Phương pháp dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo nhóm chương Hạt nhân nguyên tử Vật lý 12 (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM

1.2. Quan điểm dạy học tích cực

1.2.7. Phương pháp dạy học tích cực

Dạy học là một khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và người học nhằm mục đích là cho người học lĩnh hội được các kiến thức và kĩ năng, phát triển

năng lực trí tuệ và phẩm chất đạo đức thẩm mĩ,… Hoạt động dạy học bao hàm trong nó hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này xen lẫn vào nhau, tương tác lẫn nhau.

1.2.7.2. Phương pháp dạy học

Định nghĩa chung nhất thì phương pháp dạy học là những con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học.

Theo Phan Trọng Ngọ, phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của người dạy và người học trong quá trình dạy học, nhằm thực hiện được nội dung dạy học [21, tr.147]. Theo định nghĩa này thì phương pháp dạy học mang đậm tính chiến thuật, kỹ thuật và thao tác trong dạy học.

Theo Nguyễn Văn Khải, phương pháp dạy học là một hệ thống các hoạt động có định hướng của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh, đảm bảo cho học sinh nắm vững các nội dung trí dục và đạt được các mục tiêu dạy học đề ra [18, tr.51]. Theo định nghĩa này thì phương pháp dạy học là các cách thức hoạt động có tổ chức và tác động lẫn nhau của người giáo viên và của học sinh nhằm đạt được các mục tiêu dạy học đã đặt ra.

Theo IU.G.Babanxki: “Phương pháp dạy và học là phương thức hoạt động có quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh, một hoạt động đã được sắp đặt nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học” [13, tr.59].

Như vậy, theo người nghiên cứu thì phương pháp dạy học là các cách thức, các hệ thống thao tác dựa trên cơ sở phương tiện đã có để tổ chức tốt mối quan hệ giữa:

thầy - trò - tri thức, nhằm đạt được các mục tiêu xác định trong dạy học.

1.2.7.3. Phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ được dùng để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy và học tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Trong đó các hoạt động học tập được tổ chức, được định hướng bởi giáo viên, người học

không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo [4].

Phương pháp dạy học tích cực hay phương pháp dạy học chủ động, phương pháp sư phạm hiện đại…là những cách gọi để chỉ những phương pháp, cách thức, kỹ thuật khác nhau làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn, người học được làm việc, được sáng tạo…Ví dụ: phương pháp làm việc nhóm, sắm vai, tình huống…Đây là một nhóm các phương pháp cụ thể kết hợp với phương pháp thuyết trình, giúp nâng cao chất lượng dạy và học [23, tr.15].

1.2.7.4. Lợi ích của phương pháp dạy học tích cực đối với giáo viên

Khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, giờ dạy của mỗi giáo viên trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. Người học là trung tâm nhưng vai trò, uy tín của người thầy được đề cao hơn. Bên cạnh đó, khả năng chuyên môn của người thầy sẽ tăng lên nhờ áp lực của phương pháp, bởi nội dung kiến thức của từng giờ giảng phải được cập nhật liên tục để đáp ứng các câu hỏi của người học trong thời đại thông tin rộng mở.

Dạy học là quá trình trao đổi kiến thức giữa thầy và trò. Nếu thầy chỉ thuyết trình, có gì nói nấy thì những gì thầy giảng chỉ là kiến thức một chiều. Có thể người học đã biết những kiến thức ấy, hay đó là những nội dung không hữu ích và gần gũi với người học. Người thầy phải luôn đổi mới bài giảng cũng như phong cách đứng lớp. Như vậy, giáo viên sẽ học được từ học trò của mình rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Mối quan hệ thầy trò sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học [23, tr.15].

1.2.7.5. Lợi ích của phương pháp dạy học tích cực đối với học sinh

Khi giáo viên dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực, học sinh thấy mình được học chứ không phải bị học. HS được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm không chỉ từ GV mà còn từ chính các bạn trong lớp. HS hạnh phúc khi được học, được sáng tạo, được

thể hiện. Nhờ học theo hướng tích cực mà HS ghi nhớ sâu kiến thức và tăng khả năng áp dụng vào thực tế so với cách học thụ động.

Dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực chính là tìm tòi cách giúp HS được chủ động trong việc học, HS được làm việc, được tìm tòi khám phá. Và chỉ khi HS được tự khám phá kiến thức, tự học và tự bổ sung cho nhau thì kiến thức mới trở thành tri thức của người học. Sự chủ động trong việc học giúp HS tự tin vào bản thân mình. Charles Handy, nhà triết lý kinh doanh nổi tiếng người Anh đã nói: “Để làm cho tương lai trở thành hiện thực, chúng ta cần phải tự tin và tin tưởng vào giá trị của chính mình. Đó là điều mà các trường học phải dạy cho mọi người” [23, tr.16].

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo nhóm chương Hạt nhân nguyên tử Vật lý 12 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)