% diện tích toàn huyện. Trong đó sử dụng trồng cây hàng năm là 5.769,69ha, chiếm 78% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp 69.400,94ha, chiếm 86,7% diện tích tự nhiên toàn huyện.
Đất chuyên dùng 586,27ha chiếm 0,7% diện tích tự nhiên. Trong đó đất chuyên dùng chủ yếu sử dụng cho giao thông và thủy lợi, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, đất khai thác vật liệu xây dựng và khoáng sản, các loại đất chuyên dùng khác chiếm tỉ lệ nhỏ.
Đất ở chiếm tỉ lệ nhỏ (khoảng 0,25% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất ở đô thị có 45,67ha chiếm 0,06%, đất ở nông thôn 154,42ha, chiếm 0,19% diện tích tự nhiên.
3.1.1.5. Tài nguyên rừng
Theo kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp năm 2014 thì tổng diện tích đất có rừng của huyện là 55.498,12ha chiếm 69,35% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó, rừng phòng hộ là 21.677,14 ha, rừng sản xuất là 33.820,98 ha và ngoài 3 loại rừng là 661,6 ha. Rừng tự nhiên của huyện là 34.669,42ha, trong đó rừng phòng hộ là 19.890,94ha, rừng sản xuất 14.778,48ha. Rừng trồng là 20.828,70ha.
Diện tích rừng của huyện thuộc loại rừng mưa nhiệt đới. Trước đây động, thực vật rừng rất đa dạng về chủng loại và dồi dào về hệ sinh thái. Thực vật rừng có nhiều loại gỗ quý như: Dầu, Giổi, Chò chỉ, Xoan đào… Lâm sản phụ như: Song, Mây, Tre,
Đót, Lá nón, Hạt ươi... Ngoài ra còn có nhiều giống hoa phong lan đẹp sống cộng sinh ở khắp nơi. Động vật rừng có nhiều loại thú quý hiếm như: Nai, Mang, Trăn, Rắn, Rùa và các loại Linh trưởng… sinh sống khắp các cánh rừng. Vân Canh là huyện có diện tích đất tự nhiên lớn nhất trong tỉnh Bình Định, nhưng Vân Canh vẫn còn khoảng 30%
diện tích đất trống, đồi núi trọc chưa được sử dụng, rất thích hợp cho việc triển khai các Chương trình, Dự án phát triển lâm nghiệp.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
*Thuận lợi: Khí hậu thủy văn cơ bản là nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện cho cây trồng nói chung và cây lâm nghiệp nói riêng sinh trưởng khá nhanh, sinh khối lớn.
*Khó khăn: Lâm phận huyện Vân Canh thuộc vùng miền núi, xa trung tâm tỉnh lỵ và các khu công nghiệp. Cho nên, điều kiện sản xuất kinh doanh không thuận lợi. Lượng mưa phân bố không đều và tập trung theo mùa. Về mùa khô rất dễ xảy ra cháy rừng.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - Xã hội
Toàn huyện có 7 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị trấn Vân Canh và 6 xã: Canh Hòa, Canh Thuận, Canh Hiệp, Canh Hiển, Canh Vinh và Canh Liên. Gồm 48 thôn làng trong đó có 3 xã và 13 thôn đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ.
Tổng dân số đến thời điểm cuối năm 2013 là 25.758 người, với 6.591 hộ, mật độ dân số thấp 32 người/km2, gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Chăm, Bana. Trong đó: Nam giới 12.584 người, Nữ giới là 13.254 người. Tổng số người trong độ tuổi lao động 13.760 người, trong đó lao động nữ chiếm 51,2%.
3.1.2.1. Sản xuất nông nghiệp
*Trồng trọt: Diện tích đất nông nghiệp có tỷ lệ nhỏ so với tổng diện tích tự nhiên (0,7%). Trong đó đất trồng lúa, màu ít, bình quân 520m2/người. Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa nước, ngô, lúa nương, sắn. Lúa nương được canh tác trên các sườn có độ dốc thấp. Các loại hoa màu ngô, sắn, đậu các loại…Do diện tích ruộng nước ít, năng suất thấp nên người dân phải làm rẫy để bổ sung nguồn lương thực. Diện tích rẫy hiện nay tuy không cao nhưng nếu rẫy không cố định thì diện tích rừng bị chuyển đổi sẽ tăng lên.
*Chăn nuôi: Thành phần đàn gia súc chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà. Công tác thú y đã được chú trọng, các xã đều có nhân viên thú y xã và thú y cơ sở phụ trách tới thôn. Đội ngũ thú y đã được đào tạo qua lớp thú y sơ cấp ngắn hạn.
3.1.2.2.Giao thông vận tải:
Hệ thống giao thông chính đã được đầu tư đưa vào sử dụng; đa số đời sống của đồng bào sống tại các thôn, làng đã được cải thiện đáng kể, hệ quả tất yếu là áp lực từ
người dân địa phương vào tài nguyên rừng giảm. Đó là điều kiện thuận lợi cơ bản trong công tác sản xuất kinh doanh và bảo vệ rừng.
Đánh giá chung về Kinh tế -Xã hội
*Thuận lợi: Để công tác bảo vệ rừng, sản xuất kinh doanh được tốt cần phải chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục, vận động người dân cùng tham gia và cùng chia sẻ lợi ích. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đã có nhiều cải thiện đáng kể nhất là về giao thông và thông tin liên lạc là điều kiện cơ bản, là động lực có tác động trực tiếp đến phát triển Kinh tế - Xã hội trong vùng.
*Khó khăn: Tình trạng người dân tự ý phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác gỗ trái pháp luật vẫn còn xảy ra dưới nhiều hình thức. Phương thức canh tác chưa thật sự bền vững nhất là canh tác nương rẫy, đất sớm bạc màu, thoái hoá nên năng suất chưa cao, chưa ổn định.
Hình 3.1: Vị trí khu vực nghiên cứu - xã Canh Liên