TÍNH TOÁN MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐIỀU TRA CƠ BẢN LÀM CƠ SỞ XÁC ĐỊNH CÁC TRẠNG THÁI RỪNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 52 - 55)

Từ hồ sơ và bản đồ hiện trạng đã sơ bộ điều tra khảo sát và thiết kế ô thí nghiệm theo phương pháp bố trí điển hình với diện tích ô mẫu là 2000m2 để tiến hành điều tra sinh trưởng của tầng cây cao.

Để xem xét các mẫu có cùng một tổng duy nhất hay từ các tổng thể khác nhau.

Từ nguồn số liệu điều tra trên các lô, khoảnh đại diện cho các vị trí địa hình và các trạng thái khác nhau. Đề tài kiểm tra chỉ tiêu sinh trưởng D1.3 và Hvn là hai chỉ tiêu quan trọng đối với cây rừng. Kiểm tra sự thuần nhất bằng tiêu chuẩn phi tham số của Kruskal và Wallis cho K mẫu độc lập. Kết quả thể hiện bảng 3.1:

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra sinh trưởng các chỉ tiêu đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn các ô tiêu chuẩn trong từng loại rừng

OTC Chỉ tiêu sinh

trưởng H H'

) 1

2 (

05 kK

với (K= 3) Kết luận

1, 2 và 3

D1.3 2.84 2.85 5.99 H0+

Hvn 3.71 3.72 5.99 H0+

4, 5 và 6

D1.3 5.32 5.34 5.99 H0+

Hvn 5.45 5.46 5.99 H0+

7, 8 và 9

D1.3 5.22 5.31 5.99 H0+

Hvn 5.87 5.92 5.99 H0+

Từ bảng 3.1: Kết quả kiểm tra sinh trưởng D1.3, Hvn ở OTC số 1, 2 và 3 các chỉ tiêu kiểm tra H và H' đều nhỏ hơn 052 (k2)= 5.99 giả thuyết H0+ tạmthời chấp nhận nghĩa là sinh trưởng D1.3, Hvn là thuần nhất, hay các ô mẫu được rút từ 1 tổng thể, do đó có thể gộp chung OTC 1, 2 và 3 thành một ô mẫu nghiên cứu số1(ONC1).

Kết quả kiểm tra sinh trưởng D1.3, Hvn ở OTC số 4, 5 và 6 các chỉ tiêu kiểm tra H và H' đều nhỏ hơn 052 (k2)=5.99 giả thuyết H0+ tạmthời chấp nhận nghĩa là sinh trưởng D1.3, Hvn là là thuần nhất, hay các ô mẫu được rút từ 1 tổng thể, do đó ta có thể gộp chung OTC 4, 5 và 6 thành một ô mẫu số 2(ONC2).

Tương tự kết quả kiểm tra sinh trưởng D1.3, Hvn ở OTC số 7, 8 và 9 các chỉ tiêu kiểm tra H và H' đều nhỏ hơn 052 (k 2)=5.99 giả thuyết H0+ tạmthời chấp nhận nghĩa

là sinh trưởng D1.3, Hvn là là thuần nhất, hay các ô mẫu được rút từ 1 tổng thể, do đó ta có thể gộp chung OTC 7, 8 và 9 thành một ô mẫu số 3(ONC3).

Như vậy, từ kết quả kiểm tra thuần nhất cho phép gộp 3 ô tiêu chuẩn mỗi ô có diện tích 2000m2 trên một loại rừng thành một ô nghiên cứu mới với diện tích là 6000 m2. Tổng số ô nghiên cứu sẽ là 3 ô đại diện cho 3 loại rừng. Tiến hành kiểm tra sự thuần nhất về sinh trưởng cây rừng giữa các trạng thái hay các loại rừng khác nhau thông qua tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn tiêu chuẩn Kết quả tổng hợp tại bảng 3.2

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra sinh trưởng các chỉ tiêu đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn giữa các ô nghiên cứu của các loại rừng

ONC Chỉ tiêu sinh trưởng Ut

2

UKết luận

1 và 2

D1.3 4.34 1.96 H0-

Hvn 5.51 1.96 H0-

1 và 3

D1.3 2.97 1.96 H0-

Hvn 6.38 1.96 H0-

2 và 3

D1.3 5.35 1.96 H0-

Hvn 3.69 1.96 H0-

Kết quả tại bảng 3.2 cho thấy giả thuyết về sự thuần nhất không thỏa mãn (H0-

) vì các giá trị U tính toán được đều lớn hơn rất nhiều so với giá trị

2

U =1.96 với độ tin cậy 95% hay nói cách khác sinh trưởng của cây rừng trên các loại rừng khác nhau là hoàn toàn khác nhau về mặt thống kê.

Phân loại rừng là vấn đề có ý nghĩa lớn cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn phục vụ cho việc nâng cao nhận thức về rừng, tăng sự hiểu biết về mối quan hệ giữa thực vật rừng với môi trường. Phân loại là cơ sở cho việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên rừng, Trên cơ sở mỗi loại rừng có các đặc trưng sinh thái riêng, chức năng riêng thì cần có những giải pháp thích hợp cả về kỹ thuật lẫn kinh tế. Vì vậy, phân loại trạng thái hiện tại của rừng là tiền đề cho việc nghiên cứu cấu trúc rừng.

Trong nghiên cứu đề tài vận dụng hệ thống phân loại của Loeschau (1960)[29], đã được Viện Điều tra quy hoạch rừng cải tiến cho phù hợp với đặc điểm rừng tự nhiên ở nước ta và hiện nay phân loại này vẫn còn áp dụng rộng rãi trong thực tiễn và hiện nay

việc phân loại rừng còn dựa trên căn cứ thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT[6] về

"Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng".

Trên cơ sở 3 ONC sau khi đã gộp số liệu từ các ô tiêu chuẩn ở từng loại rừng, đã tiến hành tính toán một số chỉ tiêu điều tra cơ bản cho từng ONC diện tích 6000m2 cho từng loại rừng.

Kết quả tính toán một số chỉ tiêu điều tra cơ bản cho từng ONC làm cơ sở phân loại trạng thái rừng hiện tại cho từng loại rừng thuộc đối tượng nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.3.

Bảng 3.3. Phân loại trạng thái rừng hiện tại của rừng

ONC D(cm) H(m) Độ tàn che N/ ha (cây/ha)

G/ha

(m2/ha)

M (m3/ha)

Trạng thái

1 11.7 8.9 0.27 483 5.19 20.80 IIA

2 14.8 10 0.36 318 5.47 24.63 IIB

3 26.14 13.5 0.42 236 8.56 72.58 IIIA1

Từ kết quả tại bảng 3.3, căn cứ vào các tiêu chuẩn định lượng trong tiêu chuẩn phân loại rừng tự nhiên của Loeschau (1963) và Thông tư 34 của Bộ NN&PTNT đã khẳng định được: Loại rừng non phục hồi sau nương rãy (snr) thuộc trạng thái rừng IIA, loại rừng non phục hồi sau khai thác (skt) thuộc trạng thái rừng IIB và loại rừng nghèo kiệt thuộc trạng thái rừng IIIA1.

Trạng thái rừng IIA

Trạng thái rừng này đã phục hồi sau 15-20 năm. Nhờ quá trình phục hồi rừng tán rừng nhìn chung đã hình thành, tình trạng dây leo bụi rậm phát triển, dưới tán rừng xuất hiện các thế hệ cây tái sinh, thành phần loài cây chủ yếu là cây con của những loài ưa sáng, mọc nhanh, đó là những cây tiên phong đi trước tạo hoàn cảnh rừng.

Thế hệ rừng trước kia đã bị chặt phá làm nương rẫy, sau một thời gian bỏ hóa các loài cây ưa sáng mọc nhanh tái sinh tương đối đồng loạt, có đời sống ngắn, giá trị kinh tế kém như: Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense), Thẩu tấu (Aporosa tetrapleura), Hu đay (Trema angustifolia)...

Rừng phục hồi sau nương rẫy thông thường không có thế hệ cây mẹ chung sống.

Các chỉ tiêu định lượng về tổng tiết diện ngang là 5.19m2/ha, trữ lượng 20.80m3/ha, mật độ từ 483 cây/ha, đường kính bình quân 11.7cm, chiều cao bình quân 8.9 m, độ tàn che là 0.27.

Trạng thái IIB

Đây là trạng thái rừng non được phục hồi tự nhiên. Thời gian bỏ hóa phục hồi dài hơn từ 30 - 40 năm. Trước kia rừng đã bị chặt phá làm nương rẫy, sau một thời gian bỏ hóa, các loài cây ưa sáng mọc nhanh như: Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense), Hu đay (Trema angustifolia), Re (Cinnamomum parthenoxylon), Dẻ (L. fenestratus (Roxb.) Rehd)... xuất hiện, sinh trưởng và phát triển nhanh. Đối tượng rừng này cũng thường không có thế hệ cây mẹ chung sống. Rừng hình thành do các cây gỗ tái sinh dưới tán cây lớn, chúng là những cây gỗ lâu năm ở lứa tuổi non cùng với cây mẹ. Đối tượng rừng này có một số cây lớn còn sót lại như Bằng lăng (L.

calyculata Kurz), Dẻ (L. fenestratus (Roxb), Gạo (Bombax ceiba)... do đó có cấu trúc tương đối phức tạp về tổ thành loài cây.

Chỉ tiêu tổng tiết diện ngang (G/ha) trung bình là 5.47 m2/ha, trữ lượng (M/ha) trung bình 24.63 m3/ha, mật độ là (N/ha) 318 cây/ha, đường kính (D1.3) bình quân là 14.8cm, chiều cao (H vn) bình quân 10 m, độ tàn che là 0.36.

Trạng thái rừng IIIA1

Là trạng thái rừng đã bị khai thác càn đi quét lại nhiều lần, rừng bị khai thác kiệt, cấu trúc bị phá vỡ hoàn toàn, tán rừng bị phá vỡ thành những mảng lớn. trong rừng một số cây gỗ lớn còn lại hầu hết là những loài cây gỗ từ nhóm V đến nhóm VIII ít có giá trị kinh tế, lác đác còn sót lại một số cây gỗ có giá trị kinh tế nhưng đường kính nhỏ hoặc phẩm chất kém. Trong rừng chằng chịt dây leo bụi rậm phân tầng không rõ ràng

Chỉ tiêu tổng tiết diện ngang (G/ha) trung bình là 8.56 m2/ha, trữ lượng (M/ha) trung bình 72.58 m3/ha, mật độ là (N/ha) 236 cây/ha, đường kính (D1.3) bình quân là 26.14cm, chiều cao (H vn) bình quân 13.6 m, độ tàn che là 0.42.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)