Nguyên tắc của thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

Một phần của tài liệu Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN

1.3. Khái quát về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

1.3.3. Nguyên tắc của thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

Điều khoản về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản đƣợc ra đời dựa trên hai nguyên tắc cơ bản của hợp đồng, đó là nguyên tắc thiện chí, trung thực, nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng và nguyên tắc tự do ý chí, tự do giao kết hợp đồng. Cụ thể:

37

Thứ nhất, quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là một ngoại lệ của nguyên tắc buộc thực hiện đúng hợp đồng

Khi hợp đồng có hiệu lực, các bên buộc phải thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng, bên vi phạm sẽ phải chịu chế tài theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là một trong những nguyên tắc nền tảng, cơ bản khi thực hiện hợp đồng dân sự. Bởi lẽ chỉ khi các bên thực hiện đúng các thỏa thuận đã đặt ra thì quyền, lợi ích hợp pháp của các bên mới đƣợc đảm bảo, mục đích ban đầu của các bên mới có thể đạt đƣợc. Tuy nhiên, nguyên tắc này đƣợc đặt ra khi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng không có sự thay đổi, hoặc có thay đổi nhƣng không đáng kể so với thời điểm hai bên giao kết hợp đồng.

Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, sự cân bằng về quyền và lợi ích giữa các bên không còn nữa, một bên dù không có lỗi nhƣng buộc phải gánh chịu thiệt hại một cách vô lý thì việc buộc các bên thực hiện đúng hợp đồng sẽ trở thành cứng nhắc, và đi ngƣợc lại với ý nghĩa của nguyên tắc. Trong khi đó, các bên cũng không thể áp dụng điều khoản bất khả kháng, vì hoàn cảnh mặc dù thay đổi, một bên có thể bị thiệt hại nghiêm trọng nhƣng các bên vẫn có thể thực hiện hợp đồng, việc cho phép chấm dứt hợp đồng hoặc giải phóng nghĩa vụ của một bên sẽ là bất công bằng với bên còn lại.

Để mềm dẻo hóa việc áp dụng nguyên tắc buộc thực hiện đúng hợp đồng, cũng nhƣ bù đắp lỗ hổng mà điều khoản bất khả kháng không thể điều chỉnh đƣợc, điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi phải đƣợc áp dụng nhƣ một ngoại lệ của nguyên tắc buộc thực hiện đúng hợp đồng, cho phép một bên đƣợc yêu cầu đàm phán lại hợp đồng hoặc buộc chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc áp dụng điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản chỉ đƣợc xem là ngoại lệ, không đƣợc tùy tiện áp dụng hoặc lạm dụng điều khoản này. Trường hợp áp dụng một cách tùy tiện và lạm dụng thì bản thân hợp đồng sẽ mất đi ý nghĩa, vai trò của nó.

Có thể nói nguyên tắc buộc thực hiện đúng hợp đồng và lý thuyết về thực

38

hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản không đối lập với nhau mà bổ sung cho nhau, nhằm hoàn thiện và tạo ra bộ khung pháp lý mềm dẻo, hợp lý cho các giao dịch dân sự, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại [5].

Thứ hai, điều khoản về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là ngoại lệ của nguyên tắc tự do ý chí

Hợp đồng là kết quả của sự thống nhất về ý chí của các bên tham gia giao kết. Do vậy, pháp luật dân sự nói chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng đều đề cao, tạo điều kiện tối đa để bảo đảm quyền tự do ý chí của các bên trong hợp đồng.

Tuy nhiên, sự tự do ý chí này cũng phải bị hạn chế trong một phạm vi, đó là lợi ích hợp pháp của người khác, của cộng đồng và quy định của pháp luật. Mọi hợp đồng đƣợc giao kết, đƣợc thực hiện vƣợt quá các phạm vi, giới hạn đó đều không có hiệu lực pháp luật.

Thực tế, có nhiều trường hợp hợp đồng tại thời điểm giao kết có nội dung không trái pháp luật, không xâm phạm bất cứ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể nào nhƣng, trong quá trình thực hiện, hoàn cảnh thay đổi cơ bản khiến việc thực hiện đúng hợp đồng này sẽ không phù hợp với hoàn cảnh, gây tổn thất nghiêm trọng, và vô lý cho một bên trong hợp đồng. Do vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị ảnh hưởng, cũng như để đảm bảo công bằng giữa các bên, những thiệt hại nghiêm trọng, vô lý này phải đƣợc xem là giới hạn của sự tự do ý chí. Theo đó, khi một bên đề nghị điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp hoàn cảnh mà bên kia không chấp thuận, thì pháp luật phải cho phép cơ quan thứ ba – Tòa án can thiệp vào nội dung và việc thực hiện hợp đồng, cụ thể nhƣ đƣợc phép sửa đổi hợp đồng hoặc chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Sự can thiệp của Tòa án trong trường hợp này là hợp lý và cần thiết, phương thức giải thoát bên đó khỏi gánh chịu thiệt hại nghiêm trọng một cách bất hợp lý và không công bằng.

Thứ ba, điều khoản về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản chính là biểu hiện của nguyên tắc thực hiện thiện chí, trung thực hợp đồng

Nhƣ trên đã nói, thiện chí, trung thực thực hiện hợp đồng là việc các bên không chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà còn phải quan tâm tôn trọng đến

39

quyền, lợi ích của đối tác, phải hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, từ đó đạt đƣợc mục đích chung của hợp đồng.

Hoàn cảnh thay đổi cơ bản dẫn đến việc một bên gặp khó khăn nghiêm trọng, nhƣng ngƣợc lại, có thể mang đến cho bên kia lợi ích to lớn trong việc thực hiện hợp đồng. Do vậy, nếu nhƣ không thiện chí, thì dù bên chịu thiệt hại có đƣa ra yêu cầu đàm phán thì cũng sẽ không thành công. Bởi vậy, để hợp đồng thực sự là biểu hiện của sự thống nhất ý chí, là "trung điểm" lợi ích, thì các bên buộc phải thiện chí để giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà hoàn cảnh thay đổi đặt ra. Sự thiện chí này đòi hỏi phải đến từ hai bên, cụ thể:

- Bên bị thiệt hại cần phải kịp thời thông báo về hoàn cảnh thay đổi và những tác động của nó đến việc thực hiện hợp đồng đã ký kết một cách trung thực. Đồng thời, không đƣợc lạm dụng vào hoàn cảnh để kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng, mà phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng để ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

- Bên được hưởng lợi từ sự thay đổi của hoàn cảnh cũng phải tham gia đàm phán lại hợp đồng một cách thiện chí, phối hợp với bên bị thiệt hại, tìm ra phương án, cách thức để giải quyết những khó khăn mà hoàn cảnh thay đổi đặt ra.

Một phần của tài liệu Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)