Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

2.1.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông đường bộ phân bố khá hợp lý và đã có sự đầu tư tập trung cảvềqui mô và chất lượng. Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộvà mạng lưới đường liên xã đãđược đầu tư nâng cấp, mởrộng, có bước phát triển tương đối đồng bộ, đáp ứng cơ bản cho phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

+ Quốc lộ: Quốc lộ 9 đi qua trên địa bàn huyện có chiều dài 29 km. Đây là tuyến đường quan trọng trong Hành lang kinh tế Đông- Tây liên kết miền Trung Việt Nam với các nước trong khu vực như Lào- Thái Lan- Mianma. Đây còn là tuyến đường ngang quan trọng từmiền núi phía Tây của huyện vềvùng biển của tỉnh.

Đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn huyện với tổng chiều dài 72 km, tạo điều kiện cho địa bàn các xã vùng sâu vùng xa của huyện có thể liên thông với địa bàn trong tỉnh và các vùng lận cận.

+ Tỉnh lộ. Có 02 tuyến với tổng chiều dài 24 km. Gồm tuyến 41-Ba Lòng và

Tà Rụt-La Lay.

+ Đường huyện và giao thông nông thôn: hiện nay đã có 14/14 xã có đường ô tô về đến trung tâm xã, với loại đường nhựa, cầu tràn bê tông, đi được cả2 mùa.

Việc xây dựng hệ thống giao thông nông thôn theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Song vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đường đến các thôn, bản chủ yếu là đường đất, mùa mưa đi lại khó khăn, hạn chếnhiều đến đi lại và phát triển kinh tế.

+ Đường thuỷ: Huyện có sông Đakrông chạy xuôi nối với sông Thạch Hãn đổra Biển, với tổng chiều dài trên 12 km hoạt động vận tải.

- Hệ thống mạng lưới điện phục vụ sản xuất và đời sống

Cùng với Chương trìnhđiện khí hoá của Quảng Trị được tập trung mở rộng.

Đến hết năm 2007 toàn huyện đã có 14/14 xã, thị trấn có mạng lưới điện quốc gia, với 84/102 thôn có điện phục vụ cho 5.190 hộ, đạt tỷ lệ 80%; một số thôn ở xa trung tâm các xã sửdụng nguồn thuỷ điện nhỏ.

- Hệ thống các công trình thuỷ lợi và cấp nước.

Trong thời gian qua hệ thống thuỷ lợi của huyện được ưu tiên đầu tư xây dựng tương đối. Năm 2009, toàn huyện có trên 44 công trình thuỷlợi, 01 trạm bơm tại xã Mò Ó, với diện tích tưới theo thiết kế là trên 600 ha, nhưng thực tếsử dụng tưới được 350 ha lúa đông xuân và hè thu và kiên cố hoá 20 km kênh mương. Một số công trình có qui mô vừa đã hoàn thành và phát huy hiệu quả như hệ thống thuỷ lợi KỳXay xã A Ngo, đập dâng Khe Lau xã Hải Phúc v.v. Tuy nhiên hệthống thuỷ lợi mới tập trung xây dựng phục vụ cho tưới tiêu chủyếu là trồng lúa.

Năm 2010 trên địa bàn huyện có 47 công trình thuỷ lợi; trong trận bão số 9 năm 2009, mưa lũ đã làm hư hỏng 22 công trình. Đầu vụ sản xuất vụ Đông xuân 2009– 2010 đã có 14/22 công trình được khắc phục sửa chữa. Hiện nay còn 8 công trình hư hỏng do lũ, bão chưa được sửa chữa (công trình thuỷlợi Tân Đi I, Tân Đi III và Ro Ró II thuộc xã A Vao; La Hót thuộc xã A Bung và công trình thuỷlợi Pa linh xã Tà Rụt, trạm bơm Đồng Đờng, xã Mò Ó, CT thuỷlợi La Tắp và Tà Rẹc xã Ba Nang) .

Thực hiện đềán quản lý, sửdụng công trình thuỷlợi có sựtham gia của cộng đồng, chính sách miễn giảm thuỷlợi phí... Công tác quản lý, sửdụng các công trình thuỷlợi đãđi vào ổn định và phát huy hiệu quả.

Hiện trên địa bàn đang xây dựng mới 4 công trình: Tiên Hiên (Hướng Hiệp), Khe Luồi (Mò Ó), Khe Cây (Ba Lòng), Tà Lềnh (Đakrông). Hoàn thành sửa chữa, khắc phục lũ lụt công trình Hệthống thuỷlợi Khe Mèo (Hướng Hiệp), Khe Pa Rua (Đakrông), và kiên cố hoá công trình hệ thống kênh mương nội đồng công trình thuỷ lợi khe Tà Lang xã Hải Phúc, nâng cấp và sửa chữa 4 công trình: đập dâng Khe Chàn xã Mò Ó, khe Ba Cha và Mạc Lu xã Tà Long, Py Ray xã Tà Rụt.

- Giáo dục- đào tạo.

Sựnghiệp giáo dục, đào tạo có nhiều tiến bộ, phát triển cảvềqui mô và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu học tập của xã hội. Số học sinh phổ thông các cấp học tăng bình quân tăng 6,9%/năm. Chất lượng giáo dục được cải thiện nâng cao rõ rệt. Đến nay toàn huyện đạt chuẩn phổcập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn khá cao: cấp tiểu học 72%, THCS 95,8%, THPT 100%. Cơ sởvật chất trường học được tăng cường, đến nay trên địa bàn huyện có 2 trường cấp III, 14/14 xã, thị trấn đều có trường tiểu học, THCS xây dựng kiên cố không có hiện tượng học 3 ca.

- Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Hệ thống y tế tiếp tục được củng cố và phát triển, đảm bảo tăng cường đầy đủ cơ sở vật chất lẫn chuyên môn, nghiệp vụ. Các trạm y tế xã đã được nâng cấp, 14/14 xã, thị trấn đều có y, bác sỹphục vụkịp thời cứu chữa bệnh cho người dân.

Công tác khám chữa bệnh có những bước tiến bộ. Triển khai tốt các chương trình y tế quốc gia, thực hiện khám chữa bệnh miễn phí theo chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và đồng bào dân tộc thiểu số.

Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ngày càng được coi trọng. Tỷlệsuy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 43,7% năm 2001 xuống còn 15,4% năm 2010. Đảm bảo xã hội hoá về y tế, phối hợp các ngành quân dân kết hợp, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, đội ngũ cán bộ được bổ sung, đến nay có 100% xã, thị trấn có trạm y tế và nữ hộ sinh, 100% thôn bản có nhân viên y tế, 2/14 trạm y tếxã, thị trấn có Bác sĩ. Nhân dân ăn, ở, sinh hoạt từng bước đảm bảo hợp vệ sinh; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh được chú trọng, kiểm soát dập tắt kịp thời.

- Văn hóa- thông tin- thể dục thể thao

Hoạt động văn hóa-thông tin có nhiều đổi mới về chất lượng, đời sống văn hóa tinh thần của người được cải thiện, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. VHTT- TDTT- PTTH có chuyển biến tích cực; đời sống văn hoá tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được các địa phương hưởng ứng tích cực, trong 5 năm đã phát động được 100% thôn bản, đơn vị xây dựng làng, đơn vị văn hoá. Các thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tưxây dựng, bản sắc văn hoá các dân tộc được giữgìn và phát huy. Phong trào thể dục thể thao, rèn luyện thân thể được duy trì và phát triển. Phát thanh truyền hình mở rộng diện phủ sóng, có 95% số hộ được xem truyền hình. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hoá, TDTT được quan tâm; tệ mê tín dị đoan, tập tục lạc hậu, văn hoá không lành mạnh được ngăn chặn, đẩy lùi.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)