Khái niệm, đặc điểm và phân loại tranh chấp hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Người đại diện của đương sự trong vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng tín dụng ở Việt Nam (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

1.1. Lý luận về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại tranh chấp hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là thỏa thuận bằng văn bản giữa một bên là tổ chức tín dụng (bên cho vay) với bên kia là cá nhân, tổ chức thỏa mãn điều kiện luật định (bên đi vay), theo đó, bên cho vay cấp cho bên đi vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và trong một thời hạn theo thỏa thuận, hết thời hạn đó bên đi vay phải trả cả gốc và lãi theo thỏa thuận. Hợp đồng tín dụng phản ánh thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và bên vay trong việc xác lập quan hệ cho vay, trong đó có các quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể làm cơ sở cho các bên cùng thực hiện. Hợp đồng tín dụng mang bản chất của quan hệ dân sự, do vậy khi ký kết, các bên tham gia hợp đồng tín dụng cũng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của quan hệ dân sự nhƣ tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận, bình đẳng, thiện chí, trung thực, tự chịu trách nhiệm nhƣng không đƣợc vi phạm điều cấm của luật và trái đạo đức xã hội. Với cách hiểu như trên thì hợp đồng tín dụng bao gồm hai yếu tố: Về phương diện hình thức, sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với khách hàng (bên đi vay) phải được thể hiện bằng văn bản. Về phương diện nội dung, bên cho vay thỏa thuận để bên vay đƣợc sử dụng một số tiền của mình trong thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả, dựa trên sự tín nhiệm.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng. Các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng phổ biến nhất là tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn, lãi của bên vay cho tổ chức tín dụng; tranh chấp về các loại lãi suất, phí, tiền phạt; tranh chấp về xử lý tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng tín dụng. Đây là những vấn đề cơ bản nhất, đóng vai trò nòng cốt trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng của các bên.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng có những đặc điểm sau đây:

15

Thứ nhất: Tranh chấp hợp đồng tín dụng thường có giá trị lớn hoặc rất lớn.

Khi kí kết hợp đồng tín dụng, bên đi vay thường có nhu cầu lớn về vốn mà không thể tự mình xoay xở đƣợc. Nhu cầu đó có thể là để bổ sung vốn kinh doanh đối với tổ chức hoặc vay để phát triển kinh tế đối với cá nhân, hộ gia đình. Do đó, số tiền này không phải là nhỏ và không dễ dàng vay đƣợc từ các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội mà không phải là tổ chức tín dụng

Thứ hai: Tranh chấp hợp đồng tín dụng luôn có sự tham gia của một bên là tổ chức tín dụng và trong phần lớn các tranh chấp hợp đồng tín dụng, tổ chức tín dụng tham gia tố tụng với tƣ cách là nguyên đơn. Trong mối quan hệ hợp đồng tín dụng, các nghĩa vụ chính của bên đi vay thường phát sinh sau thời điểm giải ngân.

Trong khi đó, tại thời điểm hoàn tất việc giải ngân cho khách hàng thì tổ chức tín dụng về cơ bản đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình. Do đó, nếu có tranh chấp xảy ra thì thường là do bên vay vi phạm nghĩa vụ của mình, rất hiếm gặp trường hợp bên đi vay khởi kiện tổ chức tín dụng.

Thứ ba: Đa phần các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng là các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn, lãi của bên vay cho tổ chức tín dụng, về mức lãi suất vay, về vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng. Bởi vì những nghĩa vụ này chính là những nghĩa vụ chủ yếu nhất trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng của các bên và việc thực hiện này có tác động trực tiếp đến quyền lợi của tổ chức tín dụng.

Thứ tư: Tranh chấp hợp đồng tín dụng thường gắn liền với hợp đồng bảo đảm tiền vay thông qua hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

Các tổ chức tín dụng khi tham gia vào hợp đồng tín dụng đều có mục đích lợi nhuận. Để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp bên vay không trả được nợ, thông thường tổ chức tín dụng chỉ đồng ý cho bên đi vay được vay vốn khi họ có cầm cố, thế chấp bằng tài sản hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba. Các biện pháp bảo đảm này đóng vai trò là phương án dự phòng của tổ chức tín dụng khi rủi ro xảy ra. Khi đó,

16

để đảm bảo cho nghĩa vụ đƣợc thanh toán trong hợp đồng tín dụng thì các bên kí kết hợp đồng bảo đảm cho khoản vay.

Phần lớn các tranh chấp hợp đồng tín dụng đều liên quan đến hợp đồng bảo đảm và tài sản bảo đảm, khiến cho tranh chấp hợp đồng tín dụng trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với tranh chấp hợp đồng thông thường, vì nó liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều tài sản bảo đảm khác nhau. Tranh chấp hợp đồng tín dụng luôn luôn gắn liền với tranh chấp hợp đồng bảo đảm, là cơ sở phát sinh tranh chấp về hợp đồng bảo đảm. Thậm chí, trong hầu hết các tranh chấp hợp đồng tín dụng hiện nay, các bên thường tranh cãi về các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo đảm chứ không tranh cãi về các điều khoản cho vay trong hợp đồng tín dụng.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng có thể đƣợc phân loại theo nội dung tranh chấp nhƣ tranh chấp về vi phạm nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi của bên vay, tranh chấp về các loại lãi suất, phí, tiền phạt, tranh chấp về xử lý tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng tín dụng. Tranh chấp về xử lý tài sản bảo đảm là dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng rất phổ biến và phức tạp nhất hiện nay. Đây là trường hợp bên vay đã vi phạm nghĩa vụ hoàn trả nợ, và tổ chức tín dụng khởi kiện đòi nợ đồng thời yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm cho khoản vay.

Theo tính chất của tranh chấp, tranh chấp hợp đồng tín dụng có thể đƣợc chia làm hai loại: tranh chấp dân sự và tranh chấp kinh doanh thương mại.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng thường là tranh chấp kinh doanh thương mại vì nó phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa các bên (tổ chức tín dụng và khách hàng vay) đều có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng thuộc loại tranh chấp kinh doanh thương mại thường có giá trị rất lớn, liên quan đến nhiều tài sản bảo đảm, nhiều chủ thể và phức tạp hơn so với tranh chấp dân sự.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng là tranh chấp dân sự trong trường hợp hợp đồng tín dụng đƣợc ký kết giữa tổ chức tín dụng với các hộ gia đình, cá nhân nhằm mục đích cho vay tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu về sinh hoạt, sản xuất của cá nhân

17

hoặc hộ gia đình, không nhằm mục đích sinh lợi. Trong trường hợp đó, chỉ một bên tổ chức tín dụng có mục tiêu lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Người đại diện của đương sự trong vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng tín dụng ở Việt Nam (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)