CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
1.3. Khái niệm và đặc điểm người đại diện của đương sự trong vụ án dân sự về
1.3.1 Khái niệm người đại diện của đương sự trong vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng tín dụng
Trong tố tụng dân sự, đương sự thường tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự. Tuy nhiên, đối với các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, đương sự thường xuyên sử dụng người đại diện để tham gia tố tụng trước Tòa án, đặc biệt là bên đương sự là tổ chức tín dụng. Điều này, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ tính chất phức tạp trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thời gian tố tụng có thể kéo dài, các bên đương sự muốn người am hiểu quy định pháp luật, am hiểu quy trình tố tụng tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất hoặc đơn giản là bên đương sự là tổ chức tín dụng cùng một lúc phải giải quyết tranh chấp nhiều hợp đồng tín dụng….Vì vậy, việc sử dụng người đại diện thay mặt cho đương sự tham gia tố tụng để giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng có nhiều ưu điểm và thuận lợi cho đương sự và cả cơ quan tiến hành tố tụng.
20
Trên cơ sở khái niệm về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự và khái niệm tranh chấp hợp đồng tín dụng, có thể hiểu người đại diện của đương sự trong vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng tín dụng là người thay mặt nguyên đơn, bị đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng trước Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong việc giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng đã kí kết.
1.3.2 Đặc điểm người đại diện của đương sự trong vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng tín dụng
Người đại diện của đương sự trong vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng tín dụng mang những đặc điểm chung của người đại diện trong tố tụng dân sự như họ là người nhân danh đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự; quyền và nghĩa vụ của người đại diện của đương sự phụ thuộc vào nội dung quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự; mục đích tham gia tố tụng dân sự của người đại diện của đương sự là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, vì lợi ích của đương sự; người đại diện của đương sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân có đủ năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS và không thuộc những trường hợp pháp luật cấm không được làm người đại diện trong TTDS. Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất và đặc điểm của tranh chấp hợp đồng tín dụng, đương sự trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, người đại diện của đương sự trong vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng tín dụng có những đặc điểm riêng nhƣ sau:
1.3.2.1 Người đại diện của đương sự trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng thường là người đại diện theo ủy quyền
Cơ sở để người đại diện theo ủy quyền của đương sự tham gia tố tụng trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng là theo sự ủy quyền của đương sự.
Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong vụ án tranh chấp hợp đồng
21
tín dụng tham gia tố tụng và có các quyền, nghĩa vụ tố tụng theo nội dung ủy quyền của đương sự, đó có thể là toàn bộ hoặc một phần quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự mà họ đại diện.
Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng thường là người được tổ chức tín dụng ủy quyền tham gia tố tụng. Bởi vì, trên thực tế các tổ chức tín dụng chỉ có một hoặc một vài người đại diện theo pháp luật mà các tranh chấp hợp đồng tín dụng xảy ra rất nhiều trên thực tế, các tổ chức tín dụng không thể và không đủ khả năng cùng một lúc cử người đại diện theo pháp luật để tham gia tố tụng trong nhiều vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng đang đƣợc giải quyết tại Tòa án. Cũng không ít trường hợp đương sự là bên vay vốn (bị đơn) hoặc bên thế chấp tài sản (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng.
1.3.2.2 Trong một số trường hợp khi tổ chức tín dụng bán nợ, tổ chức tín dụng chuyển vai trò từ đương sự thành người đại diện theo ủy quyền của đương sự
Qua thực tiễn hiện nay, trong các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, một số trường hợp khi tổ chức tín dụng bán nợ cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (gọi tắt là VAMC) và VAMC thường ủy quyền lại cho chính tổ chức tín dụng đó tham gia tố tụng, trong trường hợp này, tổ chức tín dụng sẽ tham gia tố tụng với vai trò người đại diện theo ủy quyền, mặc dù trước đó, chính tổ chức tín dụng này là chủ thể của hợp đồng tín dụng đƣợc ký kết có xảy ra tranh chấp. Năm 2013, VAMC đƣợc thành lập và đi vào hoạt động, từ đó đến nay đã thực hiện việc mua lại các khoản nợ xấu hàng chục nghìn tỷ đồng từ các tổ chức tín dụng. Khi tổ chức tín dụng bán khoản nợ từ hoạt động tín dụng của mình cho VAMC, đồng nghĩa với việc chuyển giao đầy đủ quyền và nghĩa vụ cho VAMC, trong đó có cả quyền, nghĩa vụ tố tụng, tức là khi tham gia tố tụng thì VAMC mới là đương sự, thường là nguyên đơn của vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, VAMC chỉ có một hoặc một số người đại diện theo pháp luật mà các vụ việc VAMC phải tham gia tố
22
tụng, thường tham gia với tư cách nguyên đơn khởi kiện để thu hồi khoản nợ đã mua từ tổ chức tín dụng là rất lớn, vì vậy người đại diện theo pháp luật của VAMC không thể tự mình tham gia đƣợc hết tất cả các vụ án theo quy trình tố tụng, họ thường ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác thay mặt mình tham gia tố tụng và thường là ủy quyền cho chính tổ chức tín dụng đã bán khoản nợ cho mình trước đó để tham gia tố tụng, thay mặt mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng theo quy định. Bởi vì, chính tổ chức tín dụng đã bán khoản nợ là bên hiểu hơn ai hết nội dung và diễn biến quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng mà trước đó họ là bên cho vay. Sau khi đã bán khoản nợ cho VAMC thì các tổ chức tín dụng này sẽ đƣợc chính VAMC ủy quyền bằng hợp đồng ủy quyền để là người đại diện cho VAMC tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Người đại diện của đương sự là người thay mặt đương sự tham gia tố tụng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Hiện nay, các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng diễn ra ngày càng phổ biến và thường xuyên, tìm hiểu đƣợc khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng và tranh chấp hợp đồng tín dụng là cơ sở quan trọng để tìm hiểu về nội dung của đề tài. Thông qua việc tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về người đại diện của đương sự trong TTDS và hợp đồng tín dụng, tranh chấp hợp đồng tín dụng, tác giả đã tìm hiểu về đặc điểm đương sự trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng và đặc điểm người đại diện của đương sự trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng. Từ sự tham gia tố tụng của người đại diện góp phần nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, thuận lợi hơn cho hoạt động tố tụng, đặc biệt đối với các vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng tín dụng nhƣ hiện nay.
23