CHƯƠNG 2. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
2.1.3. Người đại diện theo ủy quyền
Quan hệ đại diện ngoài đƣợc xác lập theo pháp luật còn đƣợc xác lập theo sự ủy quyền. Theo quy định tại Điều Khoản 4 Điều 85 BLTTDS 2015 “Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự”. Khác với quan hệ đại diện theo pháp luật, trong quan hệ đại diện theo ủy quyền, cả hai bên đều phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Hiện nay, quan hệ đại diện theo ủy quyền trong TTDS ngày càng đa dạng, phong phú do nhu cầu của đương sự, không muốn tham gia hoặc muốn người am hiểu quy định pháp luật và trình tự, thủ tục tố tụng để tham gia tố tụng trước Tòa án. Quan hệ đại diện theo ủy quyền là một giải pháp quan trọng để các bên có thể lựa chọn khi tham gia tố tụng, đặc biệt là các pháp nhân hiện nay khi tham gia rất nhiều quan hệ pháp luật về nội dung, nếu xảy ra tranh chấp thì họ có thể ủy quyền cho người
32
khác thay mặt mình tham gia giải quyết tranh chấp.
* Người ủy quyền trong tố tụng dân sự
Đương sự là cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác tham gia TTDS. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, tham gia các quan hệ pháp luật TTDS giải quyết các vụ việc dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân.
Người ủy quyền trong TTDS phải có năng lực hành vi dân sự. Người ủy quyền trong TTDS là đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự.
Đương sự, người đại diện theo pháp luật của đương sự vì một lý do nào đó không muốn tham gia TTDS hoặc muốn một người am hiểu pháp luật tham gia TTDS thay mình sẽ ủy quyền cho người đó thay mặt mình tham gia TTDS, thực hiện các quyền, nghĩa vụ TTDS thay mình.
- Đối với đương sự là cá nhân: cá nhân nếu có năng lực hành vi dân sự (từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự) có thể ủy quyền cho người khác tham gia TTDS thay mình. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc thực hiện một số giao dịch mà không cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật khi xảy ra mâu thuẫn phải giải quyết tại Tòa án thì họ có quyền tự tham gia TTDS, Tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ nhưng họ cũng có thể ủy quyền cho người khác thay mình tham gia TTDS trong các tranh chấp liên quan đến hợp đồng lao động, giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình.
Trong trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì do họ không thể tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ TTDS do pháp luật quy định nên cũng không thể làm văn bản ủy quyền cho người khác tham gia TTDS, vì thế, người đại diện theo pháp luật của đương sự
33
nếu không thể hoặc không muốn tham gia TTDS thì cũng có thể ủy quyền cho người khác tham gia TTDS để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Đối với đương sự là các cá nhân là thành viên của tổ hợp tác, hộ gia đình, tổ chức không có tƣ cách pháp nhân:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Bộ luật dân sự 2015, khi hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có tƣ cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự... Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện. Điều này có nghĩa là tổ hợp tác, hộ gia đình, tổ chức không có tƣ cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự với tư cách cá nhân hoặc người đại diện theo uỷ quyền. Đây là điểm mới mà Bộ luật dân sự năm 2015 quy định so với Bộ luật dân sự năm 2005. Một mặt, vẫn thừa nhận hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân là những thực thể pháp lý đang tồn tại trong đời sống xã hội, tham gia vào nhiều quan hệ pháp luật dân sự như quan hệ sử dụng đất, điện, nước… phù hợp với các điều kiện đặc thù về kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình và lịch sử của Nhà nước ta.
Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận của Bộ luật dân sự năm 2015 là đƣa ra quy định việc tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có tƣ cách pháp nhân vào quan hệ dân sự là thông qua cá nhân đại diện. Điểm mới này của Bộ luật dân sự năm 2015 đã giải quyết được những vướng mắc, bất cập kéo dài trong nhiều năm qua liên quan đến việc tham gia các quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án và cơ quan nhà nước khác. Do đó, nếu có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có tư cách pháp nhân có thể tự tham gia TTDS hoặc ủy quyền cho một người đại diện
34
tham gia TTDS tại Tòa án. Điều này sẽ mâu thuẫn với quy định tại khoản 7 Điều 69 BLTTDS năm 2015 khi vẫn quy định đương sự là cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Quy định này đúng đối với trường hợp đương sự là pháp nhân. Khi đó việc tham gia tố tụng của pháp nhân thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền. Còn đối với tổ hợp tác, hộ gia đình, tổ chức không có tƣ cách pháp nhân thì việc tham gia tố tụng tại Toà án thông qua các cá nhân là thành viên của tổ hợp tác, hộ gia đình, tổ chức không có tƣ cách pháp nhân hoặc người đại diện theo uỷ quyền. Dó đó, để phù hợp giữa Bộ luật dân sự năm 2015 và BLTTDS 2015 thì quy định tại khoản 7 Điều 69 cần sửa đổi lại.
- Đối với đương sự là pháp nhân thì người đại diện theo pháp luật của pháp nhân sẽ ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ TTDS thay mặt pháp nhân.
* Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự
* Đối với người đại diện theo ủy quyền là cá nhân: để thực hiện được công việc ủy quyền là tham gia TTDS tại Tòa án, người đại diện theo ủy quyền là cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 69 BLTTDS 2015, người đại diện theo ủy quyền là người từ đủ mười tám tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Họ không thuộc các trường hợp không được làm người đại diện theo ủy quyền quy định tại Điều 87 BLTTDS 2015.
* Đối với người đại diện theo ủy quyền là pháp nhân: họ có nghĩa vụ tham gia TTDS tại Tòa án nhân danh người được đại diện trong phạm vi ủy quyền, được xác định nhƣ sau:
+ Đối với pháp nhân đƣợc ủy quyền là công ty trách nhiệm hữu hạn (ví dụ, công ty luật trách nhiệm hữu hạn): Theo quy định tại Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2014, nếu công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật thì người đại diện theo pháp luật sẽ thay mặt pháp nhân thực hiện việc tham gia
35
TTDS tại Tòa án nhân danh người được đại diện trong phạm vi ủy quyền. Như vậy có thể hiểu rằng người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ thực hiện việc ký hợp đồng ủy quyền tham gia TTDS sẽ thay mặt công ty trách nhiệm hữu hạn để thực hiện quyền và nghĩa vụ TTDS của người được đại diện trong phạm vi ủy quyền.
Nếu pháp nhân là công ty trách nhiệm hữu hạn có nhiều người đại diện theo pháp luật thì căn cứ vào điều lệ của công ty, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để xác định người đại diện theo pháp luật nào sẽ nhân danh công ty thực hiện việc đại diện theo ủy quyền trong TTDS. Người đại diện theo pháp luật đã được quy định trong điều lệ của công ty sẽ thực hiện việc ký hợp đồng ủy quyền tham gia TTDS, sẽ thay mặt công ty trách nhiệm hữu hạn để thực hiện quyền và nghĩa vụ TTDS của người được đại diện trong phạm vi ủy quyền.
+ Đối với pháp nhân đƣợc ủy quyền là công ty hợp danh theo quy định tại Điều 176 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì các thành viên hợp danh đều có quyền nhân danh công ty thực hiện việc đại diện theo ủy quyền trong TTDS. Có thể hiểu rằng các thành viên hợp danh đều có quyền ký hợp đồng ủy quyền tham gia TTDS nhân danh công ty và thay mặt công ty thực hiện đại diện ủy quyền tham gia TTDS trong phạm vi ủy quyền.
+ Đối với pháp nhân được ủy quyền tham gia TTDS là cơ quan thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan sẽ thực hiện việc đại diện theo ủy quyền trong TTDS trong phạm vi ủy quyền.
Vậy, trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân vì lý do nào đó không thể nhân danh pháp nhân thực hiện việc đại diện theo ủy quyền trong TTDS thì pháp nhân giải quyết thế nào?
Về vấn đề này có nhiều cách hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền lại cho người khác nhưng phải có sự đồng ý của người được ủy quyền. Cách hiểu thứ hai, việc người đại diện theo
36
pháp luật của pháp nhân ủy quyền lại hay giao cho một người khác thực hiện là công việc nội bộ của pháp nhân, không cần có sự đồng ý của người được đại diện.
Theo quy định tại Điều 13 của Luật doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Nếu hết thời hạn ủy quyền hoặc không có ủy quyền thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty. Như vậy, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cũng chỉ là nhân danh pháp nhân để thực hiện việc đại diện theo ủy quyền nên nếu người đại diện theo pháp luật của pháp nhân không tham gia tố tụng dân sự đƣợc thì pháp nhân phải có trách nhiệm thực hiện việc đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc các thành viên khác của pháp nhân. Tuy nhiên, ủy quyền này là ủy quyền trong nội bộ của pháp nhân để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của pháp nhân nên không nhất thiết việc ủy quyền này phải có sự đồng ý của người được đại diện [20,tr.43]. Tuy nhiên, nếu người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền cho người khác (không phải là ủy quyền trong nội bộ pháp nhân để thực hiện công việc của pháp nhân) thì đương nhiên việc ủy quyền lại này phải đáp ứng các điều kiện về ủy quyền lại theo quy định tại Điều 564 BLDS năm 2015. Theo đó, bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp: có sự đồng ý của bên ủy quyền; do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì
37
mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện đƣợc. Việc ủy quyền lại không đƣợc vƣợt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
Tuy nhiên, pháp luật TTDS quy định chƣa rõ ràng về một số chủ thể có đƣợc làm người đại diện theo uỷ quyền không?
Thứ nhất, cơ quan thi hành án dân sự hoặc chấp hành viên có thể là người đại diện theo uỷ quyền đƣợc không?
Điều 87 BLTTDS 2015 không có quy định hạn chế đối với các chủ thể này tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo uỷ quyền. Tuy nhiên, cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan trực tiếp nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, trọng tài thương mại; chấp hành viên là người trực tiếp tổ chức và thi hành các bản án, quyết định dân sự. Do đó, Tòa án và cơ quan thi hành án luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu cơ quan thi hành án, chấp hành viên hoặc cán bộ trong cơ quan thi hành án đồng thời là người đại diện theo ủy quyền trong vụ án sẽ là bất hợp lý và không có tính khách quan trong giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy, cơ quan thi hành án, chấp hành viên hay cán bộ trong cơ quan thi hành án không nên là người đại diện theo ủy quyền trong TTDS.
Thứ hai, người giám định, người phiên dịch, người làm chứng trong vụ án có thể là người đại diện theo uỷ quyền trong TTDS không?
Đối với các chủ thể này cũng không thể là người đại diện theo ủy quyền vì họ không có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án nhƣng lại biết rõ về một phần hoặc toàn bộ tình tiết vụ án hoặc có trình độ chuyên môn đối với các vấn đề liên quan đến vụ án. Như vậy họ đồng thời là người đại diện theo ủy quyền thì tính khách quan của vụ án sẽ không còn, không đảm bảo việc giải quyết vụ án đúng pháp luật.
Giống như trên thì trường hợp thẩm phán, hội thẩm nhân dân được phân công giải quyết vụ án cũng không được là người đại diện theo ủy quyền trong vụ
38
án, kể cả người thân thích của thẩm phán, hội thẩm nhân dân được phân công giải quyết vụ án cũng không được là người đại diện theo ủy quyền trong vụ án.
Tuy nhiên, tất cả những vấn đề này pháp luật TTDS cần có quy định rõ ràng, cụ thể để Toà án áp dụng thống nhất.
* Phạm vi ủy quyền
Theo quy định tại khoản 2 Điều 86 BLTTDS 2015 thì “Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền”. Nhƣ vậy, phạm vi ủy quyền là giới hạn quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền sẽ căn cứ vào sự xác lập giữa các bên trong quan hệ đại diện theo ủy quyền, đó có thể là toàn bộ hay một phần quyền, nghĩa vụ tố tụng của người ủy quyền. Pháp luật quy định người đại diện theo ủy quyền đƣợc tham gia thực hiện một phần hay toàn bộ quyền, nghĩa vụ tố tụng của người ủy quyền là do sự thỏa thuận của các bên, việc quy định như vậy là xuất phát từ quyền tự định đoạt của đương sự. Đương sự có thể ủy quyền cho người đại diện một phần hoặc toàn bộ các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình. Tuy nhiên, do tính chất, yêu cầu của việc giải quyết vụ việc dân sự sau khi ủy quyền cho người đại diện thì đương sự vẫn có quyền tham gia tố tụng để bổ sung cho hoạt động của người đại diện. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể triệu tập đương sự cùng tham gia tố tụng với người đại diện của họ.
Người đại diện theo ủy quyền trong TTDS được coi là thực hiện công việc ủy quyền hợp pháp khi thực hiện các công việc trong giới hạn quyền, nghĩa vụ tố tụng mà hai bên đã thỏa thuận. Trong trường hợp người đại diện theo ủy quyền vƣợt quá phạm vi ủy quyền đƣợc quy định tại Điều 146 Bộ luật dân sự năm 2015
“Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch