Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Một số biện pháp nâng cao năng lực giải bài toán hóa học cho học
2.2.6. Rèn luyện kĩ năng phân tích và tóm tắt đề
Mỗi bài toán đều là một hệ thông tin xác định bao gồm hai tập hợp gắn bó chặt chẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau: Những điều kiện, là tập hợp những dữ kiện xuất phát (đây là cái cho); những yêu cầu, là cái đích mà chủ thể (người giải) phải
+4 +7 +6 +2
x 5 x 2
hướng tới (đây là cái phải tìm). Để giải bài toán cần phải tìm cách khắc phục sự không phù hợp hoặc mâu thuẫn giữa các điều kiện và các yêu cầu của bài toán. Tuy nhiên mối quan hệ giữa chúng đôi khi không dễ dàng nhìn thấy. Vì vậy phân tích và tóm tắt đề bài trước khi giải một bài toán hóa học là việc cần làm.
Tóm tắt đề bài là ghi lại nội dung bài toán một cách ngắn gọn nhất nhưng đầy đủ cái đã cho và cái cần tìm của bài toán, nhìn vào tóm tắt ta có thể thuật lại bài toán.
Tóm tắt đề bài giúp ta lược bỏ được những cái không bản chất để tập trung vào bản chất của bài toán, từ đó thấy rõ mối quan hệ giữa các yếu tố cho và cần tìm. Dựa vào tóm tắt đề bài, HS có thể nhận diện được dạng toán và nhanh chóng đưa ra hướng giải bài toán.
Để tóm tắt đề bài của một bài toán hóa học thật rõ ràng và cô đọng nhất, cần: sử dụng sơ đồ, ngôn ngữ, kí hiệu đơn giản nhất để diễn tả một cách trực quan các điều kiện của bài toán; phân tích đề bài để tìm hiểu nội dung bài toán, gạt bỏ những cái không bản chất, thứ yếu để hướng sự suy nghĩ của học sinh vào những điểm chính của đề toán. Để làm được điều này, GV cần rèn luyện cho HS thực hiện được các yêu cầu sau đây:
- Đọc kì đề bài toán, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng, xử lý các số liệu thô thành dạng cơ bản (chuyển đổi các số liệu thành số mol nếu có thể). Tóm tắt sơ bộ đề bài (tóm tắt thô).
- Định hướng phản ứng: Xác định chất nào tham gia phản ứng, chất nào không phản ứng; sản phẩm nào được tạo thành, trạng thái tồn tại của sản phẩm (kết tủa, khí,
…); mức độ phản ứng của các chất; phản ứng hoàn toàn hay không hoàn toàn, để từ đó dự đoán thành phần dung dịch, rắn, khí có thể thu được. Dựa vào định hướng phản ứng này mà ta có thể viết phương trình phản ứng hoặc sơ đồ phản ứng. Đây cũng là bước quan trọng giúp ta thấy được mối quan hệ giữa các chất trong phản ứng, nhờ đó đưa ra các công thức tính toán cần thiết.
- Hiểu các thuật ngữ, diễn giải lại các dữ kiện, yêu cầu một cách cụ thể hơn, dễ hiểu hơn. Dữ kiện được làm rõ sẽ giúp HS chỉ ra được dấu hiệu của các phương pháp giải toán.
- Bổ sung các thông tin có được nhờ phân tích đề bài vào tóm tắt thô ta được tóm tắt lại đề bài cụ thể hơn, rõ ràng hơn.
Thí dụ: (Đề thi TSĐH khối B – 2013)
Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion NH4+). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong X là
A. 28,66%. B. 28,89%. C. 30,08%. D. 27,09%.
Phân tích và tóm tắt đề bài:
Để hướng dẫn HS phân tích và tóm tắt đề bài toán, GV thực hiện công việc như sau:
- Cho HS đọc kĩ đề bài, chuyển đổi số liệu thành số mol rồi tóm tắt sơ bộ đề bài bằng sơ đồ.
02 , 64 0
28 ,
1 =
Cu =
n (mol); 0,12
63 . 100
60 . 6 , 12
3 = =
nHNO (mol); nKOH =0,105(mol).
Cu dd X
- Gợi ý HS định hướng phản ứng, phân tích thành phần các chất thu được bằng hệ thống câu hỏi sau đây:
+ Cu tác dụng với HNO3 cho sản phẩm là gì?
+ Sản phẩm khử là khí nào? NO, hay NO2 hay hỗn hợp cả hai khí đó?
+ Thành phần dung dịch X gồm những chất nào? Ngoài Cu(NO3)2, có HNO3 dư không?
+ KOH tác dụng được với chất nào trong Y? Kết tủa nào được tạo thành?
Dung dịch Y gồm có chất nào? KOH có dư hay không?
+ Cô cạn Y sẽ được chất rắn nào?
+ Nung chất rắn đến khối lượng không đổi có nghĩa là gì? Chất nào bị nhiệt phân hủy? Tạo sản phẩm là gì?
+ Chất rắn cuối cùng là những chất nào?
+ HNO3 0,12 mol 0,02 mol
+ KOH
0,105 mol cô cạn t0
dd Y
↓
rắn Z chất rắn 8,78 (g)
Sau khi trả lời các câu hỏi, bổ sung vào sơ đồ tóm tắt sơ bộ trên ta sẽ được sơ đồ tóm tắt đề bài rõ ràng hơn. Chú ý: chất nào sau phản ứng chưa xác định được, có thể có thì viết vào sơ đồ và kèm theo dấu chấm hỏi. Nếu sau khi phân tích làm rõ chất đó tồn tại thì có thể xóa dấu chấm hỏi đó.
Cu dd X
Tính C %Cu(NO3)2?
Dựa vào tóm tắt đề bài trên, bằng cách so sánh các số liệu ta dễ dàng xác định được các chất (có dấu chấm hỏi kèm theo) có hay không có trước khi chuyển qua giai đoạn xây dựng quá trình luận giải.