Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5. Thực trạng về năng lực giải bài toán hóa học của học sinh lớp 12 THPT
1.5.3. Kết quả điều tra
- Về NLGBTHH của HS lớp 12 hiện nay, hầu hết GV cho rằng năng lực giải của HS đang ở mức độ trung bình (65,9%) và yếu (23,4%). Qua bài kiểm tra khảo sát, có đến 61,3 % HS có điểm <5,0; số em đạt điểm 10 rất ít (chỉ chiếm 1,3%). Phần lớn GV cho rằng tốc độ giải bài toán của HS hiện nay còn chậm.
- Việc rèn luyện NLGBTHH cho các đối tượng HS, GV có ý kiến như sau:
Bảng 1.1. Ý kiến của GV về việc rèn luyện NLGBTHH Số
TT
Đối tượng HS Mức độ rèn luyện
1 2 3 4 5
1 HS giỏi 4
8,51%
16 34,04%
27 57,45%
2 HS khá 2
4,26%
8 17,03%
15 31,91%
22 46,8%
3 HS trung bình 13
27,66%
20 42,55%
8 17,02%
6 12,77%
4 HS yếu 7
14,89%
23 48,94%
8 17,02%
7 14,89%
2 4,31%
Các đối tượng HS giỏi và khá được GV chú ý rèn luyện ở mức độ cao hơn nhiều so với các đối tượng HS trung bình và yếu.
- HS thường gặp những khó khăn sau đây khi giải BTHH:
+ Không biết bắt đầu việc giải bài toán từ đâu. Điều này có nghĩa là HS không nắm được các bước giải chung của một BTHH.
+ Không nhận diện được dạng toán, làm cho HS giải chậm.
+ Kĩ năng phân tích đề còn yếu. HS chưa mã hóa được các thông tin mà đề bài che dấu, không thấy được dấu hiệu bản chất để chọn phương pháp giải phù hợp.
+ Không nắm vững lý thuyết, chẳng hạn các định luật, quy luật, khả năng phản ứng, hiện tượng…
+ Xử lý dữ liệu còn chậm. Chuyển dữ liệu dạng thô sang dạng cơ bản chưa nhạy bén.
+ Kĩ năng tính toán còn chậm.
+ Xử lý dữ liệu chưa nhạy bén.
+ Chưa biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đã học.
- Để giải bài toán hóa học, GV đánh giá mức độ cần thiết của những kiến thức và kĩ năng như sau:
Bảng 1.2. Ý kiến của GV về những kiến thức và kĩ năng cần có để giải BTHH Số
TT
Kiến thức và kĩ năng Mức độ cần thiết
1 2 3 4 5
1 Kiến thức về các khái niệm, định luật, quy tắc, các quá trình hóa học, tính chất lý hóa học của các chất
0 0%
1 2,1%
4 8,5%
7 14,9%
42 74,5%
2 Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học
1 2,1%
1 2,1%
12 25,5%
17 36,2%
15 34,1%
3 Kĩ năng viết và cân bằng phương trình phản ứng
0 0%
0 0%
9 19,1%
18 38,3%
20 42,6%
4 Kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề
0 0%
0 0%
7 14,9%
17 36,2%
23 48,9%
5 Kĩ năng phân tích đề và xây dựng sơ đồ giải
0 0%
0 0%
8 17,0%
23 48,9%
16 34,1%
6 Kĩ năng tính toán và giải các dạng bài toán hóa học
0 0%
0 0%
8 17,0%
18 38,3%
21 54,7%
7 Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt, sáng tạo
0 0%
0 0%
5 10,6%
23 48,9%
19 40,5%
8 Ý kiến khác………...
- Về các biện pháp nâng cao NLGBTHH cho HS, ý kiến của GV như sau:
Bảng 1.3. Ý kiến của GV về các biện pháp nâng cao năng lực giải BTHH Số
TT
Biện pháp Mức độ hiệu quả
1 2 3 4 5
1 Giúp HS xây dựng các công thức tính toán liên quan đến các chất trong phản ứng từ PTHH
0 0%
0 0%
8 17,0%
22 46,8%
17 36,2%
2 Giúp HS nắm vững các phương pháp giải toán thông dụng
0 0%
0 0%
3 8,5%
20 42,6%
24 48,9%
3 Giúp HS nhận diện và nắm vững phương pháp giải các dạng toán thường gặp
0 0%
0 0%
5 10,6%
15 31,9%
27 57,5%
4 Rèn luyện các kĩ năng giải bài toán hóa học cơ bản
0 0%
0 0%
4 8,5%
19 40,4%
24 51,1%
5 Rèn luyện năng lực tư duy 0 0%
0 0%
3 6,4%
21 44,7%
23 48,9%
6 Rèn luyện kỹ thuật giải nhanh bài toán hóa học trắc nghiệm
0 0%
0 0%
4 8,5%
25 53,2%
18 38,3%
7 Tăng thời gian luyện tập 0 0%
0 0%
3 6,4%
16 34,0%
28 59,6%
8 Tăng cường việc kiểm tra, đánh giá
0 0%
0 0%
1 2,1%
21 44,7%
25 53,2%
9 Ý kiến khác………..
Từ kết quả khảo sát, chúng tôi rút ra những nhận xét như sau:
Thứ nhất, NLGBTHH của HS lớp 12 chỉ mới ở mức trung bình. Mức độ quan tâm rèn luyện NLGBTHH của GV chưa cao, đặc biệt với đối tượng HS trung bình và yếu. Mặc dù vậy, hầu hết GV đều thấy việc rèn luyện NLGBTHH cho HS lớp 12 là hết sức cần thiết.
Thứ hai, HS khi giải bài toán còn gặp rất nhiều khó khăn về kiến thức và các kĩ năng giải BTHH. Đặc biệt khi gặp các bài toán biến dạng, tổng hợp, HS không biết vận dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt, sáng tạo.
Thứ ba,để nâng cao NLGBTHH, trong suốt quá trình dạy học, GV cần cung cấp cho HS đẩy đủ kiến thức về các khái niệm, định luật, tính chất lý hóa học; hướng dẫn HS xây dựng các công thức tính toán liên quan đến các chất trong phản ứng từ PTHH;
giúp HS nhận diện và nắm vững phương pháp giải từng dạng toán thường gặp. GV cần tăng cường rèn luyện cho HS các kĩ năng cơ bản để giải BTHH nói chung và BTHH trắc nghiệm nói riêng. Đặc biệt, GV cần chú trọng rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy nhằm phát huy tính linh hoạt, sáng tạo của HS khi giải quyết một tình huống mới.
Thứ tư, để kiến thức thực sự là nguyên liệu của tư duy, kĩ năng thật sự mềm dẻo, linh hoạt, GV cần tăng thời gian luyện tập và kiểm tra đánh giá. Từ đó GV nắm được NLGBTHH của HS và điều chỉnh kịp thời PPDH, kĩ thuật dạy học cho phù hợp.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, bao gồm các nội dung chính như sau:
1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. Chúng tôi đã tìm hiểu các tài liệu, các luận án, luận văn có hướng nghiên cứu với đề tài.
2. Bài toán hóa học. Chúng tôi đã đề cập đến khái niệm, ý nghĩa, tác dụng của BTHH, quá trình giải BTHH. Chúng tôi tìm hiểu xu hướng của BTHH hiện nay, nghiên cứu cách vận dụng phương pháp grap và algorit vào BTHH.
3. Tổng quan về bài toán hóa học lớp 12. Phần này chúng tôi đã trình bày đặc điểm bài toán hóa học 12, các dạng toán thường gặp và những phương pháp giải toán hóa học thông dụng ở lớp 12.
4. Năng lực giải bài toán hóa học. Chúng tôi đã tìm hiểu khái niệm về năng lực, mối quan hệ giưa năng lực, kiến thức và kĩ năng, con đường hình thành NLGBTHH cho HS.
5. Tìm hiểu thực trạng về NLGBTHH của HS lớp 12 THPT, từ đó rút ra những nhận xét quan trọng.
Tất cả các vấn đề trên là nền tảng cơ sở cho phép chúng tôi nêu lên sự cần thiết phải thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lớp 12 THPT.
Chương 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢI BÀI TOÁN HÓA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT
2.1. Những định hướng khi xây dựng các biện pháp nâng cao năng lực giải bài toán hóa học cho học sinh lớp 12
Mục tiêu của việc xây dựng các biện pháp nâng cao năng lực giải BTHH cho HS lớp 12 là không những giúp HS giải được và giải nhanh các BTHH mà còn phát triển vững bền các năng lực cần thiết để giúp họ có khả năng thích ứng và sáng tạo trước những thách thức mới của khoa học, công nghệ hay những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống. Để những biện pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, áp dụng hiệu quả vào quá trình dạy học, khi xây dựng cần chú ý đến các nguyên tắc và quy luật chung của việc dạy học, nhiệm vụ và đặc điểm của dạy học hóa học, đặc điểm của việc giải BTHH cũng như cấu trúc của NLGBTHH.