Phân tích quy mô và cơ cấu vốn theo nguồn hình thành

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông long an (Trang 48 - 52)

2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần tƣ vấn xây dựng giao thông Long An

2.2.2. Phân tích quy mô và cơ cấu vốn theo nguồn hình thành

Cơ cấu vốn của công ty theo nguồn hình thành thì có vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, ta có thể thấy được tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty qua các năm thì có sự biến động lớn. Nhưng tỷ trọng nợ phải trả trong cả 3 năm trên thì đều lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu, cụ thể: năm 2016 vốn chủ sở hữu của công ty chỉ chiếm gần 26% còn nợ phải trả chiếm khoảng 74%tổng nguồn vốn. Năm 2017 vốn chủ sở hữu chiếm chỉ khoảng 8%, còn nợ phải trả chiếm khoảng 92%. Sang đến năm 2018 thì chênh lệch này còn rõ rệt hơn, lúc này vốn chủ sở hữu tăng lên 45% còn nợ phải trả là 55%. Từ đây ta có thể thấy doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao vì phải trả các khoản nợ khi đến kỳ thanh toán. Đặc biệt trong điều kiện thị trường biến động như hiện nay thì tỷ lệ lãi suất ngân hàng có nhiều thay đổi và ngày càng tăng dẫn đến doanh nghiệp càng gặp khó khăn hơn. Công ty phải thay đổi để đưa ra các chính sách quản lý vốn phù hợp hơn để giảm thiểu rủi ro cho công ty, tối đa hóa lợi nhuận và giảm được các khoản chi phí như: chi phí lãi vay, chi phí cơ hội,… Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được cấu thành bởi hai bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động. Xác định cơ cấu vốn là yếu tố quan trọng, nó thể hiện trình độ quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về tình hình nợ và vốn chủ sở hữu của công ty thì ta đi phân tích bảng cân đối kế toán.

Hình 2.4. Cơ cấu vốn của công ty theo nguồn hình thành của Công ty giai đoạn 2016 – 2018

Nguồn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Giao Thông Long An 2.2.2.1. Phân tích quy mô cơ cấu nợ phải trả của công ty

Nhìn vào bảng 2.4 ta có thể thấy được tình hình nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có rất nhiều biến động trong 3 năm 2016 - 2018

Nợ ngắn hạn: Tình hình nợ phải trả của công ty năm 2017 tăng nhẹ so với năm 2016 cụ thể tăng 6.872 triệu đồng, tương ứng tăng 40.27% so với năm 2016. Nhưng đến năm 2018 thì chỉ tiêu này lại giảm hơn 25% so với năm 2017. Cụ thể năm 2018 các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán và người mua trả tiền trước đều giảm mạnh mẽ.

Người mua trả tiền trước: Năm 2017 là 13.515 triệu đồng tăng 110 triệu đồng, tương ứng 0.82% so với năm 2016. Năm 2018 là 17.336 triệu đồng tăng 3.821 triệu đồng, tương ứng 28.27% so với năm 2017. Số lượng người mua trả tiền trước trong năm 2018 tăng đáng kể so với năm 2016 bởi do công ty đã nới lỏng tín dụng thương mại.

2.2.2.2. Phân tích quy mô cơ cấu vốn chủ sở hữu

Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Trong cả 3 năm 2016 2018 của công ty đều là 3.500.000.000 đồng và không có sự thay đổi. Điều này thể hiện công ty không bỏ thêm vốn đầu tư. Tài sản dài hạn biến động chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối thay đổi do vậy sự chênh lệch về chỉ số tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đúng bằng với chênh lệch của VCSH. Công ty cần duy trì và phát huy hơn nữa nhưng lợi thế này, để có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm phục vụ nhu cầu của xã hội.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Chỉ tiêu này của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm 2017 và 2018. Năm 2017 là 1.129 triệu đồng tăng 358 triệu đồng, tương ứng tăng 46.51% so với năm 2016. Đến năm 2018 đạt mức 1.344 triệu đồng, tương ứng tăng 19.03% so với năm 2017. Từ đây ta cũng có thể thấy vốn chủ sở hữu thay đổi chính là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối biến đổi vì vốn đầu tư của chủ sở hữu là cố định trong cả 3 năm 2016 – 2018. Sự gia tăng của chỉ tiêu này thể hiện công ty làm ăn có lãi, với chính sách chi trả cổ tức không đổi thì hoặc là các chủ đầu tư sẽ nhận được nhiều tiền hơn, hoặc là công ty sẽ dùng số lãi này để tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.4. Cơ cấu vốn của Công ty theo nguồn hình thành giai đoạn 2016 - 2018 ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2016

A – NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả cho

người bán 3. Người mua

trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp

nhà nước II. Nợ dài hạn B – VỐN CHỦ

SỞ HỮU 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu

2. LNST chưa phân phối

TỔNG NGUỒN VỐN

Nguồn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Giao Thông Long An Nhận xét: Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty ta có thể thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2017 gặp khá nhiều khó khăn. Vay ngắn hạn

tình trạng năm 2017 của công ty như vậy thì đến năm 2018, công ty đã cho thay đổi chính sách giúp công ty ổn định hơn tạo động lực để công ty phát triển vững chắc và lớn mạnh trong tương lai.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông long an (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w