CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
3.2. Một số giải pháp cho các nhóm nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai.
Trên cơ sởquy hoạch, kếhoạch sửdụng đất đã được UBND tỉnh phê duyệt, các phòng, ban chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thịtrấn quản lý và sửdụng đất theo quy hoạch, kếhoạch.
- Nâng cao chất lượng quy hoạch, kếhoạch sửdụng đất để đảm bảo phân bổ một cách hợp lý nguồn tài nguyên của địa phương, phục vụmục tiêu phát triển kinh tế, xã hội bền vững theo định hướng chủ đạo và yêu cầu xuyên suốt trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Rà soát, đổi mới chính sách pháp luật về đất đai đối với các quy định không còn phù hợp với xu thếphát triển của địa phương.
Tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI, Chương trình hành động số 89-CTHĐ/TU ngày 26/4/2014 của Đảng bộ tỉnh khóa XV về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai; Chỉ đạo sâu sát quan điểm về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, đầy mạnh công tác quản lý và sửdụng đất trên địa bàn.
Hằng năm phải xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác, khen thưởng, kỷ luật phải rõ ràng, khoa học. Kiên quyết đưa ra khỏi hệ thống quản lý những cán bộ không đủ tư cách phẩm chất đạo đức, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, bị kỷ luật do cố ý làm sai, không nắm bắt được công việc, chủ quan, có
biểu hiện tham ô, tham nhũng. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đào tạo cán bộ có tư cách tốt, trung thực, có kinh nghiệm trong chuyên môn, có trách nhiệm với công việc tạo điều kiện đểhọphát triển tốt vềchuyên môn.
Hằng tháng các cơ quan chuyên môn cần tổ chức họp một lần để trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm quản lý nhằm đápứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân.
3.2.2. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Tổ chức rà soát, xửlý các trường hợp thu hồi đất nhưng chưa đưa đất vào sử dụng gây lãng phí quỹ đất. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể trong việc phối hợp với cơ quan giải phòng mặt bằng vận động người dân chấp hành theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc thu hồi đất phát triển cơ sở hại tầng tại địa phương. Công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phải được công khai, minh bạch, đặc biệt là chính sách hỗtrợ cho người bịthu hồi đất.
Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai sâu rộng trong quần chúng nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Đặc biệt là công tác đăng ký đất đai để giúp cho công tac quản lý nhà nước về đất đai ngày càng tốt hơn.
Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm sửdụng đất đai hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.
Việc sửa đổi, bổ sung Luật phải phù hợp với quan điểm, cương lĩnh, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Đảng; bảo đảm ổn định chính trị- xã hội; phù hợp với đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xửlý nghiêm các trường hợp giao đất trái thẩm quyền, cho thuê đất vượt thời hạn quy định, các trường hợp sửdụng đất không đúng mục đích.
Cần huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạtầng, chuẩn bịcác quỹ đất đã giải phóng mặt bằng, đầu tư hạtầng nhằm tạo nguồn thu cho huyện.
3.2.3. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tiếp tục rà soát, cấp Giấy chứng nhận cho các thửa đất chưa được cấp giấy CN QSD đất lần đầu phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Tiếp tục bốtrí ngân sách phục vụ công tác giao đất, cấp giấy CN QSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân.
Tiếp tục xây dựng và kiện toàn công tác quản lý đất đai theo hướng hiện đại hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệhiện đại và mô hình quản lý tiên tiến. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệlà một trong những đột phá chiến lược chính để phát triển. Rà soát, nâng cao trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Địa chính cơ sở nhằm nâng cao trìnhđộ, năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụtrong thời kỳmới.
Luật Đất đai tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai theo cơ chế thị trường phù hợp với điều kiện địa phương, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nông dân và doanh nghiệp; khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, tài sản đất đai. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác, linh hoạt việc chuyển mục đích sử dụng đất trong nội bộ nhóm đất nông nghiệp, bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
3.2.4. Công tác kỹ thuật, nghiệp vụ địa chính
Đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho các cơ quan chuyên môn của bộmáy quản
lý đất đai của chính quyền huyện: Phòng tài nguyên và môi trường, Chi nhánh văn phòngđăng ký sử dụng đất của huyện
Tiếp tục tổchức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách về đất đai
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm đưa diện tích rừng phòng hộ kém hiệu quả sang rừng sản xuất để giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đểphát triển trồng rừng.
Đẩy mạnh công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai để hoàn thành việc tạo cơ sở dữ liệu giúp công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện được thuận tiện.
3.2.5. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
Hoàn thiện hệ thống các công cụ tài chính, kinh tế đất để điều tiết các quan hệ đất đai và quản lý thị trường bất động sản. Trong đó, hệ thống định giá đất đảm bảo được yêu cầu định giá đất phục các mục địch khác nhau trong quản lý, sửdụng và giao dịch vềquyền sửdụng đất; hệthống phát triển quỹ đất được hoàn thiện về các mặt quy trình chuyên môn, cơ chếvà tiềm lực tài chính hợp lý, đáp ứng nhu cầu tạo quỹ đất phục vụphát triển kinh tế, xã hội.
Nghiên cứu, từng bước xây dựng cơ sởdữliệu về giá đất trong cơ sởdữliệu về đất đai đáp ứng yêu cầu xây dựng, điều chỉnh bảng giáđất, định giá đất cụthểvà yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai, cung cấp thông tin cho người dân và doanh nghiệp.
Kiện toàn tổ chức, bộ máy định giá đất thuộc ngành tài nguyên và môi trường bảo đảm năng lực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao
Chú trọng và đẩy mạnh việc thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tạo quỹ đất “sạch”; xây dựng các khu điểm tái định cư phục vụ thu hồi đất;
tăng cường tạo lập phát triển quỹ đất ở, quỹ đất phi nông nghiệp và đầu tư hạ tầng trên đất thu hồi, đấu giá quyền sử dụng đất để bảo đảm và chủ động phục vụ nhu cầu sửdụng đất thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, điều tiết thị trường bất động sản là quyền sử dụng đất và khai thác hiệu quả hơn nguồn thu tài chính từ đất đai.
3.2.6. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Quản lý chặt chẽ đất đai trên địa bàn huyện theo pháp luật quy định đảm bảo mục tiêu quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng.
Chính quyền huyện cần tập trung củng cốvà kiện toàn cán bộ địa chính cấp xãđây là biện pháp thiết thực và mang lại hiệu quả cao. Đất đai không thểbóc tách, chuyển dịch ra khỏi địa phương như các tư liệu khác nên chính quyền xã là người đại diện cho Nhà nước tại địa phương và trực tiếp thực hiện việc giám sát theo dõi mọi hoạt động sửdụng đất của các tổchức, cá nhân, hộ gia đình.
Tổ chức đánh giá sơ kết mô hình “một cửa”, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm; củng cốvà hoàn thiện việc thực hiện môhình “một cửa” theo hướng: tất cả các công việc liên quan đến đất đai đều tập trung về đầu mối tại Chi nhánh Văn phòngđăng ký đất đai huyện (tổtiếp nhận và trảkết quả). Các bộphận liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết các thủtục hành chính theo yêu cầu của công dân và tổ chức thông qua quy trình quy định rõ thời gian thực hiện. “Quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả” cần rõ ràng đưa lên trang Website của cơ quan chuyên môn đểcác tổchức, cá nhân khi truy cập vào biết được hồ sơ và thủtục như thế nào, vấn đề mình yêu cầu được giải quyết đến đâu và kết quả giải quyết bao nhiêu ngày đểtiện theo dõi.
Mức độ nhận thức của người dân về đất đai còn nhiều khác biệt. Tư tưởng coi đất đai là một tài nguyên quý nên mạnh ai người đó chiếm đoạt, cũng như thiếu quy định chặt chẽtrong quản lý sổsách, thống kê, kiểm kê đất đai, trách nhiệm của người quản lý dẫn đến việc sửdụng đất chưa được hiệu quả. Vì vậy, công tác tuyên truyền về pháp luật đất đai cho người dân có ý thức trong quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai góp phần cho phát triển cộng đồng, xã hội theo hướng bền vững là một việc làm hết sức cần thiết.
Thường xuyên tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đất đai đến mọi người dân bằng nhiều hình thức khác nhau: như các cơ quan thông tin, loa đài phát thanh, các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật về đất đai,…
3.2.7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật, khiếu nại về đất đai rõràng và đúng quy trình
Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai.
Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
Thường xuyên kiểm tra, giải quyết các trach chấp, phản ánh, kiến nghịvề đất đai. Nâng cao tránh nhiệm của các đoàn thểcấp xã trong việc giải quyết các đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tranh chấp đất đai tạo sử ổn định tại địa phương.
Chính quyền huyện cần có những biện pháp đào tạo cho công chức khi thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Từng cơ quan chuyên môn rà soát chức năng, nhiệm vụ theo hướng dẫn của Trung ương, UBND thành phố, sởTài nguyên và môi trường và nhiệm vụ được giao theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, tang cường trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm. Tập trung công việc đầu mối, liên quan đến đất đai chỉ có cơ quan tài nguyên và môi trường tham mưu; xây dựng quy chế phối hợp giải quyết công việc giữa các phòng ban của huyện. Các vấn đề này phải được công bốtrên website của huyện đểcác tổchức, cá nhân biết công việc.