Những quy định cụ thể về người đại diện của đương sự trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Người đại diện của đương sự trong vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng tín dụng ở Việt Nam (Trang 49 - 58)

CHƯƠNG 2. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

2.2. Những quy định cụ thể về người đại diện của đương sự trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng

Hiện nay, quy định của pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự đã tương đối đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và các cơ quan, người tiến hành tố tụng thực hiện quá trình tố tụng để giải quyết các vụ việc dân sự nói chung và giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những quy định chung về người đại diện của đương sự trong TTDS, khi Tòa án giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, trên thực tế vẫn còn một số vướng mắc. Từ thực tế đó, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành một số nội dung hướng dẫn liên quan đến người đại diện của đương sự trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng nhƣ Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân; Công văn số 152/TANDTC-PC ngày 19/7/2017 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, xử lý nợ xấu.

Trong các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, các bên đương sự thường sử dụng người đại diện theo ủy quyền để thay mặt mình tham gia tố tụng trước Tòa án, nhất là đối với bên đương sự là tổ chức tín dụng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau mà các đương sự thường lựa chọn hình thức đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng nhƣ việc tham gia tố tụng là một quá trình chặt chẽ, tuân thủ theo quy định của BLTTDS, thời gian có thể kéo dài nên các đương sự không phải lúc nào cũng có đủ thời gian, hiểu rõ quy trình tố tụng để tham gia giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, tranh chấp hợp đồng tín dụng thường có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực

44

pháp luật khác nhau nhƣ dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, nhà ở, tín dụng – ngân hàng…nên các đương sự thường tìm đến người đại diện là người am hiểu pháp luật để có thể thay mặt mình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình một cách tốt nhất trước Tòa án. Vì vậy, việc ủy quyền trở nên thường xuyên, người đại diện theo ủy quyền trở nên phổ biến trong các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng hiện nay.

Điều đó, góp phần thúc đẩy chất lƣợng, số lƣợng giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng ngày càng gia tăng. Bên cạnh những quy định chung của Bộ luật dân sự, BLTTDS về người đại diện, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề ủy quyền tham gia tố tụng tại Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 về hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân.

* Về vấn đề ủy quyền khởi kiện, ủy quyền tham gia tố tụng

Về ủy quyền khởi kiện, tham gia tố tụng đƣợc quy định tại Điều 6 của Nghị quyết. Theo đó, cá nhân, pháp nhân có quyền ủy quyền cho cá nhân khác, pháp nhân khác khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Trường hợp cá nhân ủy quyền cho pháp nhân hoặc cá nhân khác tham gia tố tụng thì cá nhân ủy quyền vẫn phải kí vào đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 189 BLTTDS năm 2015. Nhƣ vậy, đối với trường hợp là cá nhân ủy quyền cho pháp nhân hoặc cá nhân khác tham gia tố tụng, pháp luật hiện hành chưa cho phép người được ủy quyền kí vào đơn khởi kiện. Điều này trên thực tế là chưa phù hợp, bởi vì, khi đương sự là cá nhân sử dụng đến quan hệ đại diện theo ủy quyền là họ đã muốn người đại diện theo ủy quyền thay mặt họ để tham gia tố tụng, trong đó có việc xác định nội dung khởi kiện trong đơn khởi kiện, người đại diện theo ủy quyền nhân danh và vì lợi ích của người đã ủy quyền cho mình tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người ủy quyền, vì vậy, người đại diện theo ủy quyền cần được kí vào đơn khởi kiện. Đối với trường hợp pháp nhân ủy quyền cho pháp nhân hoặc cá

45

nhân khác khởi kiện, theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Nghị quyết số 03/2018/NQ- HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì không nhất thiết pháp nhân ủy quyền phải kí đơn khởi kiện, việc kí đơn khởi kiện này có thể do người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân thực hiện. Quy định này đã giải quyết được vướng mắc hay tranh luận về việc người được ủy quyền tham gia tố tụng có đƣợc ký vào đơn khởi kiện theo quy định của BLTTDS hay không.

Đối với cá nhân, pháp nhân đƣợc ủy quyền có thể ủy quyền lại cho pháp nhân, cá nhân khác tham gia tố tụng nếu đƣợc bên ủy quyền đồng ý bằng văn bản theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 6 Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Quy định này là phù hợp và rất cần thiết trong việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong quá trình giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng như hiện nay. Theo đó, người đại diện của các tổ chức tín dụng thường ủy quyền cho các chi nhánh của tổ chức tín dụng để tham gia tố tụng, người đại diện của chi nhánh được ủy quyền thường ủy quyền lại cho cán bộ, nhân viên thuộc chi nhánh mình hoặc một pháp nhân, cá nhân khác để tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện của tổ chức tín dụng. Trên thực tế, hiện nay các ngân hàng xảy ra tranh chấp về hợp đồng tín dụng rất nhiều và khi tham gia tố tụng trước Tòa án để giải quyết tranh chấp, người đại diện theo pháp luật của ngân hàng thường ủy quyền cho chi nhánh nơi ký kết hợp đồng tín dụng có tranh chấp xảy ra để tham gia tố tụng và người đại diện của chi nhánh được ủy quyền này lại tiếp tục ủy quyền lại cho người khác tham gia tố tụng, thường là ủy quyền cho Phó Giám đốc chi nhánh hoặc cán bộ xử lý nợ xấu là người tham gia tố tụng

Việc ủy quyền khởi kiện và ủy quyền tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bắt buộc các bên phải lập thành văn bản và xác định rõ phạm vi, nội dung ủy quyền theo quy định tại khoản 2, Điều 6 Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

46

* Về kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng

Có thể thấy, hiện nay số lƣợng các hợp đồng tín dụng xảy ra tranh chấp là rất lớn và thường khi có tranh chấp các bên đương sự lựa chọn giải quyết bằng con đường Tòa án. Không phải vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng nào cũng giải quyết đƣợc nhanh chóng, có nhiều vụ án phải trải qua quá trình tố tụng lâu dài nhiều năm, trong thời gian tố tụng dài nhƣ vậy, đôi khi các khoản nợ xấu từ hợp đồng tín dụng này đƣợc mua bán, chuyển giao cho chủ thể là tổ chức, pháp nhân khác. Khi đó những tổ chức, pháp nhân mua khoản nợ xấu này trở thành chủ thể của khoản nợ, tức là bên có quyền đòi tài sản, họ trở thành đương sự là nguyên đơn nếu họ tiếp tục khởi kiện, tham gia tố tụng để thu hồi nợ xấu đã mua từ tổ chức tín dụng. Phổ biến nhất hiện nay là việc các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng thường bán các khoản nợ xấu của mình cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (gọi tắt là VAMC) từ khi công ty này đƣợc thành lập năm 2013.

BLTTDS năm 2015 quy định về kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng tại khoản 4 Điều 74 nhƣ sau “Trường hợp tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự thì tổ chức đó kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng”, quy định này về cơ bản đã tạo cơ sở pháp lý cho việc mua bán, chuyển giao các khoản nợ xấu từ các hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, việc xác định tổ chức mua nợ, đƣợc chuyển giao nợ xấu từ các hợp đồng tín dụng đƣợc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự đến đâu thì BLTTDS chƣa quy định rõ. Xuất phát từ điều này và từ thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn về vấn đề này tại Điều 7 của Nghị quyết số 03/2018/NQ- HĐTP ngày 15/5/2018.

Theo đó, bên mua khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thì kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của bên bán. Trong trường hợp vụ án dân sự đang đƣợc Tòa án thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám

47

đốc thẩm, tái thẩm mà đương sự thực hiện việc mua bán khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, không làm gián đoạn quá trình này, mặc dù chủ thể của quan hệ tranh chấp đã thay đổi nhưng quá trình tố tụng vẫn tiến hành bình thường, bảo đảm giải quyết kịp thời, nhanh chóng vụ án, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đương sự.

Để xác định được tư cách đương sự, việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng đến đâu, toàn bộ hay một phần quyền, nghĩa vụ, Tòa án căn cứ vào hợp đồng mua bán nợ để bổ sung việc xác định tư cách đương sự, người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự. Theo quy định tại Điều 7 của Nghị quyết, có 3 trường hợp để xác định tư cách đương sự, người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng như sau:

+ Bên mua một phần khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu được kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng và xác định tư cách đương sự như bên bán đối với phần khoản nợ đã mua. Tòa án ghi trong các văn bản tố tụng tƣ cách của bên mua là “người kế thừa một phần quyền, nghĩa vụ tố tụng” của bên bán (ghi rõ tên của bên bán nợ);

+ Bên mua toàn bộ khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu được kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ tố tụng và xác định tư cách đương sự thay thế cho bên bán. Tòa án ghi trong các văn bản tố tụng tƣ cách của bên mua là

“người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng” của bên bán (ghi rõ tên của bên bán nợ);

+ Kể từ ngày Tòa án nhận đƣợc các tài liệu, chứng cứ xác định hợp đồng mua bán nợ có hiệu lực, bên mua đã xác lập đƣợc quyền sở hữu đối với tài sản mua theo quy định của pháp luật thì văn bản tố tụng phải ghi bên mua là người kế thừa quyền, nghĩa vụ của bên bán.

* Bên cạnh đó, Công văn số 152/TANDTC-PC ngày 19/7/2017 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, xử lý nợ xấu có hướng dẫn về đại diện tại mục 2 như sau:

48

Về phạm vi đại diện, thực hiện theo quy định tại Điều 141 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó,

+ Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo các căn cứ: Quyết định của Cơ quan có thẩm quyền; điều lệ của pháp nhân; nội dung ủy quyền; quy định khác của pháp luật. Nhƣ vậy, về nguyên tắc, việc xác định phạm vi đại diện trong quan hệ đại diện ở các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng đƣợc dựa trên 4 căn cứ. Trong đó, 2 căn cứ phổ biến nhất là nội dung ủy quyền và điều lệ của pháp nhân. Các tổ chức tín dụng luôn có điều lệ của mình, trong điều lệ thường thể hiện người đại diện theo pháp luật là ai, phạm vi đại diện đến đâu. Đối với phạm vi đại diện đƣợc xác định căn cứ vào nội dung ủy quyền, khi tranh chấp hợp đồng tín dụng xảy ra và các bên khởi kiện để giải quyết tại Tòa án, bên đương sự là tổ chức tín dụng thường xuyên sử dụng người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng. Khi đó, hợp đồng ủy quyền chính là căn cứ xác định được phạm vi đại diện của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức tín dụng.

Một số ít trường hợp việc xác định phạm vi đại diện sẽ căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quy định khác của pháp luật.

+ Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp không xác định được phạm vi đại diện theo 4 căn cứ trên thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người đại diện theo pháp luật là người đại diện đương nhiên, họ là người đại diện cho những người chưa có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Về nguyên tắc, những người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, trường hợp không xác định được phạm vi đại diện này thường xảy ra đối với bên đương sự là cá nhân, còn bên đương sự là pháp nhân

49

hoặc tổ chức tín dụng phạm vi đại diện của người đại diện theo pháp luật rất rõ ràng.

+ Về quyền đại diện: Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Quan hệ đại diện giúp quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng được thuận lợi, nhanh chóng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự tốt hơn.

Vì vậy, cá nhân, pháp nhân có quyền đại diện cùng lúc cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác để tham gia giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, để bảo đảm quan hệ đại diện đƣợc khách quan, vì quyền, lợi ích hợp pháp của chính người được đại diện, người đại diện không được làm người đại diện trong các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng khi họ có quyền, lợi ích hợp pháp đối lập với người được đại diện; không được làm đại diện cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng khi các đương sự này có quyền, lợi ích hợp pháp đối lập nhau.

Về chuyển giao quyền yêu cầu được hướng dẫn tại điểm 4 Công văn như sau: “Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ. Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này (Điều 365 Bộ luật Dân sự năm 2015)”. Trên thực tế, một số tổ chức tín dụng đã bán các khoản nợ của mình cho tổ chức mua bán nợ, khi đó pháp nhận mua nợ này sẽ trở thành người thế quyền và sẽ là bên có quyền yêu cầu. Để bảo đảm việc thu hồi

Một phần của tài liệu Người đại diện của đương sự trong vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng tín dụng ở Việt Nam (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)