CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN
1.2. Thực hiện hợp đồng
1.2.2. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
Hiện nay, BLDS 2015 không có quy định riêng về nguyên tắc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, là một trong những chế định quan trọng của luật dân sự, việc thực hiện hợp đồng cũng tuân theo những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự sau đây:
17
Thứ nhất, nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử
Bình đẳng, không phân biệt đối xử là nguyên tắc đặc thù của quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng nói riêng, cụ thể hóa quan điểm của nhà nước ta về quyền con người, quyền tự do của công dân trên mọi mặt của đời sống, xã hội. Tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định "ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đƣợc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật".
Khi tham gia quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng nói riêng, các bên không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo, địa vị xã hội, năng lực kinh tế…
trong việc lựa chọn, quyết định tham gia hợp đồng, thỏa thuận các nội dung trong hợp đồng và thực hiện hợp đồng. "Bình đẳng và không phân biệt đối xử có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế đặc quyền, đặc lợi hoặc cạnh tranh không lành mạnh khi lợi dụng sự yếu thế về kinh tế" [3]. Một hợp đồng không bảo đảm yếu tố bình đẳng có thể bị tuyên bố vô hiệu.
Thứ hai, nguyên tắc thực hiện thiện chí, trung thực
Khi tham gia hợp đồng, các bên đều mong muốn đạt đƣợc một lợi ích vật chất, tinh thần nào đó. Tuy nhiên, quan hệ hợp đồng là quan hệ pháp luật tương đối, tức quyền, lợi ích của bên này chỉ có thể đạt đƣợc nếu nhƣ bên kia thực hiện nghĩa vụ của mình. Do vậy, để quyền và lợi ích của mỗi bên đƣợc đảm bảo, không cách nào khác, mỗi bên trong hợp đồng đều phải có thái độ thiện chí, trung thực khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Sự thiện chí, trung thực phải đƣợc thể hiện ngay từ khi các bên chuẩn bị ký kết, xác lập hợp đồng. Các bên phải cho bên kia biết các thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng nhƣ tình trạng của đối tƣợng hợp đồng, khả năng thực hiện hợp đồng của bản thân… Đây chính là biểu hiện của thái độ trung thực.
Trường hợp một bên cung cấp thông tin không trung thực dẫn đến bên kia chấp thuận hợp đồng thì hợp đồng có thể vô hiệu do lừa dối. Đồng thời, nếu một bên biết đƣợc những thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không đƣợc sử dụng cho mục đích riêng.
18
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, mỗi bên không chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà còn phải quan tâm, tôn trọng đến quyền, lợi ích của đối tác. Mỗi bên phải căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh, khả năng của mình để thực hiện nghĩa vụ một cách mẫn cán, trung thực, đồng thời, phải hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ từ đó đạt đƣợc mục đích chung của hợp đồng.
Nếu nhƣ việc ký kết hợp đồng mang tính chất thời điểm thì việc thực hiện hợp đồng lại là một quá trình. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, rất nhiều yếu tố khách quan có thể xuất hiện, gây trở ngại cho các bên, đặc biệt là đối với các hợp đồng dài hạn hay các hợp đồng trong lĩnh vực có độ rủi ro cao. Trong trường hợp này, các bên tham gia hợp đồng phải cùng nhau bàn bạc, tìm cách khắc phục trên tinh thần hợp tác, từ đó tìm mọi biện pháp cần thiết để thực hiện các cam kết, thỏa thuận và hạn chế các thiệt hại gây ra cho nhau. Bên có quyền không đƣợc lợi dụng tình thế bất lợi của bên có nghĩa vụ để trục lợi cho mình, đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi để người đó vượt qua được khó khăn, thực hiện được đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình. Bên có nghĩa vụ cũng không đƣợc ỷ lại vào những khó khăn khách quan, lấy đó làm nguyên cớ để không thực hiện nghĩa vụ mà phải thi hành các biện pháp trong khả năng cho phép để khắc phục những khó khăn khách quan đó.
Thứ ba, nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng
Nhƣ đã nói, hợp đồng đƣợc ví nhƣ "luật giữa các bên", điều này có nghĩa một hợp đồng với các thỏa thuận hợp pháp sẽ đƣợc ràng buộc thực hiện bởi chính các bên tham gia hợp đồng và bởi pháp luật. Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, Nhà nước có những cơ chế đảm bảo tính an toàn và tính thực thi của các giao dịch hợp pháp đó. Trường hợp một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng, từ đó gây ra tranh chấp thì bên đó có thể phải chịu các chế tài do bên bị vi phạm đưa ra hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo quy định pháp luật. Bởi thế ngay từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng.
Thực hiện đúng hợp đồng đƣợc hiểu là bên có nghĩa vụ phải thực hiện một
19
cách đầy đủ, toàn bộ nội dung của hợp đồng. Tùy từng loại hợp đồng mà các bên đƣa ra những thỏa thuận khác nhau phù hợp với mục đích của hợp đồng, nhƣng thông thường, các bên có những thỏa thuận cơ bản sau đây:
Một là, đối tượng của hợp đồng
Đối tƣợng của hợp đồng là tài sản, hàng hóa hoặc công việc mà các bên tham gia hợp đồng tác động tới để đạt đƣợc mục đích của mình nhƣ vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản hay một công việc. Ví dụ 1: Trong hợp đồng mua bán xe máy, đối tƣợng hợp đồng là xe máy. Bên bán muốn chuyển quyền sở hữu xe để thu lại lợi nhuận, còn bên mua muốn đƣợc sở hữu xe máy đó. Ví dụ 2: Trong hợp đồng tƣ vấn pháp luật, Công ty A muốn Công ty luật B tƣ vấn cho mình về trình tự, thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong trường hợp này, đối tượng hợp đồng chính là dịch vụ tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài của Công ty luật B.
Để các bên có cơ sở thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, cũng nhƣ để hạn chế tranh chấp, các bên đều thỏa thuận cụ thể về đối tượng hợp đồng. Trường hợp đối tƣợng hợp đồng là hàng hóa, các bên cần thực hiện, giao dịch đúng hàng hóa với tên, loại, chất lƣợng, chủng loại, kích thức, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa... nhƣ đã thỏa thuận. Đối với đối tƣợng hợp đồng là một công việc thì cũng thực hiện đúng loại công việc với cách thức thực hiện, chất lƣợng, thời hạn hoàn thành… đã xác định. Trường hợp các bên không thỏa thuận cụ thể về một tiêu chí của đối tượng hợp đồng thì việc thực hiện hợp đồng sẽ đƣợc tuân theo quy định của pháp luật. Ví dụ, về chất lượng của tài sản mua bán, Khoản 2 Điều 432 BLDS quy định "trường hợp không có tiêu chuẩn về chất lƣợng của tài sản đã đƣợc công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng".
Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là tùy ý lựa chọn, các bên có thể lựa chọn một trong các đối tƣợng đã thỏa thuận để thực hiện quyền hay nghĩa vụ của mình. Ví dụ: A cho B vay 500.000 (năm trăm nghìn) đồng với thỏa thuận B
20
phải trả A trong thời hạn 07 ngày hoặc sẽ phải cấy cho B 02 sào ruộng lúa. Nhƣ vậy, hết thời hạn 07 ngày, B có quyền lựa chọn trả lại A số tiền đã vay hoặc cấy lúa cho A.
Tuy nhiên, nếu đối tƣợng của hợp đồng là vật không đƣợc phép giao dịch, công việc không đƣợc phép thực hiện hoặc vật, công việc đƣợc giao dịch, thực hiện có điều kiện nhƣng các bên chủ thể không đáp ứng đƣợc các điều kiện này thì hợp đồng đó vô hiệu. Trong trường hợp này, hợp đồng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm đƣợc xác lập; các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, trường hợp không thể hoàn trả đƣợc bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Hai là thực hiện đúng thời hạn
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng là một thời điểm hay một khoảng thời gian nhất định mà trong thời điểm hoặc khoảng thời gian đó bên có nghĩa vụ phải hoàn thành nghĩa vụ của mình nhằm thỏa mãn lợi ích của bên có quyền. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ có ý nghĩa quan trọng. Trong nhiều trường hợp, hợp đồng chỉ đáp ứng được quyền lợi cho các bên nếu nó được người có nghĩa vụ thực hiện đúng thời hạn. Đồng thời, thời hạn thực hiện nghĩa vụ còn là mốc thời gian để xác định thời hạn khởi kiện của các bên khi có tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ. Ngoài ra, thông qua thời hạn thực hiện nghĩa vụ để xem xét hành vi vi phạm và xác định trách nhiệm dân sự đối với người vi phạm nghĩa vụ.
Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của quan hệ nghĩa vụ cũng nhƣ điều kiện, hoàn cảnh của mình mà các bên có thể thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ.
Khi thời hạn đã xác định theo thỏa thuận thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn đó. Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật quy định hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền ấn định khoảng thời gian này, các bên chủ thể sẽ phải thực hiện theo. VD: Theo Điểm a Khoản 2 Điều 85 Luật Nhà ở 2014 quy định việc bảo hành đối với nhà chung cƣ thì tối thiểu là 60 tháng kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đƣa vào sử dụng.
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ
21
thì bên có nghĩa vụ sẽ đƣợc thực hiện hợp đồng vào bất cứ lúc nào khi một trong hai bên có yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các bên thực hiện nghĩa vụ thì các bên phải thông báo cho nhau biết trước một khoảng thời gian hợp lý. Ví dụ, đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi, việc thực hiện hợp đồng đƣợc Khoản 1 Điều 469 BLDS năm 2015 quy định "Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhƣng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".
Mặt khác điều kiện, nhu cầu, mục đích… của các bên trong hợp đồng có thể thay đổi trong suốt quãng thời gian thực hiện hợp đồng. Điều này có thể dẫn đến việc các bên sẽ mong muốn thực hiện hợp đồng với thời hạn thay đổi so với thỏa thuận trước đó như thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn hay hoãn thực hiện nghĩa vụ.
Bất cứ sự thay đổi nào trong hợp đồng, trong đó có thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đều có thể làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của các bên. Do vậy việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trước thời hạn, hoặc hoãn thực hiện hợp đồng chỉ có thể coi là hợp lệ nếu bên có nghĩa vụ đƣa ra đề nghị và đƣợc bên có quyền chấp thuận.
Ba là thực hiện đúng phương thức.
Phương thức là cách thức mà các bên thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật, nhƣ thực hiện nghĩa vụ một lần hay thực hiện từng phần, thực hiện tại một thời điểm cụ thể hay thực hiện theo định kỳ, thực hiện trực tiếp hay thông qua người thứ ba…
Cũng tương tự như các nội dung khác, phương thức thực hiện hợp đồng được các bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận hoặc thỏa thuận trái quy định của pháp luật thì thỏa thuận đó vô hiệu, các bên phải thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng mua 50 tấn gạo với Công ty B. Theo Hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên thì giá trị hợp đồng là 50.000 (năm mươi nghìn) Đô la Mỹ, thanh toán 01 lần, qua tài khoản, bằng tiền Đô la Mỹ tại thời điểm Công ty B giao hàng và chứng từ hàng hóa đầy đủ cho Công ty A.
22
Theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005, sửa đổi năm 2013 thì "trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam". Như vậy, theo quy định này thì thỏa thuận áp giá và thanh toán bằng tiền Đô la Mỹ giữa Công ty A và Công ty B nói trên là trái pháp luật, do vậy, nội dung này vô hiệu. Để thực hiện hợp đồng, các bên sẽ phải thỏa thuận lại bằng cách quy đổi số tiền trên ra Đồng Việt Nam để áp giá và thanh toán.
Thứ tư, nguyên tắc không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân khác
Khi giao kết hợp đồng, các bên có quyền tự do lựa chọn đối tác, lựa chọn đối tƣợng giao dịch, thỏa thuận quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, để đạt đƣợc mục đích chung, các bên phải chịu sự ràng buộc bởi các thỏa thuận đó. Tuy nhiên, mỗi cá nhân, tổ chức đều tồn tại trong lòng xã hội nên lợi ích của họ không đƣợc tách rời với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Chính bởi thế, dù các chủ thể hợp đồng có quyền tự do thỏa thuận, nhƣng các thỏa thuận đó không được trái với pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, cộng đồng, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khác. Việc thực hiện hợp đồng cũng phải đảm bảo nguyên tắc này, các bên đƣợc tự do thực hiện các thỏa thuận, cam kết của mình, nhƣng chỉ đƣợc thực hiện trong phạm vi, giới hạn cho phép. Giới hạn đó chính là lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân khác. Các thỏa thuận dù đã đƣợc xác lập nhƣng nếu xâm phạm đến các lợi ích hợp pháp khác cần bảo vệ thì các bên cũng không đƣợc phép thực hiện.
Thứ năm, nguyên tắc tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng
Mặc dù về nguyên tắc, các bên tham gia hợp đồng phải có nghĩa vụ thực hiện đúng, đủ các thỏa thuận giữa hai bên hoặc quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế không tránh khỏi trường hợp một bên vì lợi ích của mình mà cố ý không thực hiện,
23
thực hiện không đúng hợp đồng, không đúng pháp luật. Do vậy, để nâng cao tinh thần tự giác của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, hạn chế việc vi phạm hợp đồng, hạn chế, bù đắp tổn thất của bên bị vi phạm, pháp luật hợp đồng đề ra nguyên tắc tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng để ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các bên khi tham gia hợp đồng.
Về nội dung, nguyên tắc này bao gồm ba nội dung chủ yếu: Thứ nhất, các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ của mình. Nghĩa vụ này có thể là nghĩa vụ đã đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định nếu phát sinh những tình huống chƣa đƣợc hợp đồng dự liệu hoặc có dự liệu nhƣng không đúng pháp luật. Thứ hai, các bên phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Việc vi phạm nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân dẫn tới gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho bên kia, thì chính bản thân cá nhân, pháp nhân phải đứng ra gánh chịu trách nhiệm đối với sự vi phạm của mình. Thứ ba, nếu các bên không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình thì có thể bị cƣỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện cao nhất giá trị hiệu lực pháp lý của hợp đồng.
Để thực hiện nguyên tắc này, cá nhân pháp nhân khi tham gia giao dịch dân sự phải xem xét các điều kiện, khả năng của mình, nhất là các điều kiện về mặt tài sản, chuyên môn và các điều kiện khác có thể thực hiện đƣợc các cam kết, thỏa thuận hay không. Nếu xảy ra vi phạm cá nhân, pháp nhân phải tự mình khắc phục hậu quả với thái độ thiện chí, trung thực.