Đặc trưng của dạy học theo nhóm

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo nhóm chương Hạt nhân nguyên tử Vật lý 12 (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM

1.3.2. Đặc trưng của dạy học theo nhóm

1.3.2.1. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học

Trước hết người nghiên cứu cần làm rõ khái niệm cũng như các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học.

a. Phương pháp dạy học

- Theo nghĩa rộng: “Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức, thông qua đó và bằng cách đó giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể.”

- Theo nghĩa hẹp: “Phương pháp dạy học (cụ thể) là những cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu DH xác định, phù hợp với những nội dung và những điều kiện DH cụ thể.

Theo tài liệu “Cơ sở đổi mới phương pháp dạy học”, tác giả Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường có nêu sơ đồ mô hình cấu trúc hai mặt của PPDH như sau:

PPDH

MẶT BÊN NGOÀI MẶT BÊN TRONG

CÁC HT CƠ BẢN

DH thông báo

Cùng làm việc

Làm việc tự lực

DH toàn lớp

DH nhóm

DH nhóm đôi

cá thể DH CÁC HT

HỢP TÁC TIẾN TRÌNH DH

Nhập đề

Làm việc với tài liệu

Ứng dụng

Củng cố

Kiểm tra

CÁC PP LOGIC

Phân tích

Tổng hợp

So sánh

…………..

KIỂU PHƯƠNG PHÁP

Giải thích

Làm mẫu

Khám phá GQVĐ-

NC

…………

Như vậy theo nghĩa rộng thì phương pháp dạy học bao gồm cả hình thức tổ chức dạy học. PPDH có một số dấu hiệu đặc trưng như sau:

• PPDH được định hướng bởi mục đích dạy học. Bất kỳ PPDH nào cũng phải nhằm đến một mục đích nhất định. Mục đích là yếu tố quan trọng mà dựa vào đó mới có thể xây dựng những hệ thống thao tác nhất định.

• PPDH là sự thống nhất của PP dạy và PP học

• PPDH thực hiện thống nhất chức năng đào tạo và giáo dục

• PPDH là sự thống nhất của lôgic nội dung dạy học và lôgic tâm lý nhận thức.

• PPDH có mặt bên ngoài và bên trong; PPDH có mặt khách quan và mặt chủ quan.

• PPDH là sự thống nhất của cách thức hành động và phương tiện dạy học.

Hình 1.1. Mô hình cấu trúc hai mặt của phương pháp dạy học

b. Hình thức tổ chức dạy học

Hình thức tổ chức dạy học là sự biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp chặt chẽ giữa GV và HS, được tiến hành theo một trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Trong một HTTCDH có thể sử dụng nhiều PPDH cụ thể và nhiều hình thức xã hội (hình thức hợp tác). Theo tài liệu “Cơ sở đổi mới phương pháp dạy học”, tác giả Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường có nêu cấu trúc của các hình thức tổ chức dạy học theo sơ đồ sau:

Như vậy HTTCDH bao gồm cả những phương pháp dạy học cụ thể. HTTCDH có một số dấu hiệu đặc trưng như sau:

• Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học có tính chất tập thể hay cá nhân, phối hợp hay hoạt động chủ yếu thuộc về một phía nào đó (từ đó có các hình thức tổ chức dạy học cá nhân, dạy học nhóm, dạy học tập thể).

• Phương thức tổ chức, điều khiển của GV và mức độ hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo của HS (từ đó có các hình thức tổ chức dạy học lớp - bài, thảo luận, xêmina, phụ đạo, tự học, nghiên cứu khoa học).

CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

BÀI GIẢNG (DIỄN GIẢNG)

CÁC HÌNH THỨC XÃ HỘI

THẢO LUẬN

LUYỆN TẬP

THỰC HÀNH

THAM QUAN

………

DH TOÀN LỚP

DH NHÓM DH NHÓM ĐÔI

DH CÁ NHÂN CÁC PHƯƠNG PHÁP

DẠY HỌC

Hình 1.2. Cấu trúc của hình thức tổ chức dạy học

• Cách sắp xếp, cấu trúc các yếu tố trong quá trình dạy học thành một thể hoàn chỉnh, chặt chẽ phù hợp với mục đích sư phạm (các khâu, các hoạt động, các bước tiến hành theo quy định của nội dung chương trình, thời khoá biểu một cách nghiêm ngặt, trình tự công việc của GV và HS được quy định cụ thể…)

• Địa điểm, thời gian học tập…(từ đó có các hình thức tổ chức dạy học ở nhà, học tại lớp, học trong phòng thí nghiệm, học tại vườn trường, tham quan, ngoại khoá, dạy học lớp ghép, dạy học từ xa…)

• Trong khi tiến hành các hình thức tổ chức dạy học có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.

1.3.2.2. Dấu hiệu đặc trưng của dạy học nhóm

Theo tác giả Hà Thị Đức, các dấu hiệu cho thấy dạy học nhóm thuộc phạm trù phương pháp dạy học là:

• Phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của HS nhằm đạt đến mục đích học tập.

• Phản ánh cách thức điều khiển hoạt động nhận thức của GV đối với HS.

• Phản ánh cách thức trao đổi thông tin giữa thầy và trò.

• Phản ánh sự vận động của nội dung học tập đã được quy định [20, tr.25].

Các dấu hiệu cho thấy dạy học nhóm thuộc phạm trù hình thức tổ chức dạy học là:

• Hình thức làm việc của thầy và trò trong điều kiện lớp học được chia thành nhiều nhóm nhỏ.

• Cách sắp xếp, tổ chức các yếu tố cấu thành quá trình dạy học trở nên một chỉnh thể chặt chẽ, phù hợp với mục, nội dung, phương pháp dạy học.

• Được tiến hành trong không gian và thời gian xác định [20, tr.25].

Do vậy, tác giả Hà Thị Đức cho rằng dạy học theo nhóm thuộc phần giao nhau giữa phạm trù phương pháp và phạm trù hình thức tổ chức dạy học.

Dựa vào các cơ sở lý luận đã nêu ở trên và phạm vi của đề tài, trong luận văn

Hình 1.3. Vị trí giao nhau giữa PPDH và HTTCDH

PPDH DHTN HTTCDH

này người nghiên cứu quan niệm dạy học nhóm thuộc phạm trù hình thức tổ chức dạy học.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo nhóm chương Hạt nhân nguyên tử Vật lý 12 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)