Phân tích quy mô cơ cấu vốn theo tính chất luân chuyển

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông long an (Trang 42 - 48)

2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần tƣ vấn xây dựng giao thông Long An

2.2.1. Phân tích quy mô cơ cấu vốn theo tính chất luân chuyển

Nguồn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Giao Thông Long An Kết quả phân tích cho thấy được tổng nguồn vốn của công ty năm 2018 chênh lệch khá lớn so với 2 năm trước. Tổng nguồn vốn của công ty trong 2 năm 2016 và 2017 dường như không có biến động chỉ xấp xỉ hơn 23 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2018 thì tổng nguồn vốn của công ty tăng lên đến gần 31,6 tỷ đồng. Sự gia tăng khá lớn này là do trong năm 2018 các khoản: nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đều tăng lên khá mạnh mẽ. Điều này chứng tỏ năm 2018 tình hình kinh doanh của công ty tốt lên rất nhiều. Công ty đã huy động được một nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu mở rộng và đẩy mạnh hoạt động SXKD của mình.

Hình 2.3. Cơ cấu vốn lưu động của công ty của Công ty giai đoạn 2016 – 2018

Nguồn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Giao Thông Long An Nhìn vào Hình 2.3 trên ta thấy tỷ trọng tài sản lưu động và tài sản cố định của công ty có sự chênh lệch quá lớn. Tài sản lưu động chiếm gần tối đa tổng tài sản của công ty. Như ta đã biết đặc điểm riêng có của ngành xây dựng – thương mại là chu kỳ

kinh doanh dài, tổ chức sản xuất theo kiểu dự án, quy trình sản xuất không đồng bộ.

Hơn thế nữa sản phẩm dở dang có giá trị lớn, dự trữ nguyên vật liệu nhiều do vậy nhu cầu về vốn lưu động là rất lớn. Mặt khác không thể doanh nghiệp nào cũng cũng có thể đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh cho các công trình xây dựng của mình bằng nguồn vốn tự có. Đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng thêm vào đó là chi phí sử dụng vốn tự có thường lớn hơn là vốn vay, vì vậy việc huy động vốn phù hợp với công ty của mình từ các nguồn vốn khác nhau là một đầu tư tất yếu, đòi hỏi các nhà quản trị tài chính phải có cái nhìn đúng đắn. Để hiểu rõ hơn về tình hình tài sản lưu động và tài sản cố định của công ty biến động như thế nào thì ta đi phân tích bảng cân đối kế toán.

Bảng 2.2. Cơ cấu vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2016

A – TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền III. Các khoản

phải thu ngắn hạn 1. Phải thu của

khách hàng 2. Trả trước cho người bán IV. Hàng tồn

kho 1. Hàng tồn

kho V. Tài sản NH

khác

Nguồn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Giao Thông Long An Nhìn vào bảng cơ cấu vốn lưu động của công ty năm 2016 – 2018 cho ta thấy tổng tài sản ngắn hạn đều tăng trong năm 2017 và giảm năm 2018. Năm 2018 công ty có sự biến động mạnh trong cơ cấu tổng tài sản phản ánh mức biến động của tiền, các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn khác.

Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2017 chiếm 9.379 triệu đồng giảm 2.199 triệu đồng, tương ứng giảm 18.99% so với năm 2016. Sang năm 2018 đạt mức

Điều này thể hiện năm 2017 và 2018 công ty đã không dự trữ tiền mặt nhiều bằng năm

2016. Đây là một điểm tốt đối với công ty, công ty không nên giữ nhiều tiền mặt vì sẽ lãng phí, tránh được tình trạng vay về để đấy mà phải trả lãi cho ngân hàng, trả lãi cho đối tượng cho vay ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty do phải trả lãi nhiều hơn. Và như vậy thể hiện vòng quay của vốn trong công ty có hiệu quả, lượng vốn nhàn rỗi của công ty là thấp.

Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2017 chiếm 2.898 triệu đồng tăng 276 triệu đồng, tương ứng tăng 10.56% so với năm 2016. Sang năm 2018 tiếp tục tăng lên đạt mức 5.678 triệu đồng tăng 2.779 triệu đồng, tương ứng tăng 95.88% so với năm trước.

Sự gia tăng của khoản phải thu ngắn hạn này nó bao gồm các khoản: Phải thu của khách hàng và Trả trước cho người bán.

Phải thu của khách hàng: Năm 2017 giảm 30 triệu đồng, tương ứng giảm 1.57% so với năm 2016. Nhưng đến năm 2018 khoản này lại tăng 2.713 triệu đồng, tương ứng tăng 142.3%. Năm 2017 khoản phải thu khách hàng của công ty giảm thể hiện công ty đã có những chính sách thắt chặt hơn để giảm thiểu rủi ro. Tránh việc những khoản nợ quá lớn, khó đòi trở thành nợ xấu của công ty sẽ ảnh hưởng đến vòng quay vốn của công ty. Nhưng đến năm 2018 khoản này lại tăng mạnh đây là một điều bất lợi cho công ty, nó chứng tỏ công ty đã và đang ngày càng bị chiếm dụng vốn nhiều hơn. Điều này sẽ làm cho công ty tạm thời thiếu vốn lưu động để tiến hành hoạt động kinh doanh. Muốn đảm bảo cho quá trình SXKD của mình được liên tục đòi hỏi công ty phải đi vay vốn, phải trả lãi trong khi đó số tiền khách hàng chịu thì công ty lại không thu được lãi. Đây là một trong những vấn đề đòi hỏi công ty cần quan tâm và quản lý chặt hơn tránh tình trạng không tốt như: Nợ khó đòi, nợ không có khả năng trả, rủi ro trong kinh doanh, rủi ro về tài chính của công ty.

Hàng tồn kho: Năm 2017 là 8.891 triệu đồng tăng 1.802 triệu đồng, tương ứng tăng 25.42% so với năm 2016. Nhưng đến năm 2018 thì lượng hàng tồn kho của công ty tăng khá cao chiếm 10.758 triệu đồng tăng 1.867 triệu đồng, tương ứng tăng 21.01%

so với năm 2017. Đối với hàng tồn kho dự trữ là nhu cầu thường xuyên đối với các đơn vị kinh doanh nhưng dự trữ ở mức nào là hợp lý đó mới là quan trọng: nguồn dự trữ lớn sẽ làm cho vốn tăng lên, hàng hoá ứ đọng, dư thừa … gây khó khăn trong kinh doanh, nhưng nếu dự trữ thấp sẽ gây thiếu hụt, tắc nghẽn trong khâu sản xuất mà đặc điểm của công ty lại là chuyên về xây dựng các công trình nên nó phụ thuộc theo mùa

vụ xây dựng. Vì vậy, dự trữ tài sản lưu động phải điều hoà sao cho vừa đảm bảo yêu cầu kinh doanh được tiến hành liên tục, vừa đảm bảo tính tiết kiệm vốn, tránh tình trạng dư thừa, ứ đọng lãng phí.

Nhìn kết quả trên ta có thể thấy được cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty trong 3 năm 2016 – 2018 có sự chênh lệch khá lớn trong các khoản mục. Trong cả 3 năm thì

khoản phải thu ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn cụ thể năm 2018 khoản mục này là 10.758 triệu đồng, xấp xỉ 30%. Trong khi đó tổng tài sản ngắn hạn của công ty chiếm 28.737 triệu đồng. Năm 2016 và 2017 thì tỷ trọng này còn cao hơn nữa chiếm xấp xỉ ắ tổng tài sản ngắn hạn. Cụ thể: Năm 2016 cỏc khoản phải thu ngắn hạn chiếm 7.088 triệu đồng trong tổng tài sản ngắn hạn là 21.289 triệu đồng. Năm 2017 đạt mức 18.8911.956 triệu đồng trong tổng tài sản ngắn hạn là 21.169 triệu đồng. Ngược lại, thì các khoản tiền và hàng tồn kho thì lại chiếm tỷ trọng nhỏ. Cả 2 khoản đều có xu hướng tăng lên ở năm 2017 và 2018. Cụ thể: Các khoản tiền trong năm 2016 là 11.578 triệu đồng, xấp xỉ hơn 1/2 tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Đến năm 2017 thì khoản này tăng 2.199 triệu đồng và tăng năm 2018 đạt 2.920 triệu đồng.

Bảng 2.3. Cơ cấu vốn cố định của Công ty giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2016

B. Tài sản dài hạn I.Tài sản cố

định 1. Nguyên giá

2. Giá trị hao mòn luỹ kế

Nguồn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Giao Thông Long An Từ bảng tính vốn cố định của công ty cho ta thấy tài sản dài hạn của công ty chỉ bao gồm tài sản cố định và có nhiều thay đổi trong 3 năm 2016 – 2018. Cụ thể:

Tài sản dài hạn: Năm 2017 là 4.002 triệu đồng tăng 1.532 triệu đồng, tương ứng tăng 62.04% so với năm 2016. Điều này thể hiện trong năm 2017 công ty đã cố gắng đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình thi công công trình. Đối với

cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Nếu công ty không chủ động đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị thì chắc chắn sẽ bị thua kém

trong cạnh tranh. Đây là chiến lược lâu dài nên công ty cần có phương hướng đầu tư đúng đắn. Tuy nhiên, cần phải xem xét hiệu quả của sự đầu tư mang lại, công ty mua sắm TSCĐ cần phải dựa trên khả năng hiện có của mình về lao động, khả năng tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng suất nhằm tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Đến năm 2018 khoản mục này đạt mức 2.886 triệu đồng giảm 1.115 triệu đồng, tương ứng giảm 27.9% so với năm 2017. Điều này thể hiện trong năm 2018 công ty đã nhượng bán và thanh lý bớt tài sản cố định hư hỏng, lạc hậu không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dẫn đến làm giảm lượng tài sản cố định.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông long an (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w