CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.4 Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về đất đai ở một số địa phương và bài học rút
Kinh nghiệm QLNN về đất đai ởhuyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Huyện Tam Đường là huyện miền núi nằm phía Đông Bắc tỉnh Lai Châu, có tổng diện tích đất tự nhiên 68.452,3 ha, chiếm 7,55% diện tích đất toàn tỉnh, trong đó: đất nông nghiệp 43.124,89 ha, đất phi nông nghiệp 1.912,81 ha, đất chưa sử dụng 23.414,67 ha. Trong những năm qua, UBND huyện Tam Đường đã lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai.
Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai vẫn còn tồn tại những hạn chế và khó khăn đó là: Việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng, trong đó: chủ yếu là tranh chấp đất đai giữa các hộ dân và khiếu nại khi thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình. Mặt khác, do việc chuyển nhượng, mua bán đất đai nên có sự biến động lớn, hồ sơ địa chính chưa được đo vẽ chính quy đầy đủ do đó công tác cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính chưa kịp thời ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đất đai.
Công tác quản lý đất đai ở một số xã chưa thật chặt chẽ, còn xảy ra tình trạng lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép trênđất nông nghiệp, hành lang giao thông; một số vụ việc tranh chấp đất đai giữa các hộ dân thuộc thẩm quyền cấp xã chưa được xử lý kịp thời, dứt điểm phải chuyển lên cấp huyện giải quyết. Chưa bố trí đủ kinh phí thực hiện việc đo đạc hồ sơ địa chính chính quy nên việc xác định ranh giới tại một số khu vực chưa cụ thể, chi tiết. Năng lực của công chức địa chính cấp xã còn chưa đồng đều, một số xã chưa chủ động tham mưu cho UBND xã trong công tác quản lý nhà nước về đất.
Tại một số khu vực vùng sâu, vùng xa, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đất đai đến
người dân còn hạn chế nên còn tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất hoặc không đăng ký đất đai.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và khó khăn nêu trên, huyện Tam Đường tập trung tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đất đai đến đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện, giúp nhân dân nắm rõ quy định của pháp luật, tự nguyện, chủ động thực hiện, tránh để xảy ra tranh chấp, khiếu kiện phức tạp.
Cùng với đó, thực hiện đồng bộ các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ tổng thể đến chi tiết, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh;đảm bảo quy hoạch, kế hoạch của các ngành, các lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, thực hiện quản lý đất đai theo kế hoạch sử dụng đất: Bao gồm việc lập, thẩm định, xét duyệt dự án, giao đất phải theo đúng kế hoạch và quy định của pháp luật; giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo pháp luật quy định. Chỉ đạo thực hiện tốt việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đồng thời có chính sách đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, bố trí việc làm để ổn định đời sống cho các hộ khi bị thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án trong kế hoạch. Tập trung giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu quả từ cấp cơ sở.
Huy động và bố trí nguồn lực thực hiện đo đạc hồ sơ địa chính chính quy.
Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; theo dõi, cập nhật biến động do chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cho đội ngũ công chức địa chính cấp xã tham mưu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ sở trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện và việc quản lý nhà nước về đất đai của UBND các xã, thị trấn cũng được UBND huyện Tam Đường chú trọng quan tâm. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư, liên kết đầu tư các vùng sản xuất hàng hóa, chuyên canh, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Kinh nghiệm QLNN về đất đai ởhuyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
Ba Tơ là một huyện miền núi, nằm phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ngãi. Là huyện nằm ởcực Tây Nam và là điểm địa đầu của tỉnh giáp với Tây Nguyên, ngoài ra còn có tỉnh lộ 625 (đường Suối Loa-Ba Điền đi Minh Long) và Quốc lộ 24B (đường Ba Tiêu đi huyện Sơn Hà)
Toàn huyện có 20 đơn vi hành chính cấp xã, thị trấn, tổng diện tích tựnhiên 113.669,52 ha, chiếm 22,06% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó, đất nông nghiệp 96.180,37 ha chiếm 84,61%; đất phi nông nghiệp 4.077,96 ha chiếm 3,59%;
đất chưa sửdụng 13.411,19 ha chiếm 11,80%.
Thực hiện luật đất đai năm 2013, UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã, thị trấn tổchức triển khai thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hanhg Luật đất đai năm 2013, tổchức tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân trong huyện.
Trên địa bàn huyện đã thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa chính thị trấn Ba Tơ với diện tích bản đồ địa chính 576,1 ha; chiếm 25,33% so với diện tích đất tự nhiên của thịtrấn,
Huyện đã kê khai đăng ký lần đầu được 35 thửa đất với diện tích là 302,31 ha; trong đó số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 35 thửa đất với diện tích 302,31 ha. Nhìn chung, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện trong những năm qua đạt tỷlệ khá cao, đảm bảo tính chính xác, ít sai xót vềhình thể, diện tích cũng như tên chủsửdụng đất.
Việc quản lý quy hoạch, kếhoạch sửdụng đất được thực hiện theo đúng quy định. Về công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được triển
khai thực hiện đảm bảo theo đúng quy định của Luật đất đai năm 2013.
Nhìn chung, do đặc thù là huyện miền núi nên số hồ sơ giao dịch thực hiện các quyền của người sửdụng đất ít, chủyếu tập trung ởmột sốxã, thị trấn như: Ba Đôgj, Ba vì và thịtrấn Ba Tơ, việc giải quyết hồ sơ cho công dân đảm bảo đúng quy định, đúng thủ tục, đúng thời gian theo luật định, góp phần giải quyết tốt các nhu cầu của người sửdụng.
Kinh nghiệm QLNN về đất đai ởhuyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang Tân Yên là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang. Những năm qua, cùng với các lĩnh vực khác, quản lý nhà nước về đất đai của huyện đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn nhiều vấn đề bất cập.
Huyện Tân Yên đã lập được hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện và các xã, thị trấn làm công cụ phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn.
Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiến hành tương đối thuận lợi.
Bên cạnh những cái đạt được vẫn còn một số hạn chế: Hệ thống quy hoạch sử dụng đất chưa hoàn chỉnh, chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Chưa kiểm soát được các giao dịch của thị trường quyền sử dụng đất. Người dân vẫn còn khó khăn trong tiếp cận thông tin về đất đai do chưa có quy hoạch chi tiết các xã, thị trấn.
Bài học rút ra cho huyện Đakrông, tỉnh Quảng trịlà
Một là, QLNN về đất đai là một lĩnh vực phức tạp dễ dẫn đến những sai phạm cũng như tham nhũng với mức độ lớn. Đối tượng sai phạm có thể cả những cán bộ đã có nhiều năm rèn luyện, cán bộ giữ vị trí chủ chốt hàng đầu của huyện.
Do vậy công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ cần phải được coi trọng. Bên cạnh việc giáo dục cần tăng cường sự kiểm tra giám sát thường xuyên của tỉnh, cấp uỷ Đảng, HĐND, các tổ chức chính trị- xã hội, của DN và người dân.
Hai là, trong QLNN về đất đai khi đã phát hiện ra những sai phạm thì chính quyền cáccấp cần phải kiên quyết xử lý triệt để, bất kể đối tượng đó là ai, cấp nào,
nếu sai phạm thì đều bị pháp luật trừng phạt. Đối với những cán bộ thực hiện không hết chức trách, trách nhiệm cũng cần bị xử lý và nên có chế độ bồi thường thiệt hại bằng vật chất. Hàng năm chính quyền huyện cần thực hiện nghiêm túc việc thống kê, kiểm kê đất đai, các trường hợp về hưu, chuyển công tác cần có sự bàn giao trách nhiệm quản lý cụ thể, tránh buông lỏng trong quản lý.
Ba là, chính quyền huyệncần coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân, đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý. Nhận thức của người dân, trình độ cán bộ nếu được quan tâm bồi dưỡng, nâng cao sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong QLNN về đất đai.
Bốn là, chính quyền huyện cần nghiên cứu để đẩy mạnh việc cấp giấy CNQSDĐ, cấp phép xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho quản lý và sử dụng. Nhằm hạn chế tiêu cực trong QLNN về đất đai cần thực hiện hình thức đấu giá QSDĐ, đấu thầu thuê đất. Cần xây dựng các quy trình, quy chế, tiêu chuẩn đấu thầu, đấu giá một cách khoa học và công khai rõ ràngđể thực hiện và giám sát.
Năm là, chính quyền huyệncần kiểm tra thu hồi những diện tích đất đã giao hoặc cho thuê nhưng không sử dụng hoặc sử dụng hoặc không bảo đảm tiến độ, SDĐ không đúng mục đích được giao hoặc cho thuê, đất nông nghiệp của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang dùng cho sản xuất cải thiện đời sống để đấu thầu, đấu giá cho các đối tượng sử dụng có hiệu quả hơn.