1.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
1.2.3. Phân tích quy mô và chính sách quản lý vốn
Theo vai trò và tính chất luân chuyển vốn thì vốn được chia làm 2 loại là vốn cố định và vốn lưu động, tỷ trọng của VCĐ và VLĐ được phân ra rõ rệt, giúp chủ doanh nghiệp nhìn nhận và đưa ra các biện pháp cơ cấu sao cho VCĐ không bị ứ động, VLĐ không thiếu hoặc có khả năng thanh toán cao.
Tỷ trọng vốn cố định: Cho biết trong tổng số nguồn vốn thì có bao nhiêu phần trăm là vốn cố định đầu tư vào doanh nghiệp như các tài sản dài hạn, nhà xưởng, phương tiện vận tải,... Tỷ trọng này càng cao càng tốt vì nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tuy nhiên kết cấu vốn cố định giữa các ngành sản xuất thì không giống nhau, sự khác nhau hay sự biến động về kết cấu của mỗi doanh nghiệp trong các thời kỳ phụ thuộc vào các nhân tố như: Khả năng tiêu
thụ sản phẩm trên thị trường, khả năng thu hút vốn đầu tư, phương hướng mục tiêu sản xuất kinh doanh, trình độ trang bị kỹ thuật, quy mô sản xuất. Việc phân loại và phân tích tình hình kết cấu của chúng là một căn cứ quan trọng để xem xét quyết định đầu tư cũng như giúp cho việc tính toán chính xác khấu hao.
Một là, phải đạt được về mặt giá trị đến một mức độ nhất định (ví dụ hiện nay giá trị của nó phải lớn hơn hoặc bằng 30 triệu đồng). Hai là, thời gian sử dụng phải từ trên 1 năm trở lên. Với những tiêu chuẩn như vậy thì hoàn toàn bình thường với đặc điểm hình thái vật chất của tài sản cố định giữ nguyên trong thời gian dài. Tài sản cố định thường được sử dụng nhiều lần, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và chỉ tăng lên khi có xây dựng cơ bản mới hoặc mua sắm.
Cơ cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá của một loài TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Cơ cấu TSCĐ của các doanh nghiệp thì không giống nhau. Cơ cấu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trang bị kỹ thuật, quy mô sản xuất, loại hình kinh doanh, tình hình tài chính. Thậm chí giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành cũng có trường hợp không giống nhau do đặc thù riêng của từng doanh nghiệp.
Phân tích tình hình cơ cấu của TSCĐ là một căn cứ quan trọng để xem xét quyết định đầu tư, đổi mới TSCĐ, hiện đại hóa những TSCĐ lạc hậu, tăng tỷ trọng những bộ phận TSCĐ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến năng suất lao động của doanh nghiệp và tính cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ tung ra thị trường.
Cơ cấu vốn lưu động là tỷ trọng giữ từng bộ phận VLĐ trên tổng số VLĐ của doanh nghiệp. Do VLĐ được phân bổ ở cả 3 khâu của quá trình sản xuất kinh doanh nên nhìn chung có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu VLĐ đó là:
Nhóm nhân tố về cung ứng tiêu thụ: Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường cần rất nhiều vật tư, hàng hoá và do nhiều đơn vị cung cấp khác nhau.
Nếu đơn vị cung ứng vật tư, hàng hoá càng nhiều, càng gần thì vốn dự trữ càng ít. Ngoài ra trong điều kiện tiêu thụ sản phẩm cũng có ảnh hưởng nhất định đến cơ cấu vốn lưu động. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm mỗi lần nhiều hay ít, khoảng cách giữa
doanh nghiệp với đơn vị mua hàng dài hay ngắn đều trực tiếp ảnh hưởng tới cơ cấu vốn lưu động
Nhóm nhân tố về mặt thanh toán: Sử dụng thể thức thanh toán khác nhau thì vốn chiếm dụng trong quá trình thanh toán cũng khác nhau. Do đó nó ảnh hưởng đến việc tăng giảm vốn lưu động chiếm dụng ở khâu này
1.2.3.2. Phân tích vốn kinh doanh theo nguồn hình thành
Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức mà còn tác động tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp đó trong môi trường cạnh tranh.
Tỷ trọng nợ: Phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm số vốn của doanh nghiệp, hay trong tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần trăm được hình thành từ nợ phải trả. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành. Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản. Hiện tại ở Việt Nam chưa xây dựng được chỉ số trung bình ngành vì thế các nhà phân tích vẫn so sánh chỉ số nợ này qua vài năm.
Nợ và vốn chủ sở hữu còn là sự kết hợp dùng để chỉ đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó.
Sự thành công hay thất bại này tuỳ thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại khi lựa chọn cơ cấu tài chính. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng.
Vì lãi vay phải trả không đổi khi sản lượng thay đổi, do đó đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ cao, và ngược lại đòn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp. Những doanh nghiệp không mắc nợ (tỷ số bằng không) sẽ không có đòn bẩy tài chính. Như vậy, đòn bẩy tài chính đặt trọng
tâm vào tỷ số nợ. Khi đòn bẩy tài chính cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng làm thay đổi lớn tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ rất nhạy cảm với lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Về thực chất, đòn bẩy tài chính phản ánh sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ trước sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Như vậy, độ lớn của đòn bẩy tài chính được xem như là tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Vì thế công thức độ lớn đòn bẩy tài chính được sử dụng:
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu: Cho biết vốn CSH chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức tự tài trợ của công ty càng tốt bởi hầu hết tài sản mà công ty hiện có không phải đi vay mượn mà đầu tư bằng nguồn vốn của mình. Việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn phản ánh sự thay đổi trong khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, công ty có thể đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố như loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Tuy nhiên tỷ lệ này thông thường ở mức 60/40 được cho là an toàn tài chính mà chủ nợ dễ chấp nhận. Nghĩa là doanh nghiệp có hệ số nợ là 60%.
Vì nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn là nợ phải trả và VCSH nên hệ số nợ có thể được biểu thị qua công thức:
1.2.3.3. Phân tích chính sách quản lý vốn
Nguyên tắc tài trợ: Huy động nguồn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, huy động nguồn dài hạn để tài trợ cho nguồn dài hạn. Có 3 chính sách quản lý vốn trong doanh nghiệp: Chiến lược mạo hiểm, chiến lược thận trọng và chiến lược dung hòa.
Chiến lƣợc mạo hiểm: Dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Khi đó tài sản ngắn hạn được duy trì ở mức thấp tương đương với tiền, hàng tồn kho, phải thu khách hàng ở mức thấp nên các khoản chi phí về lưu kho, chi
phí duy trì chính sách tín dụng và chi phí cơ hội được giảm tối đa từ đó lợi nhuận thu được sẽ tăng lên. Tuy nhiên lợi nhuận tăng đồng nghĩa với việc rủi ro cũng tăng theo như dự trữ hàng tồn kho ở mức thấp có thể dẫn tới tình trạng không đủ hàng để cung cấp từ đó làm mất khách hàng dần dần dẫn đến mất các cơ hội làm ăn lớn,…). Bên cạnh đó, khi công ty sử dụng chiến lược mạo hiểm thì nguồn vốn ngắn hạn ở mức cao.
Chi phí của nguồn vốn ngắn hạn thường thấp hơn so với nguồn vốn dài hạn nhưng công ty sẽ luôn phải chịu áp lực về việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Rủi ro mà công ty có thể gặp phải là chưa thu hồi kịp vốn để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn.
Chiến lƣợc thận trọng: Dùng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSNH. Chiến lược này là sự kết hợp giữa chính sách quản lý tài sản thận trọng và quản lý nguồn vốn thận trọng. Khi đó tài sản ngắn hạn và nợ dài hạn sẽ ở mức cao.
Chính sách này có độ an toàn cao vì công ty sử dụng vốn dài hạn có mức độ ổn định cao để tài trợ cho những tài sản ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh. Các khoản tài trợ này có thời gian hoàn trả trong thời gian dài vì vậy mà công ty không chịu áp lực về vấn đề trả nợ hàng kỳ đồng thời công ty có thể có lợi nhuận và thu hồi được vốn trước khi phải thanh toán cho các khoản nợ nên những khoản lợi nhuận và vốn đã thu hồi được công ty có thể tiếp tục tái đầu tư. Tuy nhiên chi phí sử dụng vốn của nguồn tài trợ dài hạn này lại cao hơn và công ty cũng phải gánh chịu thêm những chi phí khác như chi phí lưu kho, chi phí cơ hội do dự trữ lượng lớn tiền mặt…làm giảm lợi nhuận thu được của công ty.
Chiến lƣợc dung hòa: Ngoài 2 chính sách cấp tiến và thận trọng thì khi kết hợp sẽ có thêm 1 chính sách nữa là chính sách dung hòa. Nếu doanh nghiệp theo đuổi chính sách quản lý vốn dung hòa nghĩa là doanh nghiệp tuân thủ nguyên tắc tài trợ (phù hợp hay tương thích). Ở chiến lược này thì công ty sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn, dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Đây là chiến lược được coi là nguyên tắc chủ đạo áp dụng trong chính sách quản lý vốn vì khi đó công ty sử dụng đúng nguồn tài trợ cho các loại tài sản. Nhờ đó chi phí sẽ giảm mà vẫn đảm bảo được tính an toàn cho công ty, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.