Phân biệt điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và một số chế định tương tự

Một phần của tài liệu Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Trang 45 - 53)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN

1.3. Khái quát về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

1.3.4. Phân biệt điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và một số chế định tương tự

Thứ nhất, trường hợp thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và trường hợp bất khả kháng

Xuất hiện trong thực tiễn thương mại vào những năm 1960 và được trình bày lần đầu tiên trong các nghiên cứu của Marcel Fontaine, in trong quyển “Pháp luật hợp đồng quốc tế”, xuất bản năm 1989 [4], điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay "harship" cho tới nay không còn là khái niệm xa lạ trong thực tiễn thương mại quốc tế, thậm chí nó đã trở thành cơ sở thực tiễn quan trọng trong Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế 2016 (PICC) và Bộ nguyên tắc Hợp đồng chung Châu Âu (PECL) [10]. Tuy nhiên, trong pháp

40

luật Việt Nam, cho đến BLDS năm 2015, điều khoản này mới đƣợc công nhận một cách chính thức.

Trước đó, trong thực tiễn giao dịch dân sự cũng như thương mại, trường hợp những rủi ro bất thường từ thiên nhiên, xã hội, con người… xảy đến làm một bên gặp khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện hợp đồng, hoặc thậm chí không thể thực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng, BLDS cũng như Luật Thương mại chỉ đưa ra một giải pháp duy nhất là miễn trách nhiệm do trường hợp bất khả kháng.

Về cơ bản, điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay trường hợp bất khả kháng quy định về cách ứng xử của các bên trong giao kết hợp đồng khi có một sự kiện khách quan diễn ra làm thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng và hậu quả pháp lý của hai chế định này có nhiều điểm khác biệt.

Về phạm vi áp dụng: Hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay trường hợp bất khả kháng đều là trường hợp xảy ra các sự kiện khách quan, nằm ngoài khả năng dự đoán của các bên trong hợp đồng. Các sự kiện này phải xảy đến sau khi giao kết hợp đồng và trong thời gian thực hiện hợp đồng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng là khác nhau.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 thì "sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục đƣợc mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép". Theo thông lệ chung, sự kiện bất khả kháng thường được hiểu có thể là những hiện tƣợng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) nhƣ lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần… hoặc các hiện tƣợng xã hội nhƣ chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… Các sự kiện này khiến cho một bên mất hoàn toàn khả năng thực hiện hợp đồng, mặc dù bên này đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục cần thiết.

Tuy nhiên, trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, mặc dù có một sự kiện bất lợi xảy ra khiến hoàn cảnh thực hiện hợp đồng khác biệt lớn so với thời điểm ký kết hợp đồng. Nhƣng sự kiện này chỉ khiến một bên gặp khó khăn đặc biệt

41

trong việc thực hiện hợp đồng, nghĩa vụ của hợp đồng hoàn toàn có thể đƣợc thực hiện và hoàn thành nhƣ đã thỏa thuận.

Về điều kiện áp dụng

Đối với sự kiện bất khả kháng, tại Khoản 2 Điều 351 BLDS năm 2015 quy định "trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác". Như vậy, theo quy định này, trong trường hợp sự kiện bất khả kháng diễn ra, bên có hành vi vi phạm đương nhiên được miễn trách nhiệm do không thực hiện đúng hợp đồng. Có thể đánh giá quy định này khá mở, bảo vệ tối đa quyền lợi của bên có nghĩa vụ, nhưng trong trường hợp bên có nghĩa vụ lạm dụng điều khoản này mà không thực hiện hợp đồng, cũng không có thông báo hay phản hồi gì đối với bên có quyền thì có thể điều này sẽ gây thiệt hại đối với bên có quyền. Chính bởi thế Điều 295 Luật Thương mại năm 2005 đã có quy định chặt chẽ hơn, theo đó:

1. Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.

2. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.

3. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.

Như vậy, theo quy định tại Luật Thương mại năm 2005, để được miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng, bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ về trường hợp bất khả kháng và hậu quả có thể xảy ra. Tất nhiên cùng với việc thông báo, bên có nghĩa vụ phải chứng minh có tồn tại sự kiện bất khả kháng trước bên có quyền hoặc trước cơ quan có thẩm quyền nếu có tranh chấp phát sinh.

Đối với trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, điều kiện để bên có nghĩa vụ áp dụng điều khoản này lại khắt khe hơn. Ngay khi có sự kiện khiến hoàn cảnh

42

thực hiện hợp đồng bị thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng để khắc phục thiệt hại và thực hiện hợp đồng. Chỉ trong trường hợp không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích của mình thì bên lợi ích bị ảnh hưởng mới có quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng trong thời hạn hợp lý.

Sở dĩ pháp luật quy định nhƣ trên là vì khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, các bên vẫn có thể thực hiện hợp đồng và nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng cần phải đƣợc ƣu tiên áp dụng tối đa. Việc đàm phán lại hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản chỉ đƣợc áp dụng nhƣ một ngoại lệ của nguyên tắc trên, và là giải pháp khắc phục khi một bên đã hết sức nỗ lực, thiện chí để thực hiện thỏa thuận đã đề ra.

Về hậu quả pháp lý

Khi áp dụng điều khoản bất khả kháng, bên có nghĩa vụ đƣợc miễn hoàn toàn trách nhiệm do không thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, khi áp dụng điều khoản về hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên lợi ích bị ảnh hưởng chỉ có quyền yêu cầu bên còn lại đàm phán hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận đƣợc việc sửa đổi hợp đồng thì một bên có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định hoặc sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Nhƣ vậy, có thể thấy, so với điều khoản bất khả kháng, điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản có phạm vi áp dụng rộng hơn, điều kiện áp dụng khắt khe hơn nhƣng về hậu quả pháp lý lại giúp các bên có thể linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn trong việc ứng phó với các thay đổi của hoàn cảnh thực hiện hợp đồng.

Thứ hai, điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và trở ngại khách quan

Bên cạnh trường hợp bất khả kháng, BLDS năm 2015 còn ghi nhận về trường hợp "trở ngại khách quan". Tại Khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 quy định: "Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp

43

pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện đƣợc quyền, nghĩa vụ dân sự của mình". Pháp luật Việt Nam định nghĩa "trở ngại khách quan" một cách khái quát và trừu tƣợng, khiến khái niệm này có thể dễ gây nhầm lẫn với "sự kiện bất khả kháng" hoặc "hoàn cảnh thay đổi cơ bản", chúng đều là những thuật ngữ dùng để chỉ những sự kiện khách quan làm cản trở chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, "trở ngại khách quan" và "hoàn cảnh thay đổi cơ bản" lại được áp dụng cho hai trường hợp hợp hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

"Hoàn cảnh thay đổi cơ bản" đƣợc áp dụng để các bên có thể thỏa thuận, đàm phán lại nội dung hợp đồng đã ký kết, hoặc là căn cứ để Tòa án sửa đổi lại nội dung hợp đồng, chấm dứt hợp đồng sao cho phù hợp với lợi ích của các bên tại thời điểm hoàn cảnh đã thay đổi. "Trở ngại khách quan" lại chỉ đƣợc áp dụng duy nhất để xác định thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự hoặc thi hành án dân sự, không đƣợc áp dụng cùng với sự kiện bất khả kháng hay hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng, mặc dù những trở ngại khách quan hoàn toàn có thể xảy ra đối với các bên trong hợp đồng, khiến họ không thể thực hiện đƣợc nghĩa vụ trong hợp đồng.

Thứ ba, điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và điều khoản không thực hiện được nghĩa vụ nhưng không phải do lỗi của các bên

Điều khoản không thực hiện đƣợc nghĩa vụ nhƣng không phải do lỗi của các bên đã đƣợc quy định tại BLDS năm 2005 và nay đƣợc ghi nhận lại tại BLDS 2015.

Theo quy định tại Điều 414 BLDS năm 2015 thì "trong hợp đồng song vụ, nếu một bên không thực hiện đƣợc nghĩa vụ mà các bên đều không có lỗi thì bên không thực hiện đƣợc nghĩa vụ không có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trường hợp một bên đã thực hiện được một phần nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện phần nghĩa vụ tương ứng đối với mình."

Điều khoản này, về cơ bản có mang chút "bóng dáng" của điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. Trước tiên, có thể thấy hoàn cảnh và điều kiện để áp dụng điều khoản này là "một bên không thực hiện đƣợc nghĩa vụ mà các bên đều không có lỗi". Quy định về việc "không có lỗi" ở đây chính là yếu tố, sự

44

kiện xảy ra một cách khách quan mà không chịu tác động của bất kỳ bên nào trong hợp đồng, xảy ra sau khi hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật. Thứ hai, sự kiện khách quan này tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.

Tuy nhiên, nghiên cứu sâu hơn, có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa hai điều khoản "thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản" và "không thực hiện đƣợc nghĩa vụ nhƣng không do lỗi của các bên" nhƣ sau:

Về phạm vi áp dụng:

Khi căn cứ vào mối tương quan quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng, hợp đồng đƣợc phân loại thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. Trong đó, hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau, quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia như hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản... Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ có một bên có nghĩa vụ, bên còn lại chỉ có quyền, mà không có nghĩa vụ nhƣ hợp đồng tặng cho tài sản. Tuy nhiên, khi xác định một hợp đồng là đơn vụ hay song vụ phải dựa vào quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, bởi có thể cùng loại hợp đồng nhưng ở trường hợp này là hợp đồng song vụ, ở trường hợp khác lại là hợp đồng đơn vụ.

Điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản không hạn chế về loại hợp đồng áp dụng. Điều này có nghĩa trong bất cứ hợp đồng nào, hợp đồng song vụ hay hợp đồng đơn vụ, và hoàn cảnh chỉ thay đổi đến mức khiến một bên gặp khó khăn nghiêm trọng nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng, một bên có thể yêu cầu áp dụng quy định tại Điều 420 BLDS năm 2015.

Tuy nhiên, Điều 414 về việc "không thực hiện đƣợc nghĩa vụ nhƣng không do lỗi của các bên" chỉ được áp dụng đối với hợp đồng song vụ, và trong trường hợp sự kiện khách quan xảy ra có mức độ tác động nghiêm trọng hơn đối với việc các bên thực hiện quyền, nghĩa vụ đã thỏa thuận, khiến một bên không thể thực hiện đƣợc nghĩa vụ của mình. Nhƣ vậy, so với Điều 420, thì phạm vi áp dụng của Điều 414 BLDS hẹp hơn về loại hợp đồng và mức độ tác động của hoàn cảnh khách quan xảy ra.

45 Về hậu quả pháp lý

Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, một bên có quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng hoặc đề nghị Tòa án chấm dứt hợp đồng hoặc sửa đổi hợp đồng. Nhƣ vậy, quyền và nghĩa vụ của các bên không đương nhiên bị thay đổi, bị tạm dừng hay bị chấm dứt mà phải có sự đồng ý của các bên hoặc của Tòa án – cơ quan có thẩm quyền phán quyết. Tuy nhiên, với trường hợp "một bên không thực hiện được nghĩa vụ mà các bên đều không có lỗi" thì bên không thực hiện đƣợc nghĩa vụ mặc nhiên không đƣợc yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ của mình, điều này cũng có nghĩa một bên đương nhiên có quyền không thực hiện nghĩa vụ của mình, mà không cần có sự đồng ý của bên còn lại hoặc có sự chấp thuận của một cơ quan thứ ba khác.

Một cách tổng quan, khi so sánh điều khoản "không thực hiện đƣợc nghĩa vụ nhƣng không do lỗi của các bên" với điều khoản bất khả kháng. Có thể nhận thấy hai điều khoản này có điểm tương đồng là đều áp dụng khi có sự kiện khách quan xảy ra khiến một bên không thể thực hiện đƣợc nghĩa vụ. Nhƣng về mặt ý nghĩa thì có sự khác biệt: điều khoản bất khả kháng giải phóng bên có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm pháp lý khi không thể thực hiện đƣợc hợp đồng; Điều khoản "không thực hiện đƣợc nghĩa vụ nhƣng không do lỗi của các bên" lại giải phóng nghĩa vụ của một bên có lợi ích bị ảnh hưởng còn lại. Hai quy định này có tính tương hỗ lẫn nhau, tạo sự công bằng của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

46

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Thực hiện hợp đồng là việc các bên thực hiện những cam kết, thỏa thuận đã đƣợc xác lập trong hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật. Đƣợc xác lập trên cơ sở tự nguyện, tự do ý chí nên khi thực hiện, các bên trong hợp đồng phải thực hiện đúng, thiện chí các cam kết đã đặt ra. Trong trường hợp không thực hiện, thực hiện không đúng, không đủ những cam kết đó thì phải chịu chế tài trước các bên còn lại và trước pháp luật.

Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi cơ bản là trường hợp xuất hiện các sự kiện khách quan sau khi các bên đã giao kết hợp đồng, các sự kiện này các bên không thể lường trước được tại thời điểm giao kết, nhưng chúng lại có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng đến một bên trong hợp đồng, dù bên này đã nỗ lực hết sức để ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra. Khi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi cơ bản, một bên có quyền đề nghị bên kia để sửa đổi hợp đồng trong thời hạn hợp lý, để tái lập lại sự cân bằng vốn có của hợp đồng.

Trường hợp hai bên không thể thống nhất được việc sửa đổi này, một bên có quyền đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp.

Điều khoản về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là một trong những biểu hiện của nguyên tắc thiện chí, thể hiện nỗ lực cùng khắc phục những khó khăn gây ra bởi hoàn cảnh để duy trì hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, khi áp dụng điều khoản này cũng cần lưu ý, nó chỉ được áp dụng với vai trò là ngoại lệ của nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng. Khi khó khăn xảy ra, trên hết, các bên vẫn phải tìm được phương án để thực hiện đúng các thỏa thuận đã đặt ra. Chỉ trong trường hợp những thiệt hại có thể xảy đến là nghiêm trọng, làm mất sự cân bằng vốn có của hợp đồng thì một bên mới đƣợc quyền viện dẫn điều khoản này.

Một phần của tài liệu Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)