CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN
2.2. Quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản từ thời điểm BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành
2.2.2. Cơ chế thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
2.2.2.1. Một bên có quyền yêu cầu sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi
Về quyền yêu cầu sửa đổi hợp đồng của bên bị bất lợi
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 420 BLDS năm 2015 thì "trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý".
Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi sẽ làm phát sinh quyền yêu cầu đàm phán của bên có lợi ích bị ảnh hưởng. Quyền yêu cầu này là hợp lý và cần thiết, khởi đầu cho quá trình đàm phán, đối thoại giữa các bên để giải quyết nguy cơ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng của một bên hoặc nguy cơ hợp đồng buộc phải chấm dứt hiệu lực nếu bên bị thiệt hại chấp nhận đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật để giảm thiểu thiệt hại có thể gây ra cho mình.
Mặc dù vậy, việc đƣa ra yêu cầu đàm phán của một bên cũng không đƣợc tùy tiện. Bên có lợi ích bị ảnh hưởng không được lợi dụng hoàn cảnh thay đổi cơ bản để có những hành vi trục lợi cho mình, việc yêu cầu đàm phán phải thực hiện dựa trên hai nguyên tắc cơ bản của hợp đồng: nguyên tắc trung thực, thiện chí thực hiện hợp đồng và nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng. Để thể hiện sự thiện chí của mình, mọi yêu cầu đàm phán đƣa ra cần phải có căn cứ và rõ ràng. Bên bị thiệt hại phải đƣa ra đầy đủ các căn cứ để chứng minh hoàn cảnh thực hiện hợp đồng bị thay đổi, chứng minh những nỗ lực của mình trong việc khắc phục, giảm thiểu thiệt hại nhưng vẫn đang phải đứng trước nguy cơ chịu thiệt hại nghiêm trọng nếu tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng. Và mặc dù thiệt hại nghiêm trọng ấy là thiệt hại trong tương lai, chưa xảy ra ở thời điểm hiện tại nhưng bên lợi ích bị ảnh hưởng vẫn phải đƣa ra đƣợc các căn cứ rõ ràng, thuyết phục về thiệt hại có thể sẽ xảy ra đó.
Bên cạnh đó, bên có lợi ích bị ảnh hưởng cũng phải đưa ra được nội dung đề
64
xuất sửa đổi hợp đồng phù hợp với tính chất của hoàn cảnh thay đổi, đảm bảo đƣợc sự cân bằng lợi ích của các bên trong giao kết. Mục đích của việc điều chỉnh nội dung hợp đồng là để các nội dung trong hợp đồng phù hợp với hoàn cảnh mới, phù hợp với mục đích, mong muốn của các bên trong hợp đồng tại thời điểm giao kết.
Do vậy, các nội dung, đề xuất đƣa ra phải nhằm khắc phục đƣợc những nội dung không hợp lý của hợp đồng so với thời điểm hiện tại, không đƣợc rời xa mục đích hợp đồng ban đầu, và không nhằm mục đích trục lợi.
Về thời hạn đƣa ra yêu cầu sửa đổi hợp đồng, BLDS năm 2015 không đƣa ra một thời hạn cụ thể mà chỉ quy định một cách khái quát là "thời hạn hợp lý". Khái niệm “thời hạn hợp lý” cũng đƣợc nhắc đến trong nhiều quy định khác của BLDS 2015 như Điều 142: “Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý”; hay Điều 300: “Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý…”. Nhƣ vậy, để tạo ra tính nhất quán trong việc áp dụng các quy định của BLDS, việc diễn giải và áp dụng khái niệm “thời hạn hợp lý” tại Điều 420 cần được đặt trong mối tương quan diễn giải chung của BLDS về khái niệm này, xét đến các yếu tố của giao dịch và của hoàn cảnh [5].
Về thời hạn này, Quy tắc số 6.2.3, PICC 2016 quy định bên chịu bất lợi phải đƣa ra yêu cầu đàm phán một cách không chậm trễ - "without undue delay". Việc không chậm trễ ở đây đƣợc hiểu là ngay sau khi bên chịu bất lợi nhận thức đƣợc các dấu hiệu của hoàn cảnh thay đổi cơ bản, và thời hạn này cũng đƣợc xem xét dựa trên từng trường hợp cụ thể, ví dụ trong trường hợp hoàn cảnh có sự thay đổi từ từ thì thời gian đƣa ra yêu cầu có thể dài hơn. Quy định này có ý nghĩa buộc bên có lợi ích bị ảnh hưởng phải có trách nhiệm cao hơn trong việc hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra, nhanh chóng đưa ra yêu cầu đàm phán và phương án giải quyết những tác động của hoàn cảnh thay đổi. Do vậy, điều khoản này quy định bên chịu bất lợi không bị mất quyền đƣa ra yêu cầu đàm phán dù yêu cầu đàm phán không đƣợc đƣa ra ngay tại thời điểm hoàn cảnh thay đổi. Sự chậm trễ trong việc đƣa ra yêu cầu chỉ
65
đƣợc cảnh báo là có thể gây khó khăn trong việc chứng minh hoàn cảnh thay đổi có thực sự xảy ra hay không và nếu có thì hậu quả của nó đối với hợp đồng là gì.
Về nghĩa vụ tham gia đàm phán của bên được đề nghị
Dù không quy định cụ thể nghĩa vụ của bên đƣợc yêu cầu, nhƣng dựa trên nguyên tắc trung thực, thiện chí thực hiện hợp đồng, khi một bên đề nghị sửa đổi hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi thì bên còn lại phải có nghĩa vụ tham gia đàm phán lại hợp đồng. Bên đƣợc đề nghị không đƣợc làm ngơ, hoặc có hành vi trì hoãn việc đàm phán sửa đổi hợp đồng của bên có lợi ích bị ảnh hưởng. Với những tài liệu được đưa ra bởi bên có lợi ích bị ảnh hưởng, bên được đề nghị phải cân nhắc, xem xét đến mức độ tác động của hoàn cảnh, quan tâm đến những thiệt hại nghiêm trọng mà đối tác có thể gánh chịu để cùng tìm ra phương án giải quyết hợp lý. Tuy nhiên, đây chỉ là mong muốn lạc quan của các nhà làm luật. Trong hoàn cảnh có khả năng được hưởng lợi ích to lớn từ hợp đồng, rất có thể bên được đề nghị sẽ từ chối hoặc tìm cách trì hoãn, gây khó khăn cho bên chịu bất lợi tham gia đàm phán, sửa đổi hợp đồng. Điều này gây thiệt hại cho bên bị bất lợi. Vậy bên đƣợc đề nghị có buộc phải bồi thường thiệt hại cho đối tác hay không, hay những thiệt hại này sẽ được tính là những rủi ro kinh doanh, bởi trước khi hợp đồng bị sửa đổi hay chấm dứt, các bên có nghĩa vụ phải tuân thủ đúng những thỏa thuận đƣợc đặt ra? Nội dung này hiện vẫn đang đƣợc BLDS bỏ ngỏ.
Bên cạnh đó, trở về khái niệm, bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận, sự thống nhất ý chí của các bên. Bởi thế, việc quy định bên đƣợc đề nghị có trách nhiệm tham gia đàm phán hợp đồng không đồng nghĩa với việc bên này phải có nghĩa vụ chấp thuận sửa đổi hợp đồng hoặc chấp thuận những đề xuất mà bên đề nghị đƣa ra. Khi các bên không thống nhất đƣợc cách thức giải quyết, thì hoặc các bên sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc sẽ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trong thời gian các bên đang đàm phán sửa đổi hợp đồng, hoặc đang yêu cầu giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền, hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Bởi vậy, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện các thỏa thuận đã đặt ra. Quy định này nhằm đảm bảo
66
tính hiệu lực ràng buộc của hợp đồng, mặt khác để tránh gây thiệt hại cho bên hợp đồng còn lại.
Về nội dung, hình thức sửa đổi hợp đồng
Trường hợp các bên trong hợp đồng thống nhất sẽ sửa đổi hợp đồng thì việc sửa đổi này phải đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Nội dung hợp đồng đƣợc sửa đổi phải đúng pháp luật, không xâm phạm đạo đức, trật tự xã hội. Hình thức sửa đổi cũng phải phù hợp với hợp đồng đã ký trước đó: nếu hợp đồng trước đó là văn bản thì việc chỉnh sửa cũng phải bằng văn bản, nếu hợp đồng đƣợc công chứng thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải đƣợc công chứng…
Thông thường, hợp đồng sẽ được điều chỉnh về những điều khoản như: thời gian thực hiện hợp đồng, thời hạn thực hiện hợp đồng, phương thức thực hiện hợp đồng, số lượng, chất lượng hàng hóa giao dịch, giá cả, phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán…
Sau khi việc sửa đổi hợp đồng có hiệu lực, thỏa thuận mới sẽ mặc nhiên thay thế phần nội dung bị sửa đổi của thỏa thuận cũ kể từ thời điểm do các bên quyết định. Do vậy các bên sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng với những điều khoản không đƣợc sửa đổi và các điều khoản mới sau đƣợc thỏa thuận lại.
Về việc sửa đổi hợp đồng, còn một nội dung đáng lưu tâm. Đó là việc sửa đổi hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Theo quy định tại Điều 417 BLDS năm 2015 thì "khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không đƣợc sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý". Tại Khoản 2 Điều 420 BLDS năm 2015 chỉ quy định quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của bên lợi ích bị ảnh hưởng đối với bên kia. Vậy trong trường hợp hợp đồng được thiết lập vì lợi ích của người thứ ba, hai bên đồng ý chỉnh sửa hợp đồng thì việc chỉnh sửa này có hợp pháp hay không? Trường hợp người thứ ba không đồng ý, các bên có được quyền chỉnh sửa hợp đồng hay bên chịu bất lợi buộc phải gánh chịu những tổn thất vô lý, không đáng có từ việc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng? Vai trò, quyền lợi và nghĩa vụ của bên thứ ba trong việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi là gì? Về nội
67
dung này, BLDS năm 2015 còn đang bỏ ngỏ, chƣa có quy định dự liệu. Bởi vậy, trên thực tế, nếu tình huống này xảy ra thì có thể gây tranh chấp giữa các bên, và Tòa án – cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cũng có thể gặp lúng túng.
2.2.2.1. Sự can thiệp của Tòa án tới việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
Về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Khi các bên không đi đến đƣợc thống nhất chung, việc yêu cầu Tòa án đứng ra phân xử là điều hợp lý. Điều này cũng phù hợp với quy định của các nước trên thế giới. Tại Pháp, nếu các bên trong hợp đồng không thể thỏa thuận lại nội dung của hợp đồng khi hoàn cảnh thực hiện thay đổi cơ bản, các bên có quyền hủy bỏ hợp đồng, hoặc cùng yêu cầu Tòa án sửa đổi hợp đồng. Nếu sau một thời hạn hợp lý mà hai bên không thỏa thuận đƣợc, Tòa án, theo yêu cầu của một bên, có quyền sửa đổi hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo các điều kiện do Tòa án quyết định [17]. BLDS Hà Lan năm 1992 (Điều 6.258) quy định: “Tòa án có thể, dựa theo lý chí và lẽ công bằng, điều chỉnh hiệu lực của hợp đồng, hoặc chấm dứt một phần hoặc toàn bộ hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi tới mức làm cho một bên không còn có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng” [18].
Tuy nhiên, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đƣợc quy định tại Khoản 3 Điều 420 BLDS năm 2015 cũng chƣa thực sự phù hợp, mâu thuẫn với quy định tại Luật Trọng tài thương mại. Tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định: "Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện đƣợc". Trong hợp đồng thương mại, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Trọng tài là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Trường hợp thỏa thuận Trọng tài có hiệu lực thì Tòa án phải từ chối thụ lý vụ án. Trong khi đó, Khoản 3 Điều 420 BLDS lại quy định Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp các bên
68
không thỏa thuận đƣợc về việc sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi. Vậy trong trường hợp, hợp đồng có thỏa thuận Trọng tài nhưng các bên lại phát sinh tranh chấp về việc đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi, các bên không thỏa thuận lại về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, vậy Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ án này hay không? Trường hợp các bên nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Trọng tài, thì cơ quan Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hay không?
Để giải quyết mâu thuẫn này, cần tham khảo quy định của PECL và PICC về thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Tại hai bộ quy tắc, PECL và PICC đều quy định trong trường hợp các bên không thể đàm phán được việc sửa đổi hợp đồng trong thời hạn hợp lý thì có thể yêu cầu "Tòa án" – "the court" giải quyết (Điều 6:11 – PECL, Điều 6.2.3 - PICC). Tuy nhiên, án lệ áp dụng PICC tại Tòa án trọng tài quốc tế ICC (số 7365/FMS, số 8873, 9994, 12446…) cũng nhƣ thực tiễn xét xử trọng tài của nhiều quốc gia (Hà Lan, Đức,…) cho thấy mặc dù luật chỉ định cơ quan xét xử là “Court” (Tòa án), tuy nhiên thuật ngữ “Tòa án” ở đây đƣợc diễn giải là bao gồm cả Tòa án Trọng tài (Arbitration Court) và vẫn cho phép Trọng tài có thẩm quyền xét xử trong trường hợp hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi [5].
Tòa án chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Theo yêu cầu của một trong các bên, Tòa án có thể chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định hoặc sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Trong đó, phương án chấm dứt hợp đồng sẽ đƣợc ƣu tiên hơn, Tòa án chỉ đƣợc quyết định sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi. Có thể nói, chấm dứt hợp đồng là phương án đơn giản, triệt để hơn cả, giúp giải thoát một bên khỏi một nghĩa vụ, một nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng mà tại thời điểm ký kết, bên này không mong muốn và cũng không thể lường trước được. Đồng thời, việc hạn chế Tòa án trong việc sửa đổi hợp đồng cũng là để đảm bảo hơn quyền tự do ý chí, tự do định đoạt của các bên trong thỏa thuận nội dung của hợp đồng, hạn chế sự lạm dụng quá mức của Tòa án trong việc chỉnh sửa các nội dung đã thỏa thuận.
69
Tham khảo pháp luật của một số nước, giải pháp mà Tòa án ở các quốc gia đưa ra không giống nhau. Tòa án ở một số nước ưu tiên việc chấm dứt hợp đồng, còn một số khác lại ưu tiên điều chỉnh hợp đồng [18]. Trong trường hợp này, PICC cũng đưa ra hai phương án mà Tòa án có thể lựa chọn áp dụng: chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định hoặc sửa đổi hợp đồng với quan điểm phục hồi lại sự cân bằng của hợp đồng. Tuy nhiên, PICC không buộc Tòa án phải ưu tiên lựa chọn phương án nào, mà tùy từng trường hợp, Tòa án có thể lựa chọn phương án "hợp lý" - "reasonable".
Thiết nghĩa, cách quy định nhƣ trên của PICC là phù hợp, BLDS Việt Nam nên tham khảo và cân nhắc. Bởi lẽ: Ý nghĩa, vai trò của điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là nhằm duy trì hiệu lực của hợp đồng, nhằm tạo thêm một cơ hội nữa để các bên cùng đàm phán, thương thảo, tìm ra được phương án giải quyết những khó khăn, bất lợi mà hoàn cảnh thay đổi gây ra. Do vậy, nếu quy định Tòa án buộc phải ưu tiên phương án chấm dứt hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, giải phóng nghĩa vụ của một bên, vô hình chung đã làm cho điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi trở nên không khác biệt gì so với điều khoản bất khả kháng, làm hạn chế đi ý nghĩa của điều khoản này.
Bên cạnh đó, cách quy định tại Khoản 3 Điều 420 BLDS năm 2015 có thể hiểu, trong trường hợp không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một bên có thể yêu cầu Tòa án thực hiện một trong hai yêu cầu: sửa đổi hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng. Theo nguyên tắc, Tòa án chỉ đƣợc giải quyết trong phạm vi yêu cầu của đương sự. Giả thiết đương sự chỉ yêu cầu Tòa án sửa đổi hợp đồng, và sau khi cân nhắc, nhận thấy phương án sửa đổi hợp đồng gây thiệt hại lớn hơn cho các bên hơn so với phương án chấm dứt hợp đồng. Vậy với trường hợp này, Tòa án có được quyền chấm dứt hợp đồng hay không?
Về thời điểm chấm dứt hợp đồng, BLDS năm 2015 chỉ quy định chung chung là "tại một thời điểm cụ thể", mà không xác định rõ thời điểm cụ thể là thời điểm nào. Nhƣ vậy, pháp luật đã giao cho Tòa án sự chủ động trong việc xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng. Tùy từng trường hợp khác nhau, mức độ tác động của hoàn cảnh khác nhau mà Tòa án có thể lựa chọn chấm dứt hợp đồng, nhƣ tại