Tìm hiểu thực trạng tổ chức dạy học theo nhóm chương “Hạt nhân nguyên tử” - Vật lí 12 cơ bản tại các trường THPT hiện nay

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo nhóm chương Hạt nhân nguyên tử Vật lý 12 (Trang 68 - 72)

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM CHƯƠNG “HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ” VẬT LÝ 12 CƠ BẢN

2.1. Tìm hiểu thực trạng tổ chức dạy học theo nhóm chương “Hạt nhân nguyên tử” - Vật lí 12 cơ bản tại các trường THPT hiện nay

2.1.1. Mục tiêu điều tra

- Tìm hiểu mức độ hiểu, biết, sử dụng phương pháp dạy học nhóm của GVBM Vật lí ở các trường THPT.

- Tìm hiểu ý kiến của GV về ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học nhóm.

- Tìm hiểu những hiệu quả giáo dục mà phương pháp dạy học nhóm đem lại.

2.1.2. Đối tượng điều tra

- Tiến hành điều tra 24 GV Vật lí ở các trường THPT Lương Thế Vinh (Tỉnh Đồng Nai), THPT Tiền Giang (Tỉnh Tiền Giang), THPT Nguyễn Thị Diệu, THPT Hàn Thuyên và THPT Quốc Văn Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh)

- Thời gian điều tra từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015 - Nội dung phiếu điều tra (phụ lục 1).

2.1.3. Kết quả điều tra

Bảng 2.1. Mức độ sử dụng các PPDH trong dạy học Vật lí ở trường THPT.

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Mức độ sử dụng Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Chưa từng

Thuyết trình 64,28% 21,43% 14,29% 0%

Đàm thoại (Phỏng vấn) 57,14% 35,71% 0% 7,15%

Ngoại khoá 0% 14,29% 28,57% 57,14%

Nêu và giải quyết vấn đề 57,14% 21,43% 21,43% 0%

Dạy học theo dự án 0% 7,15% 35,71% 57,14%

Tổ chức dạy học theo nhóm 28,57% 28,57% 35,71% 7,15%

- Qua kết quả thu được ở bảng 2.1, ta nhận thấy các PPDH truyền thống được sử dụng thường xuyên, tổ chức dạy học theo nhóm đã được GV quan tâm, nhưng tỉ lệ sử dụng thường xuyên còn thấp.

Bảng 2.2. Mức độ hiểu biết của GV về tổ chức dạy học theo nhóm.

Mức độ hiểu biết Số lượng Phần trăm

Chưa từng nghe 0 0%

Có nghe qua nhưng chưa áp dụng 5 20,83%

Đã vận dụng nhưng chưa hiệu quả 12 50,00%

Đã vận dụng và đạt hiệu quả 7 29,17%

- Qua kết quả điều tra ở bảng 2.2, ta nhận thấy đa số GV đều biết và vận dụng việc tổ chức dạy học nhóm, nhưng mức độ hiểu rõ và vận dụng hiệu quả PP này là không nhiều, chứng tỏ GV biết về dạy học nhóm thông qua các nguồn tài liệu tham khảo nhưng có thể chưa áp dụng đúng quy trình.

Bảng 2.3. Mức độ sử dụng các hình thức hoạt động khi GV tổ chức dạy học nhóm

HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG Mức độ sử dụng

Thường xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Chưa từng - Cả nhóm cùng giải quyết chung một

nhiệm vụ học tập 64,28% 28,57% 7,15% 0%

- Mỗi nhóm chuẩn bị nhiệm vụ học tập ở nhà, sau đó đại diện lên báo cáo trước lớp

50,00% 35,71% 14,29% 0%

- Sử dụng phiếu học tập cho mỗi nhóm 28,57% 28,57% 35,71% 7,15%

- Tổ chức trò chơi có nội dung về học

tập giữa các nhóm 21,43% 14,29% 42,85% 21,43%

- Mỗi học sinh tìm hiểu một nội dung rồi truyền đạt lại cho nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập

35,71% 14,29% 21,43% 28,57%

- Với kết quả ở bảng 2.3 cho ta thấy GV tổ chức hoạt động nhóm thường có hình thức đơn giản là sử dụng phiếu học tập và tất cả HS đều giải quyết chung một nội dung. Các hình thức hoạt động phức tạp ít được GV sử dụng, điều này dẫn đến việc áp dụng tổ chức dạy học nhóm dễ gây nhàm chán cho HS và hiện tượng “ăn theo” của HS.

Bảng 2.4. Những hạn chế GV thường gặp khi tổ chức dạy học nhóm

Khó khăn Phần trăm

- Giáo viên tốn nhiều công sức và thời gian chuẩn bị 42,85%

- Lớp học dễ mất trật tự, học sinh không tập trung làm việc nhóm 64,28%

- Học sinh không thích học tập theo nhóm 7,15%

- Lớp học có số lượng đông, khó khăn khi sắp xếp chỗ ngồi cho các

nhóm 57,14%

- Trình độ và sự tích cực của học sinh trong nhóm không đồng đều nhau 92,85%

- Học sinh khá giỏi có những suy nghĩ chệch hướng bài học mà giáo

viên chưa chuẩn bị 7,15%

Dễ gây mâu thuẫn, phân biệt giữa học sinh trong quá trình làm việc

nhóm 21,43%

Tiết học phải kéo dài hơn ảnh hưởng đến phân phối chương trình 71,43%

- Hầu hết GV đều cho rằng khó khăn nhất khi áp dụng PPDH hợp tác là trình độ và sự tích cực của học sinh trong nhóm không đồng đều nhau, tiếp theo là thời gian tiết học không đủ để thực hiện hết các hoạt động. Việc bố trí bàn ghế lớp học là một trở ngại lớn, cũng như sĩ số lớp học đông khi HS phải di chuyển trong giờ học.

Bảng 2.5. Ý kiến của GV về hiệu quả của dạy học nhóm đem lại cho HS

HIỆU QUẢ GIÁO DỤC

Mức độ hiệu quả Không

Ít Trung

Bình Nhiều Rèn luyện khả năng giao tiếp, ứng xử 0% 0% 28,57% 71,43%

Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích 0% 21,43% 21,43% 57,14%

Rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề 0% 0% 14,29% 85,71%

Phát triển năng lực, tư duy sáng tạo 0% 7,15% 35,71% 57,14%

Rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác 0% 0% 7,15% 92,85%

Nâng cao tính tích cực trong học tập 0% 0% 28,57% 71,43%

Phát triển năng lực xã hội

(tự tin hơn, biết giúp đỡ nhau,…) 0% 0% 35,71% 64,29%

Nâng cao kết quả trong học tập 0% 21,43% 21,43% 57,14%

- Với số liệu ở bảng 2.5, ta nhận thấy đa số GV đều đánh giá cao hiệu quả mà dạy học nhóm mang lại cho HS, ngoài hiệu quả mang đến tính tích cực trong học tập, PP còn tạo điều kiện cho HS hình thành và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng làm việc hợp tác, phát triển năng lực tư duy sáng tạo.

Kết luận: Dựa vào kết quả của quá trình điều tra tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học nhóm đều được các GV công nhận là PPDH có nhiều ưu điểm, mang lại hiệu quả giáo dục. Ngoài việc truyền thụ kiến thức cho HS, PP này còn giúp cho HS hình thành và phát triển các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Khi được hỏi, các GV đều đồng ý muốn và tiếp tục sử dụng dạy học nhóm trong quá trình dạy học của mình trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chương trình còn nặng về lí thuyết, thời gian tiết học và nội dung chương trình chưa hợp lý với nhau, việc dạy học còn nặng nề về tính thi cử nên việc sử dụng dạy học nhóm còn hạn chế và nhiều khó khăn.

2.1.4. Những khó khăn khi dạy và học chương “Hạt nhân nguyên tử”

- Qua trao đổi ý kiến với một số GV, HS và thực tế dạy học người nghiên cứu nhận thấy kiến thức của phần hạt nhân nguyên tử rất trừu tượng, sử dụng nhiều kiến thức toán học, không thể cảm nhận bằng các giác quan, cũng như không có thí nghiệm trực quan để quan sát.

- Phần kiến thức hạt nhân nguyên tử có vai trò to lớn vào việc phát triển Vật lí hiện đại, nó gắn liền với các ngành khoa học kỹ thuật và đời sống con người nhưng khi giảng dạy thì GV chưa thật sự quan tâm đến ứng dụng to lớn của nó. Do đó làm HS chưa nhận thức hết được mục đích của việc học phần kiến thức hạt nhân nguyên tử.

- Mặt khác phần kiến thức này nằm cuối chương trình, không có bài kiểm tra đánh giá chất lượng vì đã cuối năm, thêm nữa là phần kiến thức này trong những năm trước đây cũng có rất ít trong các đề thi nên cả GV và HS thường không chú trọng đến.

Dẫn đến chất lượng học tập môn Vật lí ở chương hạt nhân nguyên tử không tốt.

2.1.5. Biện pháp khắc phục khó khăn khi dạy chương “Hạt nhân nguyên tử”

Để có thể khắc phục những khó khăn đã nêu ở trên khi dạy chương “Hạt nhân nguyên tử” người nghiên cứu xây dựng tiến trình dạy học chương “Hạt nhân nguyên tử” theo hình thức tổ chức dạy học theo nhóm nhằm phát huy tính tích cực và góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS. Trong quá trình tổ chức dạy học theo nhóm

người nghiên cứu sẽ khắc phục việc dạy học thông báo một chiều bằng cách cho HS tự giải quyết vấn đề, phù hợp với năng lực của bản thân và của nhóm. Người nghiên cứu sẽ đưa các hình ảnh, các video clip mô phỏng vào tiến trình dạy học để HS có cái nhìn trực quan hơn. Thông qua nhóm của mình, HS sẽ được tìm hiểu ứng dụng của nội dung kiến thức hạt nhân nguyên tử vào các ngành khoa học kỹ thuật và đời sống.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo nhóm chương Hạt nhân nguyên tử Vật lý 12 (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)